Ngày nay, hình thức kinh doanh trực tuyến nói chung và Website bán hàng nói riêng ngày càng phổ biến, được nhiều doanh nghiệp ứng dụng để nâng cao danh tiếng và tăng trưởng doanh thu. Để thành công trong việc kinh doanh theo hình thức mới này, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng về Website bán hàng là gì cũng như những chức năng cần có của một Website bán hàng chuyên nghiệp.
Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về Website bán hàng là gì, vì sao chúng ta cần xây dựng Website bán hàng cũng như các chức năng cần có của một Website bán hàng là gì nhé!
Mục lục
Website bán hàng là gì?
Website bán hàng chính là một địa điểm trực tuyến, nơi mà người bán có thể dễ dàng đăng tải, giới thiệu và bán các sản phẩm – dịch vụ của mình. Song song đó, Website bán hàng cũng cho phép người mua xem xét, tìm hiểu và trực tiếp lên đơn mua hàng ngay trên trang một cách nhanh chóng. Ngày nay, một Website bán hàng của doanh nghiệp có thể kinh doanh đa dạng loại mặt hàng từ nhiều nhà sản xuất hay đơn vị phân phối khác nhau. Những loại hàng hóa này sẽ được phân chia, sắp xếp thành các gian hàng trực tuyến khác nhau trên trang.
Trong những năm gần đây, hình thức Website bán hàng đang được cả người bán lẫn người mua vô cùng ưa chuộng, đôi khi còn được ưu tiên lựa chọn hơn cả các loại cửa hàng vật lý truyền thống. Website bán hàng hầu như không bị giới hạn về vị trí địa lý hay thời gian mở cửa kinh doanh, dù là bất cứ thời điểm nào trong ngày, khách hàng đều có thể truy cập mua hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không phải tốn quá nhiều chi phí thuê đội ngũ nhân viên bán hàng và duy trì mặt bằng.
Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng Website bán hàng chuyên nghiệp
Sau khi hiểu rõ Website bán hàng là gì, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu lý do doanh nghiệp cần xây dựng một cách chỉn chu và chuyên nghiệp Website bán hàng là gì nhé!
Website bán hàng là kênh chính thức giới thiệu sản phẩm
Doanh nghiệp cần xây dựng một Website bán hàng chuyên nghiệp bởi đây chính là kênh chính thức giới thiệu sản phẩm – dịch vụ của mình. Tất cả hàng hóa của chúng ta đều sẽ được truyền thông, giới thiệu một cách chi tiết và cụ thể nhất đến với các khách hàng thông qua đầy đủ nội dung và hình ảnh rõ ràng. Nếu biết cách biên tập, giới thiệu sản phẩm – dịch vụ một cách trực quan, hấp dẫn, sinh động, khách hàng của doanh nghiệp sẽ thực sự bị thuyết phục với nội dung trên Website bán hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được hình ảnh ấn tượng và tốt đẹp trong mắt khách hàng, góp phần tăng trưởng doanh số và doanh thu bán hàng vượt bậc.
Tận dụng hiệu quả các nguồn Traffic khác nhau
Nếu doanh nghiệp sở hữu một Website bán hàng riêng, chúng ta có thể tận dụng tốt những nguồn traffic khác nhằm tăng thêm lưu lượng người dùng truy cập vào Website của chúng ta. Lúc này, những nguồn tìm kiếm tự nhiên từ việc tối ưu SEO Website sẽ là chủ yếu. Đặc biệt, khi doanh nghiệp kết hợp tốt giữa các nguồn Traffic với với những chức năng chuyên nghiệp của Website bán hàng thì chúng ta sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc tìm kiếm, thu hút và chuyển đổi được một số lượng khách hàng vô cùng lớn.
Website bán hàng là kênh truyền thông chính thức đến khách hàng
Lý do tiếp theo mà doanh nghiệp nên xây dựng một Website để bán hàng trực tuyến chính là khả năng truyền thông một cách chính thức của hình thức thương mại này. Ngày nay, việc truyền tải thông điệp thông đến khách hàng thông qua các Website bán hàng chính thức của doanh nghiệp chính là một trong những hoạt động vô cùng phổ biến và rất được cả phía người bán lẫn người mua ưa chuộng.
Khi truyền thông qua kênh Website, chúng ta có thể đảm bảo được tốc độ thông tin cực kỳ nhanh chóng trong môi trường công nghệ – kỹ thuật số hiện đại. Không những vậy, việc Marketing ngay trên Website chính thức cũng giúp tiết kiệm đáng kể chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp, góp phần giúp cho các kết quả trong hoạt động kinh doanh đạt được những con số tốt hơn rất nhiều.
Khả năng tự động bán hàng 24/7
Xây dựng và triển khai Website bán hàng thực sự vô cùng tiện lợi. Ngày nay, khi thói quen mua sắm của khách hàng có nhiều sự thay đổi, ưa chuộng sự nhanh chóng và xu hướng sử dụng hình thức trực tuyến cũng ngày càng phổ biến thì Website chính là một kênh bán hàng không thể bỏ qua của các doanh nghiệp. Chúng ta sẽ đẩy mạnh được các hoạt động bán hàng 24/7, ở mọi nơi, mọi lúc, chỉ cần có kết nối mạng Internet mà không cần đến sự vận hành của quá nhiều nhân sự hay tiêu tốn chi phí thuê mặt bằng cho các cửa hàng vật lý truyền thống.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và đáng tin cậy
Website bán hàng cũng chính là hình ảnh đại diện thương hiệu của doanh nghiệp trên các nền tảng trực tuyến khi phản ánh đầy đủ và chính xác mọi thông tin liên hệ cùng các sản phẩm – dịch vụ nổi bật của doanh nghiệp. Chính vì vậy, xây dựng Website bán hàng với giao diện hiển thị cùng những chức năng chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tạo được ấn tượng và niềm tin lớn hơn đối với khách hàng. Xây dựng và vận hành Website bán hàng còn là cách giúp thương hiệu của doanh nghiệp khẳng định được giá trị trên thị trường kinh doanh.
Những chức năng cần có của một Website bán hàng chuyên nghiệp
Sau khi đã hiểu rõ lý do doanh nghiệp cần xây dựng Website bán hàng là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về những chức năng chuyên nghiệp cần có của một Website bán hàng trực tuyến là gì nhé!
Cung cấp thông tin chi tiết
Ngày nay, trước khi tiến hành chốt đơn giao dịch, hầu như tất cả các khách hàng đều có nhu cầu nghiên cứu, tham khảo trước những thông tin có liên quan đến sản phẩm – dịch vụ, chẳng hạn như: nguồn gốc, xuất xứ, mẫu mã, giá bán, các chính sách bảo hành, chính sách giao hàng, thông tin địa chỉ và số điện thoại của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp,… Sau đó, khách hàng mới an tâm ra quyết định liên hệ đặt hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn xây dựng nên một Website bán hàng chuyên nghiệp thì không thể thiếu chức năng đăng tải, cung cấp một cách chi tiết, đầy đủ, rõ ràng mọi thông tin về sản phẩm – dịch vụ mà chúng ta bán ra.
Chức năng tìm kiếm
Hiện nay, đối với những doanh nghiệp kinh doanh quá nhiều loại sản phẩm – dịch vụ khác nhau trên Website bán hàng của mình sẽ rất dễ khiến khách hàng cảm thấy rắc rối, khó hiểu, nhất là trong quá trình mới bắt đầu tìm kiếm, nghiên cứu về hàng hóa. Từ đó, chúng ta sẽ làm giảm trải nghiệm của khách hàng khi hoạt động trên Website của chúng ta và rất dễ khiến họ thất vọng, thoát trang ngay lập tức. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thiết kế chức năng tìm kiếm giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm được các sản phẩm – dịch vụ đúng mong muốn, nhu cầu của mình và đảm bảo chính xác các tiêu chí như: màu sắc, kích cỡ, khung giá bán, thương hiệu hoặc nhà cung cấp,…
Chức năng giỏ hàng
Hiện này, chức năng giỏ hàng vô cùng quen thuộc với người dùng mua sắm trực tuyến và có mặt ở khắp mọi Website bán hàng hay Website thương mại điện tử. Chức năng giỏ hàng sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong hoạt động đặt hàng khi chỉ cần nhập chính xác một số thông tin cá nhân như tên, số điện thoại, địa chỉ,… Ngay sau đó, những thông tin này sẽ được hệ thống chuyển thẳng đến cho người bán để quá trình kiểm tra đơn hàng, xác nhận, giao hàng và hoàn tất thanh toán được thực hiện.
Thanh toán nhanh chóng, trơn tru và bảo mật
Tính năng đảm bảo thanh toán nhanh chóng, trơn tru và bảo mật khi mua hàng trên Website chính là yếu tố quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần đảm bảo khi xây dựng, phát triển và vận hành hoạt động của trang bán hàng này.
Chúng ta cần đảm bảo thường xuyên kiểm tra các hệ thống an toàn bảo mật cấp cao và lên kế hoạch những khoảng thời gian cập nhật, sửa lỗi, nâng cấp, bảo trì định kỳ nhằm tránh được sự tấn công của các tin tặc hoặc gặp các lỗi gây thất thoát, rò rỉ dữ liệu, quá trình thanh toán trì trệ, không được trơn tru,… Khi doanh nghiệp đã đảm bảo được tính bảo mật này, không những khách hàng cảm thấy an tâm, tin tưởng mua sắm trên Website của chúng ta nhiều hơn mà danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp còn được khẳng định mạnh mẽ trên thị trường kinh doanh.
Đa dạng phương thức thanh toán trực tuyến
Đa dạng phương thức thanh toán trực tuyến là một chức năng cơ bản mà doanh nghiệp cần thiết kế đầy đủ trước khi chúng ta tiến hành giới thiệu Website bán hàng của mình ra thị trường. Hiện nay, các Website bán hàng và Website thương mại điện tử phổ biến một số hình thức thanh toán như: thẻ ATM, thẻ tín dụng, Internet Banking, các ví điện tử Momo hay ZaloPay,… Ngoài ra, dù mua hàng trực tuyến nhưng người mua cũng có thể tùy chọn phương thức thanh toán trực tiếp sau khi đã nhận được hàng (tức thanh toán COD).
Các hình thức hỗ trợ, tư vấn trực tuyến
Hiện nay, lưu lượng truy cập Website bán hàng mỗi ngày của các doanh nghiệp tương đối lớn và khá đều đặn, có cả người dùng mới lẫn người mua cũ. Chính vì vậy, có nhiều trường hợp khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về thông tin các sản phẩm – dịch vụ hoặc những chính sách bán hàng của doanh nghiệp nhưng không biết phải tìm hiểu ở đâu. Lúc này, chính những hình thức hỗ trợ, tư vấn trực tuyến như Livechat hay Hotline sẽ hỗ trợ chúng ta rất nhiều. Nếu doanh nghiệp muốn mang lại cảm giác quen thuộc hơn cho khách hàng,chúng ta cũng có thể tích hợp thêm các công cụ như Zalo, Messenger hay Skype,… trong hệ thống các hình thức hỗ trợ, tư vấn trực tuyến.
Nhờ việc tư vấn các thông tin hay hướng dẫn các chính sách, phương pháp mua hàng kịp thời cho khách hàng, doanh nghiệp sẽ mang lại cho họ những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời hơn tại Website bán hàng của mình, góp phần rất lớn vào tỉ lệ chốt giao dịch thành công, từ đó, tăng trưởng doanh số và nhất là phát triển danh tiếng thương hiệu mạnh mẽ.
Hỗ trợ quảng cáo
Doanh nghiệp muốn giới thiệu về Website bán hàng của mình một cách ấn tượng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng thì chúng ta không thể thiếu các kế hoạch, chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên những nền tảng khác nhau, bao gồm: SEO Website, Facebook Ads, Google Adwords,…
Đặc biệt, khi Website bán hàng của chúng ta được thiết kế đạt chuẩn SEO và được tích hợp đầy đủ các chức năng giúp tương tác, chia sẻ trên các trang mạng xã hội Social Media thì trang sẽ hỗ trợ cực tốt trong vấn đề triển khai SEO hoặc quảng cáo trực tuyến. Từ đó, doanh nghiệp có thể thu hút hiệu quả số lượng khách hàng truy cập và hoạt động trên Website bán hàng của mình.
Tính năng phân quyền cửa hàng trực tuyến
Tính năng tiếp theo mà một Website bán hàng cần có chính là phân quyền cửa hàng trực tuyến. Tính năng này sẽ cho phép doanh nghiệp dễ dàng phân quyền quản lý cho các cấp bậc nhân viên khác nhau và tùy vào tính chất công việc phù hợp dành cho từng người, chẳng hạn như: quyền truy cập vào những danh mục sản phẩm – dịch vụ, quyền nhắn tin chăm sóc khách hàng, quyền quản lý đơn hàng và các chương trình khuyến mãi,… Với tính năng phân quyền cửa hàng trực tuyến này, doanh nghiệp sẽ quản lý Website thương mại điện tử cũng như kiểm soát công việc của các nhân viên bán hàng Online trong cửa hàng hiệu quả hơn, từ đó, thu hút ngày càng nhiều lượt truy cập, mua sắm hơn.
Tính năng lưu trữ thông tin khách hàng
Lưu trữ thông tin khách hàng chính là một trong số những tính năng quan trọng hàng đầu của Website bán hàng. Thông qua nguồn thông tin – dữ liệu vô cùng hữu ích này, doanh nghiệp có thể xây dựng được những kế hoạch, chiến dịch Email Marketing hoặc Digital Marketing một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, khi doanh nghiệp đã sở hữu được nguồn thông tin – dữ liệu tuyệt vời nay, chúng ta có thể xây dựng và truyền tải các thông điệp ưu đãi, khuyến mãi đến khách hàng trong những dịp cá nhân đặc biệt của chính người đó, chẳng hạn như ngày sinh nhật của họ.
Kết luận
Hiểu rõ Website bán hàng là gì cũng như những chức năng cần có của một Website bán hàng chuyên nghiệp, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đạt được thành công trong việc kinh doanh theo hình thức mới này, nâng cao danh tiếng và tăng trưởng doanh thu vượt bậc.
Doanh nghiệp muốn cập nhật nhanh những tin tức mới nhất về kinh doanh trực tuyến, các phương pháp xây dựng, phát triển và vận hành Website bán hàng hiệu quả, hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!