Hiện nay, vận chuyển trong thương mại điện tử khá phổ biến và được ứng dụng rộng rãi để doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí, nhân lực cũng như đảm bảo nhanh chóng thời gian xử lý các yêu cầu giao hàng từ phía khách hàng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến nào cũng hiểu rõ về vận chuyển trong thương mại điện tử để có thể ứng dụng thành thạo và đạt hiệu quả cao.
Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về khái niệm và lợi ích của vận chuyển trong thương mại điện tử là gì, một số phương thức phổ biến cùng xu hướng bùng nổ thương mại điện tử có ảnh hưởng như thế nào đến e-logistics nhé!
Mục lục
Vận chuyển trong thương mại điện tử là gì?
Vận chuyển trong thương mại điện tử chính là một cơ chế tự động quản lý toàn bộ quy trình hậu cần và các hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm soát chuỗi cung ứng, thực hiện tích hợp. Cơ chế này được vận hành xuyên suốt từ đầu đến cuối cho tất cả những bên tham gia vào quy trình vận chuyển, giao nhận hàng. Các quy trình giao nhận hàng thương mại điện tử điển hình sẽ bao gồm những yêu cầu báo giá, vận chuyển và yêu cầu theo dõi.
Hiện nay, tốc độ phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của các giao dịch mua bán trực tuyến cũng thúc đẩy thị trường vận chuyển thương mại điện tử bùng nổ vượt bậc hơn trước. Số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao nhận hàng, các dịch vụ chuyển phát nhanh ngày càng gia tăng. Một số đơn vị vận chuyển được cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay tại Việt Nam bao gồm: J&T Express, Viettel Post, Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK), Giao Hàng Nhanh (GHN), VNPost,…
Quy trình vận chuyển không chỉ đơn giản thực hiện mục đích chuyển giao hàng hóa, sản phẩm từ người bán đến người mua mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình người tiêu dùng đưa ra các quyết định mua hàng. Không những vậy, các trải nghiệm về hoạt động vận chuyển còn có tác động đáng kể đến lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp chúng ta. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, người tiêu dùng sẽ dễ dàng quay trở lại mua sắm tại cửa hàng trực tuyến hơn sau khi họ có được những trải nghiệm vận chuyển, nhận hàng hóa, sản phẩm tích cực.
Lợi ích của vận chuyển thương mại điện tử là gì?
Sau đây, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về những lợi ích của vận chuyển thương mại điện tử là gì nhé!
Giảm thiểu chi phí kho bãi
Lợi ích đầu tiên của vận chuyển trong thương mại điện tử chính là giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí kho bãi. Nếu vận hành theo cách truyền thống là thuê kho bãi riêng để lưu trữ sản phẩm và tự thiết lập một đội ngũ giao nhận trong nội bộ sẽ khiến doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí cố định mỗi tháng. Do đó, lựa chọn sử dụng dịch vụ hậu cần của các bên thứ ba với cách trả phí theo tháng sẽ tiết kiệm đáng kể ngân sách thuê mướn mặt bằng kho bãi cho doanh nghiệp, nhất là trong các khoảng thời gian cao điểm khách hàng mua sắm ở mức độ cực kỳ cao.
Hiện nay, phần lớn các công ty giao nhận, vận chuyển hàng hóa đều xây dựng một mô hình định giá dành cho khách hàng mang tính linh hoạt. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh chi phí các dịch vụ vận chuyển cho khách hàng, tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh và doanh số bán hàng thực tế của chúng ta.
Tối ưu biên chế nhân lực
Lợi ích tiếp theo của vận chuyển trong thương mại điện tử chính là giúp doanh nghiệp tối ưu được biên chế nhân lực. Nếu doanh nghiệp tự xây dựng một đội ngũ vận chuyển riêng theo cách truyền thống thì chúng ta sẽ phải tốn rất nhiều chi phí như: trả lương nhân viên, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp, tuân thủ đúng toàn bộ quy định của Chính phủ,…
Ngoài ra, khi doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ vận chuyển trong thương mại điện tử, các công ty hậu cần sẽ chịu trách nhiệm về tìm kiếm và phân bố từng nhân sự đảm nhận việc giao từng đơn hàng cho chúng ta. Đồng thời, các công ty này cũng sẽ đảm bảo về các mặt pháp lý cũng như tuân thủ theo đúng các quy định về vận chuyển của Chính phủ.
Xử lý nhanh các yêu cầu đổi – trả
Trong quá trình vận chuyển thương mại điện tử, chúng ta sẽ phải xử lý rất nhiều yêu cầu đổi – trả hàng hóa do khách hàng không hài lòng, do một số yếu tố bên ngoài tác động hoặc do đáp ứng các chính sách bảo hành dành cho khách hàng. Lúc này, các công ty vận chuyển thương mại điện tử sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xử lý những vấn đề này hiệu quả hơn rất nhiều.
Khi việc xử lý các yêu cầu đổi – trả từ phía khách hàng được xử lý nhanh chóng, hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian và dồn nguồn nhân lực tập trung hơn vào những chiến lược, kế hoạch kinh doanh dài hạn ứng dụng công nghệ nhằm cạnh tranh tốt hơn với nhiều đối thủ khác nhau trên thị trường thương mại điện tử.
Một số phương thức vận chuyển trong thương mại điện tử hiện nay
Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết một số phương thức vận chuyển trong thương mại điện tử là gì nhé!
Vận chuyển qua bưu điện
Phương thức vận chuyển trong thương mại điện tử đầu tiên chính là vận chuyển qua bưu điện – một dạng vận chuyển hàng hóa theo hướng truyền thống trước khi có các công ty hậu cần, chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại điện tử xuất hiện. Hệ thống các bưu điện đã được ra đời từ rất lâu trong lịch sử và được nhiều cá nhân bán lẻ sử dụng khi nảy sinh các nhu cầu giao nhận, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm. Phương thức vận chuyển qua bưu điện tuy có thời gian giao hàng khá chậm nhưng lại ít tốn nhiều chi phí cho người sử dụng dịch vụ.
Ngày nay, vẫn còn một số doanh nghiệp sử dụng hình thức vận chuyển qua bưu điện để giao hàng hóa, sản phẩm cho người mua của mình. Các nhân viên vận chuyển vẫn có những tùy chọn dịch vụ giao hàng tận nhà cho khách hàng hoặc khách hàng có thể lựa chọn tự tới bưu điện gần nhất để nhận hàng hóa, sản phẩm nếu không muốn phải chờ đợi. Hình thức vận chuyển hàng hóa qua bưu điện này vẫn luôn đảm bảo an toàn cho sản phẩm ở mức độ cao, dù hiện nay, trên thị trường bùng nổ rất nhiều dịch vụ hậu cần, vận chuyển đa dạng và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Dịch vụ chuyển phát nhanh
Phương thức vận chuyển trong thương mại điện tử tiếp theo chính là dịch vụ chuyển phát nhanh. Dịch vụ chuyển phát nhanh giúp doanh nghiệp giao nhận hàng hóa, thư từ, các loại bưu phẩm, bưu kiện một cách nhanh chóng theo các tiêu chuẩn về thời gian được chính công ty cung cấp các dịch vụ này quy định. Hình thức này sẽ giúp hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp được cung cấp đến tay người mua một cách an toàn trong khoảng thời gian cực kỳ nhanh chóng so với những dạng vận chuyển khác.
Với phương thức chuyển phát nhanh, mỗi mức khối lượng hàng hóa khác nhau sẽ tương ứng với từng mức phí riêng biệt cũng như tùy thuộc vào mỗi khu vực thành phố, tỉnh thành mà đơn hàng được vận chuyển đến. Đôi khi, mức phí phải trả cho dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ rất cao do công ty hậu cần phải sử dụng rất nhiều phương thức vận tải hiện đại để đảm bảo tối ưu thời gian cho khách hàng. Dù vậy, trong thời đại công nghệ phát triển và người tiêu dùng luôn ưu tiên tiêu chí nhanh chóng, tiết kiệm thì dịch vụ chuyển phát nhanh vẫn vô cùng phổ biến và rất được ưa chuộng trong các dịch vụ giao hàng.
Nhân viên vận chuyển nội bộ giao hàng tận nơi
Phương thức vận chuyển trong thương mại điện tử thứ ba chính là dạng nhân viên vận chuyển nội bộ giao hàng tận nơi. Nhân viên giao hàng nội bộ của doanh nghiệp sẽ vận chuyển đơn hàng đến tận nhà khách hàng theo đúng địa chỉ mà họ đã cung cấp trong đơn đặt hàng. Những nhân viên này sẽ thuộc sự quản lý của doanh nghiệp, chuyên đảm nhận công việc vận chuyển sản phẩm đến khách hàng.
Những doanh nghiệp sử dụng hình thức nhân viên vận chuyển nội bộ giao hàng tận nơi thường chỉ cung cấp hàng hóa, sản phẩm trong các khu vực nội thành. Phương tiện giao hàng thông dụng của doanh nghiệp sử dụng dạng vận chuyển này là xe máy hoặc xe tải nhỏ để di chuyển nhanh chóng trên đường phố nội thành. Các thương hiệu chuyên kinh doanh, buôn bán thực phẩm, cửa hàng ăn uống, hoa tươi trong thành phố thường sẽ sử dụng hình thức nhân viên vận chuyển nội bộ giao hàng tận nơi.
Xu hướng bùng nổ thương mại điện tử ảnh hưởng đến e-logistics
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, hơn 70% dân số Việt Nam có quyền truy cập mạng Internet và khoảng 50% họ đã bắt đầu lựa chọn hàng hóa, mua sắm trực tuyến trên các Website bán hàng, nền tảng mạng xã hội Social Media và những sàn thương mại điện tử.
Thương mại điện tử bùng nổ đã mang đến cho ngành e-logistics rất nhiều cơ hội cũng như thách thức, nhất là khi lĩnh vực này vốn đã và đang phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngày càng tăng cả về quy trình thực hiện đơn hàng lẫn hoàn tất giao hàng chặng cuối cho khách hàng. Tốc độ vận chuyển, giao hàng chính là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến mức độ hài lòng và khả năng doanh nghiệp giữ chân được khách hàng trong thị trường kinh doanh trực tuyến cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Ngày nay, cửa hàng trực tuyến nào cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng và tốc độ giao hàng nhanh chóng luôn chiếm được lợi thế hơn hẳn.
Giai đoạn hiện tại, theo khảo sát của các công ty hậu cần, nhu cầu vận chuyển các loại hàng hóa, sản phẩm cùng nhu cầu nhập khẩu của khách hàng tăng lên rất nhiều, đặc biệt là các dạng chuyển phát nhanh xuyên biên giới.
Các xu hướng tiêu dùng mới và sự bùng nổ thương mại điện tử đòi hỏi các công ty chuyển phát nhanh, vận chuyển và giao nhận phải điều chỉnh mô hình và chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, các công ty chuyển phát nhanh cũng cho biết rằng, cơ sở hạ tầng giao thông tại nước ta hiện đang không đảm bảo tối ưu được tốc độ giao thông nhanh chóng theo mong muốn của họ do tình trạng thường xuyên ùn tắc trong nội thành thành phố lẫn trên các tuyến đường đi liên tỉnh. Điều này khiến các dịch vụ vận chuyển nhanh gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Hiện tại, những vấn đề này vẫn chưa có các giải pháp toàn diện, dẫn đến việc các công ty hậu cần buộc phải tìm phương hướng tối ưu hóa thời gian xử lý các đơn hàng cho khách hàng.
Trong những năm gần đây, các công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát đã tích cực hợp tác với nhiều bên thứ ba để tìm hiểu và triển khai các giải pháp công nghệ tích hợp nhằm tối ưu hóa các hoạt động giao nhận hàng hóa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của các khách hàng cá nhân lẫn khách hàng doanh nghiệp.
Các công ty vận chuyển này quyết định ứng dụng các hệ thống quản trị thương mại điện tử nhằm dễ dàng theo dõi toàn bộ quá trình vận chuyển, giao nhận, quản lý chất lượng mỗi sản phẩm cụ thể trong từng giai đoạn và kiểm soát số lượng hàng hóa ra – vào kho bãi. Sau một thời gian triển khai các nền tảng hiện đại hỗ trợ vận chuyển trong thương mại điện tử, các công ty hậu cần này đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp về quá trình, thời gian giao nhận, những phản hồi tích cực từ phía khách hàng và đặc biệt là sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu và lợi nhuận kinh doanh.
Kết luận
Triển khai vận chuyển trong thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nhân lực cũng như đảm bảo nhanh chóng thời gian xử lý các yêu cầu giao hàng từ phía khách hàng, từ đó, giúp doanh nghiệp tăng trưởng đáng kể về doanh thu và lợi nhuận kinh doanh.
Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về vận chuyển trong thương mại điện tử, hãy liên hệ ngay với Magenest nhé. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có nhu cầu cài đặt và triển khai Magento – nền tảng thương mại điện tử hàng đầu hiện nay để tối ưu hiệu quả các quy trình vận chuyển, giao nhận, hãy tham khảo chi tiết ở trang thông tin bên dưới nhé!