Thương mại điện tử và kinh doanh điện tử là hai khái niệm khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp thường có nhiều hiểu lầm về hai lĩnh vực này, dẫn đến việc xảy ra nhiều nhầm lẫn trong quá trình triển khai.
Để hiểu rõ hơn về thương mại điện tử và kinh doanh điện tử là gì cũng như những điểm khác biệt giữa hai lĩnh vực này, doanh nghiệp hãy theo dõi bài viết sau đây của Magenest nhé!
Mục lục
Tổng quan về thương mại điện tử và kinh doanh điện tử
Trước khi tìm hiểu về thương mại điện tử khác gì so với kinh doanh điện tử, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu khái niệm thương mại điện tử và kinh doanh điện tử cũng như lợi ích của hai lĩnh vực này là gì nhé!
Tổng quan về thương mại điện tử
Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về khái niệm và lợi ích của thương mại điện tử là gì nhé!
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là việc doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, sản phẩm – dịch vụ, tiến hành các giao dịch trao đổi tiền tệ, những dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh trên mạng Internet. Người dùng truy cập có thể sử dụng các nền tảng Website bán hàng, Website thương mại điện tử, Mobile App, các kênh mạng xã hội Social Media, những sàn thương mại điện tử,… để thực hiện các hoạt động thương mại này.
Các hoạt động kinh doanh và mua bán hàng hóa, sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… hay quá trình doanh nghiệp và khách hàng mua bán với nhau trên nền tảng Website bán hàng hay Website thương mại điện tử của doanh nghiệp chính là những ví dụ về thương mại điện tử.
Các hoạt động chính trong thương mại điện tử bao gồm:
- Mua bán hàng hóa, sản phẩm – dịch vụ trực tuyến
- Mua bán các loại vé trực tuyến
- Khách hàng thanh toán trực tuyến các loại hàng hóa, sản phẩm – dịch vụ
- Doanh nghiệp chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ khách hàng trực tuyến
Lợi ích của thương mại điện tử là gì
- Mua sắm vô cùng tiện lợi: So với các cửa hàng vật lý truyền thống chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian cố định trong ngày và tọa lạc tại một vị trí địa lý nhất định, thương mại điện tử có thể hỗ trợ người tiêu dùng dễ dàng mua sắm sản phẩm – dịch vụ ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào, thậm chí là vào các ngày nghỉ lễ – Tết. Khách hàng sẽ không cần phải tốn quá nhiều công sức và thời gian và để di chuyển đến các cửa hàng mà chỉ cần một thiết bị có khả năng kết nối mạng Internet và tiến hành lựa chọn, mua sắm, thanh toán hoàn tất giao dịch. Tính tiện lợi này của thương mại điện tử giúp những người tiêu dùng bận rộn, không có quá nhiều thời gian đến cửa hàng truyền thống mua sắm.
- Khả năng tùy chỉnh mức giá linh hoạt: Khi triển khai thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ không phải tiêu tốn các khoản chi phí về mặt bằng, điện nước, các chi phí vận hành hay trả lương cho quá nhiều nhân viên bán hàng, nhờ đó, chúng ta có thể linh hoạt thiết lập mức giá cho sản phẩm – dịch vụ của mình. Sau khi nghiên cứu, tham khảo các mức giá của những đối thủ khác trên thị trường, doanh nghiệp có thể cạnh tranh dễ dàng tùy chỉnh để hàng hóa có giá bán tốt hơn nhằm thu hút tệp khách hàng của mình mà vẫn phù hợp với định vị thương hiệu.
- Khả năng mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm linh hoạt: Khi doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm, công nghệ hiện đại hỗ trợ vận hành thương mại điện tử, chúng ta sẽ rất dễ dàng và linh hoạt mở rộng quy mô cũng như phát triển sản phẩm bằng cách nâng cấp hệ thống. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tùy chỉnh phân bổ các mức chi phí tăng thêm để tiếp cận tới nhiều khu vực hơn.
- Doanh nghiệp dễ dàng mở rộng tệp khách hàng: Triển khai thương mại điện tử doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm, mở rộng tệp khách hàng của mình thông qua việc ứng dụng các công cụ quảng cáo hiện đại. Chẳng hạn, khi người mua sử dụng công cụ tìm kiếm Google, lịch sử về nhu cầu và thói quen của họ sẽ được lưu lại và khi doanh nghiệp triển khai các công cụ quảng cáo thương mại điện tử, các hàng hóa, sản phẩm – dịch vụ mà chúng ta đang cung cấp sẽ được phân bổ tới những người dùng này. Nếu đối tượng là người dùng mới, họ sẽ dễ dàng tiếp cận với thương hiệu mới và trải nghiệm thử, còn nếu đối tượng là người dùng cũ, họ sẽ được gợi ý hàng hóa họ từng tham khảo nhưng vẫn chưa chốt đơn giao dịch. Ngoài ra, với các hoạt động truyền thông trên thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể đưa hàng hóa của mình tới bất kì đâu chứ không bị giới hạn một vị trí cụ thể. Từ đó, chúng ta cũng mở rộng tệp khách hàng hơn rất nhiều.
- Tiết kiệm chi phí vận hành: Chi phí vận hành không quá cao chính là một lợi ích không thể bỏ qua của thương mại điện tử. Chúng ta có thể tối ưu hóa chi phí thuê mặt bằng, trả tiền điện nước, tinh giảm quy trình vận hành và hạn chế số lượng nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng,…
- Chăm sóc khách hàng hiệu quả: Khi triển khai thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể giao tiếp, trao đổi, tư vấn và chăm sóc khách hàng từ xa một cách nhanh chóng và thuận tiện. Không những vậy, việc chăm sóc khách hàng lúc này cũng được cá nhân hóa nhờ vào các công cụ hỗ trợ Chat, Hotline hay Email Marketing,… tạo nên sự thân thiện và tôn trọng khách hàng hơn.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Trong thương mại điện tử, các quy trình đặt hàng, xác nhận đơn, thanh toán, giao hàng đều được hệ thống hóa giúp người mua sử dụng dễ dàng, từ đó, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho họ. Ngoài ra, việc trưng bày các hàng hóa, sản phẩm – dịch vụ gợi ý dựa trên lịch sử hành vi của người tiêu dùng thông qua các phần mềm hỗ trợ hiện đại sẽ giúp họ nhanh chóng tìm được thứ mình cần. Từ đó, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng, thoải mái và dễ dàng lựa chọn chốt đơn, hoàn tất giao dịch hơn.
Tổng quan về kinh doanh điện tử
Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về khái niệm và lợi ích của kinh doanh điện tử là gì nhé!
Kinh doanh điện tử là gì?
Kinh doanh điện tử là việc thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên Internet, bao gồm mua bán hàng hóa và dịch vụ, chăm sóc khách hàng, thanh toán, quản lý sản phẩm, hợp tác với đối tác kinh doanh, chia sẻ thông tin,.. Hoạt động này liên quan đến mọi phòng ban trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều công nghệ khác nhau như các nền tảng thương mại điện tử để xây dựng Website, phần mềm ERP để quản lý và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, giải pháp CRM nhằm quản lý quan hệ khách hàng, hệ thống Email Marketing,…
Một số ví dụ về kinh doanh điện tử như: Doanh nghiệp xây dựng hệ thống ERP để quản lý hàng hóa, đơn hàng, lập trình và thiết kế Website bán hàng, Website thương mại điện tử dựa trên các nền tảng thương mại điện tử như Magento hay Shopify.
Kinh doanh điện tử bao gồm 3 quá trình:
- Quá trình sản xuất: Quá trình này bao gồm các hoạt động lựa chọn mua hàng, tiến hành đặt hàng và vận chuyển hàng vào kho, sau đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện thanh toán các hóa đơn cũng như xây dựng các mối liên kết điện tử cũng những nhà cung cấp, công ty sản xuất.
- Quá trình tập trung vào khách hàng: Doanh nghiệp sẽ phát triển các hoạt động truyền thông – Marketing, bán hàng thông qua mạng Internet, xử lý những đơn đặt hàng của người mua và xây dựng, vận hành đội ngũ nhân viên chăm sóc, hỗ trợ, tư vấn khách hàng khi cần thiết.
- Quá trình quản lý nội bộ: Quá trình này bao gồm các hoạt động quản lý nhân viên các phòng ban – bộ phận bên trong doanh nghiệp, các buổi đào tạo, chia sẻ kiến thức vận hành, thông tin nội bộ, các cuộc họp tổng kết định kỳ,…
Các hoạt động chính trong kinh doanh điện tử bao gồm:
- Xây dựng các cửa hàng trực tuyến
- Quá trình giao dịch, mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm – dịch vụ trực tuyến
- Hoạt động quản lý các chuỗi cung ứng
- Quy trình quản trị khách hàng và quản lý các đơn hàng
- Truyền thông – Marketing Online
- Các giao dịch và thanh toán cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến
Lợi ích của kinh doanh điện tử là gì
- Tiết kiệm tối đa thời gian: Nhờ việc mua hàng và thanh toán thông qua trung gian là mạng Internet, cả doanh nghiệp lẫn khách hàng đều tiết kiệm tối đa thời gian của mình. Doanh nghiệp sẽ tối ưu thời gian của mọi phòng ban, bộ phận ở tất cả hoạt động như trong quy trình như: vận hàng đơn hàng, trao đổi Email, giao tiếp với khách hàng,… Về phía khách hàng, họ có thể mua sắm ở mọi lúc mọi nơi với những thao tác vô cùng nhanh chóng và dễ dàng.
- Cải thiện hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp: Kinh doanh điện tử chú trọng đến mọi hoạt động và nhấn mạnh tính quy trình linh hoạt, xuyên suốt. Từ đó, khách hàng sẽ nâng cao mong muốn và nhu cầu mua hàng tại doanh nghiệp một cách chủ động hơn, giúp cải thiện đáng kể hiệu quả bán hàng.
- Mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng: Tương tự thương mại điện tử, kinh doanh điện tử sẽ giải quyết được những khó khăn về địa lý và thời gian rảnh của khách hàng. Người mua không cần phải đến các cửa hàng vật lý truyền thống quá xa, cũng như phụ thuộc vào thời gian hoạt động của cửa hàng. Tính khả dụng 24/7 của kinh doanh điện tử sẽ giúp khách hàng mua sắm bất cứ lúc nào họ có nhu cầu. Từ đó, doanh nghiệp cũng mở rộng cơ hội tiếp cận với những khách hàng ở nhiều nơi khác nhau, thậm chí là khách hàng quốc tế ở các múi giờ khác với chúng ta.
- Tạo nên những khả năng mới trong kinh doanh: Kinh doanh điện tử đem đến nhiều hướng phát triển mới trong kinh doanh. Việc các hoạt động kinh doanh điện tử ra đời đã kết nối thêm rất nhiều hệ thống cũng như mô hình kinh doanh mới trên thị trường, chẳng hạn như B2B, B2C, C2C,…
Thương mại điện tử khác gì so với kinh doanh điện tử?
Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về sự khác nhau giữa thương mại điện tử và kinh doanh điện tử để hiểu đúng hơn về hai lĩnh vực này và không bị nhầm lẫn khi lựa chọn triển khai nhé!
Đặc điểm
Đặc điểm chính là sự khác nhau đầu tiên và cơ bản nhất giữa hai lĩnh vực kinh doanh điện tử và thương mại điện tử.
Thương mại điện tử là một hoạt động mua và bán sản phẩm – dịch vụ trực tuyến thông qua mạng Internet. Còn kinh doanh điện tử là một toàn bộ hoạt động kinh doanh trên mạng Internet của doanh nghiệp – chúng ta cũng có thể gọi đó là sự hiện diện ở dạng điện tử của kinh doanh trên mạng Internet. Thương mại điện tử chính là một hoạt động nằm trong kinh doanh điện tử.
Ý nghĩa
Ý nghĩa của hai lĩnh vực kinh doanh điện tử và thương mại điện tử cũng không giống nhau.
Từ khái niệm và đặc điểm chính, chúng ta có thể thấy, ý nghĩa của thương mại điện tử nhấn mạnh vai trò của hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, sản phẩm – dịch vụ thông qua mạng Internet. Trong khi đó, ý nghĩa của kinh doanh điện tử nhấn mạnh ở vai trò của mạng Internet cùng các công cụ và công nghệ được triển khai bên trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các hoạt động
Sự khác nhau tiếp theo giữa thương mại điện tử và kinh doanh điện tử chính là các hoạt động của hai lĩnh vực này.
Các hoạt động trong thương mại điện tử bao gồm: mua bán, trao đổi, giao dịch hàng hóa, sản phẩm – dịch vụ, thanh toán cho người mua,,… thông qua mạng Internet. Còn kinh doanh điện tử lại rộng hơn, bao gồm cả các hoạt động trong thương mại điện tử và các hoạt động quản lý trong kinh doanh trực tuyến như: quản lý kho bãi, nguyên vật liệu, các kế hoạch và chiến lược truyền thông – Marketing, quản trị khách hàng và kiểm soát đơn hàng,…
Giao dịch
Giao dịch trong thương mại điện tử và kinh doanh điện tử cũng rất khác nhau.
Giao dịch trong thương mại điện tử khá giới hạn và chỉ liên quan đến giao dịch với khách hàng. Còn giao dịch trong kinh doanh điện tử không giới hạn, có liên quan đến toàn bộ giao dịch trong quá trình vận hành kinh doanh, chẳng hạn như giao dịch tiền tệ của thương mại điện tử lẫn các hoạt động giao dịch liên minh mà thương mại điện tử không có.
Công nghệ triển khai
Điểm tiếp theo để trả lời cho câu hỏi thương mại điện tử khác gì so với kinh doanh điện tử chính là công nghệ triển khai.
Thương mại điện tử được doanh nghiệp triển khai, vận hành trên các nền tảng thương mại điện tử, chẳng hạn như Magento hay Shopify. Còn kinh doanh điện tử sẽ được triển khai, vận hành không những trên các nền tảng thương mại điện tử mà còn cần có sự phối hợp, hỗ trợ của các hệ thống ERP, CRM,… bởi lĩnh vực này liên quan đến mọi quy trình kinh doanh.
Phương thức tiếp cận khách hàng
Cuối cùng, thương mại điện tử và kinh doanh điện tử còn có sự khác nhau về phương thức tiếp cận khách hàng.
Thương mại điện tử có cách tiếp cận hướng đến các đối tượng bên ngoài, bao gồm khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, các công ty phân phối,… hợp tác với doanh nghiệp. Còn kinh doanh điện tử lại có cách tiếp cận theo hướng bao quát, bao gồm những quy trình bên trong nội bộ lẫn các đối tượng bên ngoài như lĩnh vực thương mại điện tử.
Sau đây, Magenest sẽ tổng hợp cho doanh nghiệp bảng so sánh sự khác nhau giữa thương mại điện tử và kinh doanh điện tử nhé!
Các yếu tố | Thương mại điện tử | Kinh doanh điện tử |
Đặc điểm | Là một hoạt động nằm trong kinh doanh điện tử | Bao gồm cả thương mại điện tử |
Ý nghĩa | Nhấn mạnh vai trò của hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa qua Internet | Nhấn mạnh vai trò của Internet và công cụ công nghệ trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp |
Các hoạt động | Bao gồm các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thanh toán,… qua Internet | Bao gồm các hoạt động liên quan đến kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp: quản lý kho hàng, vật liệu, Marketing, quản lý khách hàng và đơn hàng,… |
Giao dịch | Giới hạn, chỉ liên quan đến giao dịch với khách hàng | Không giới hạn, liên quan đến mọi giao dịch trong quá trình kinh doan |
Công nghệ | Nền tảng thương mại điện tử | Nền tảng thương mại điện tử, CRM, ERP,…. liên quan đến toàn bộ quy trình kinh doanh |
Phương thức tiếp cận khách hàng | Tiếp cận các đối tượng bên ngoài | Tiếp cận các đối tượng bên ngoài và cả nội bộ |
Kết luận
Kinh doanh điện tử và thương mại điện tử đang trở thành xu hướng đối với mọi doanh nghiệp. Dự đoán trong nhiều năm tới, hai hoạt động này sẽ phát triển mạnh mẽ ở mọi mô hình kinh doanh từ B2B, B2C cho đến C2C. Để chuẩn bị cho cuộc cách mạng này, nhà lãnh đạo cần trau dồi kiến thức chuyên môn, tìm hiểu và cân nhắc việc lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với mình.
Để tìm hiểu sâu hơn về các kiến thức thương mại điện tử và xu hướng công nghệ, hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!