Single Page Application là gì? So sánh Single Page Application với Website truyền thống trong TMĐT

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tìm hiểu, nghiên cứu Single Page Application là gì và bắt đầu triển khai kiểu lập trình Web này trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nhằm tối ưu thời gian phát triển, tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao trải nghiệm tích cực cho người dùng truy cập ứng dụng của thương hiệu để mua sắm sản phẩm – dịch vụ.

Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về Single Page Application là gì, ưu điểm cũng như so sánh sự khác nhau giữa kiểu lập trình Web này với dạng Website truyền thống trong thương mại điện tử nhé!

Single Page Application là gì?

Single Page Application (thường viết tắt là SPA) là một kiểu lập trình Web, có thể là Web App hay cũng có thể là một Website với khả năng mang lại những trải nghiệm mượt mà, tuyệt vời nhất cho người dùng như khi họ đang thao tác trên Mobile App. Trên Single Page Application, người dùng truy cập sẽ thực hiện toàn bộ thao tác ngay trên một trang duy nhất. Lúc này, tất cả cấu trúc trang cũng chỉ tải duy nhất một lần và không tải lại khi chúng ta tiến hành chuyển trang.

Single Page Application là gì?

Ngày nay, một số Website nổi tiếng đang triển khai Single Page Application để tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng truy cập, chẳng hạn như Gmail, Facebook, Youtube, Twitter,.. Khi hoạt động trên những Website này, người dùng sẽ dễ dàng cảm nhận được trải nghiệm cực kỳ mượt mà, đặc biệt là khi chúng ta tiến hành thao tác chuyển trang.

Ưu điểm của Single Page Application là gì?

Sau khi hiểu được khái niệm Single Page Application, tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest xem qua các ưu điểm của Single Page Application là gì để biết được lý do vì sao kiểu lập trình Web này lại phổ biến và được nhiều doanh nghiệp, thương hiệu lớn triển khai rộng rãi nhé!

Lập trình Frontend nhanh chóng

Ưu điểm đầu tiên của Single Page Application chính là xây dựng, lập trình Frontend nhanh chóng. Kiểu lập trình Web này được tiến hành dựa vào việc tách rời nhau về cả cấu trúc lẫn sự tách biệt rõ ràng giữa những dịch vụ Backend. Chính vì vậy, không những lập trình Frontend nhanh chóng, Single Page Application còn giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể được được thời gian xử lý.

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Nâng cao trải nghiệm người dùng truy cập chính là một ưu điểm vô cùng nổi bật không thể không nhắc đến khi nói về Single Page Application. Kiểu lập trình Web này tích hợp rất nhiều chức năng như những dịch vụ có tính cấu trúc Microservice. Chúng được cập nhật một cách độc lập và doanh nghiệp có thể thử nghiệm cực kỳ dễ dàng. 

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Không những vậy, khi doanh nghiệp kết hợp sử dụng Single Page Application Framework cùng những dạng dịch vụ nói trên thì doanh nghiệp sẽ tạo ra được tính linh động, sự hấp dẫn cũng như khả năng phác hoạ toàn bộ trải nghiệm tốt nhất dành cho người dùng ứng dụng của mình.

Hạn chế việc truy vấn đến Server

Ưu điểm tiếp theo của Single Page Application chính là hạn chế việc truy vấn đến Server. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có khả năng giảm tải đáng kể sự ảnh hưởng lên Server vì chúng ta thực sự không cần phải tiêu tốn thời gian cùng hiệu năng quá mức nhằm phác thảo lên trang của Server một cách toàn bộ. Từ đó, doanh nghiệp chỉ cần dùng rất ít Server cho cùng một lượng lớn lưu lượng truy cập yêu cầu trong cùng lúc, góp phần tiết kiệm đáng kể thời gian và ngân sách bỏ ra.

Giảm thiểu thời gian phát triển và chi phí hạ tầng

Cuối cùng, Single Page Application sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian phát triển và tối ưu chi phí hạ tầng. Kiểu lập trình Web sở hữu khả năng cải thiện hiệu năng, qua đó, giảm thiểu được thời gian phát triển, nâng cao tính nhất quán, dẫn đến việc tối ưu hiệu quả chi phí hạ tầng cũng như khả năng nâng cấp trong dài hạn cho doanh nghiệp. 

Một số Framework phổ biến hiện nay được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm xây dựng nên các Single Page Application bao gồm: React Native, Vue, Angular,… Những Framework này không những chứa đầy đủ các kiến trúc xây dựng Website mà còn cung cấp cho doanh nghiệp những bộ Component (tức thành phần cấu thành một phần mềm hay hệ thống) được tích hợp sẵn. Chính vì vậy, đội ngũ chuyên viên kỹ thuật có thể làm việc với những tốc độ khác nhau. Ngoài ra, Single Page Application còn dễ dàng tương thích và khả dụng với nhiều loại thiết bị điện tử như Desktop, Mobile,…

So sánh Website truyền thống trong thương mại điện tử với Single Page Application

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu những điểm khác nhau giữa Website truyền thống trong thương mại điện tử và Single Page Application là gì nhé!

Cơ chế hoạt động

Điểm khác nhau đầu tiên giữa Website truyền thống trong thương mại điện tử và Single Page Application là cơ chế hoạt động. Trong khi Website truyền thống trong thương mại điện tử có cấu trúc mô theo mô hình MVC thì Single Page Application có cấu trúc mô theo mô hình MVVM.

Website truyền thống trong thương mại điện tử

Cơ chế hoạt động của Website truyền thống trong thương mại điện tử là cấu trúc theo mô hình MVC (viết tắt của Model-View-Controller). 

Website truyền thống trong thương mại điện tử

Trong đó:

  • Model có nghĩa là dữ liệu.
  • View có nghĩa là giao diện của người dùng truy cập.
  • Controller có nghĩa là logic xử lý của Website. 

Khi người dùng truy cập thực hiện một hành động nào đó trên Website thương mại điện tử của doanh nghiệp, Controller sẽ tiến hành xử lý các dữ liệu được gửi đến từ View, thay đổi Model và cuối cùng sẽ trả về một View mới để hiển thị đến người dùng.

Single Page Application

Cơ chế hoạt động của Single Page Application là cấu trúc theo mô hình MVVM (viết tắt của Model-View-viewModel). Trong đó:

  • Model có nghĩa là dữ liệu.
  • View có nghĩa là giao diện của người dùng truy cập.
  • viewModel có nghĩa là logic xử lý và truy cập các dữ liệu.

Khi người dùng truy cập thực hiện hành động nào đó, viewModel sẽ bắt đầu cập nhật Model, sau đó, View cũng sẽ được cập nhật dựa vào những thay đổi trước đó trong Model, còn các phần không thay đổi vẫn sẽ được giữ nguyên.

Lúc này, viewModel chính là cầu nối giữa View và Model, sẽ tiến hành định nghĩa toàn bộ hành động của người dùng, truy cập các dữ liệu từ Model và cuối cùng là cập nhật ngược về View. Qua quá trình này, chúng ta thấy rõ, Single Page Application có khả năng giảm tải cho máy chủ cũng như tối ưu thời gian tải trang để từ đó, cải thiện đáng kể trải nghiệm cho người dùng truy cập ứng dụng.

Cấu trúc các phần trên trang

Không những có cơ chế hoạt động khác nhau, Website truyền thống trong thương mại điện tử và Single Page Application còn có sự khác biệt về cấu trúc phân chia các phần của trang. 

Website truyền thống trong thương mại điện tử

Website truyền thống trong thương mại điện tử thường được tích hợp nhiều trang con (hay Subpage) một cách độc lập với nhau.

Single Page Application

Single Page Application chỉ sở hữu duy nhất một trang mà trên đó, người dùng sẽ thực hiện mọi tương tác. Tất cả các phần còn lại của trang sẽ được tải lại nhờ vào AJAX khi người dùng tiến hành các thao tác, hành động tương ứng.

Tốc độ tải trang

Do sở hữu những phương pháp tiếp cận khác nhau trong quá trình thiết kế và phát triển nên Website truyền thống trong thương mại điện tử và Single Page Application có sự khác biệt về tốc độ tải trang.

Website truyền thống trong thương mại điện tử

Website truyền thống trong thương mại điện tử có tốc độ tải trang chậm hơn so với Single Page Application.

Single Page Application

Single Page Application sở hữu tốc độ tải trang nhanh nhờ những phần của trang được tải lại bằng AJAX sau khi người dùng tiến hành các thao tác. Từ đó, người dùng truy cập sẽ giảm thiểu khoảng thời gian tải trang, đồng thời, cải thiện đáng kể trải nghiệm sử dụng.

Hoạt động quản lý dữ liệu

Phương pháp tiếp cận không giống nhau cũng dẫn đến sự khác biệt trong hoạt động quản lý dữ liệu giữa Website truyền thống trong thương mại điện tử và Single Page Application.

Website truyền thống trong thương mại điện tử

Server-side (hay phía máy chủ) sẽ tiến hành quản lý quá trình xử lý và lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên Website truyền thống trong thương mại điện tử.

Single Page Application

Client-side (hay phía người dùng) sẽ tiến hành quản lý quá trình xử lý và lưu trữ toàn bộ dữ liệu của Single Page Application. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện đáng kể tốc độ xử lý cũng như giảm tải cho máy chủ của mình.

Tối ưu SEO

Sự khác biệt trong phương pháp tiếp cận cũng dẫn đến việc tối ưu SEO của Website truyền thống trong thương mại điện tử và Single Page Application hoàn toàn khác nhau.

Website truyền thống trong thương mại điện tử

Trên Website truyền thống trong thương mại điện tử, máy chủ sẽ xây dựng nên những trang riêng biệt với các nội dung tương ứng nhằm tối ưu hóa SEO. 

Single Page Application

Trong Single Page Application, thông qua AJAX, chỉ có một trang duy nhất được tải và hiển thị dữ liệu. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình tối ưu SEO vì các công cụ tìm kiếm sẽ không thể tìm thấy nội dung trên những trang riêng biệt. Để khắc phục được nhược điểm này, doanh nghiệp cần ứng dụng nhiều công cụ công nghệ hiện đại trong quá trình xây dựng Single Page Application nhằm tối ưu SEO hiệu quả. 

Tối ưu SEO

Để được tư vấn chi tiết hơn về việc triển khai những công cụ tiên tiến nhằm hỗ trợ việc tối ưu SEO trên Single Page Application một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp có thể liên hệ với Magenest nhé!

Cập nhật dữ liệu

Cuối cùng, từ phương pháp tiếp cận khác nhau, việc cập nhật dữ liệu của Website truyền thống trong thương mại điện tử và Single Page Application hoàn toàn khác biệt.

Website truyền thống trong thương mại điện tử

Trên Website truyền thống trong thương mại điện tử khi dữ liệu có sự thay đổi, máy chủ sẽ tiến hành tạo nên toàn bộ trang mới để hiển thị chúng. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều sự cố không mong muốn về tốc độ tải trang cũng như khả năng tải máy chủ. 

Single Page Application

Trên Single Page Application chỉ những phần dữ liệu cần thiết mới được tải lại thông qua AJAX. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được tốc độ tải trang cũng như giảm tải đáng kể cho máy chủ của mình.

Frontend và Backend

Cuối cùng, Website truyền thống trong thương mại điện tử và Single Page Application có sự khác biệt rõ rệt giữa Frontend và Backend.

Website truyền thống trong thương mại điện tử

Website truyền thống trong thương mại điện tử không có sự phân định rõ ràng, tách bạch nhau giữa Frontend và Backend. Với dạng Website này, doanh nghiệp chỉ cần code 1 dự án chung cho Frontend và Backend là được. 

Single Page Application

Single Page Application phân định rất rõ ràng và cần hẳn 2 dự án cho riêng Frontend và Backend. Frontend của Single Page Application đóng vai trò trong việc render những giao diện cũng như xử lý toàn bộ các thay đổi thuộc về giao diện. Backend của Single Page Application thì chỉ cần chờ và trả về các dữ liệu mà Frontend đã yêu cầu.

Frontend và Backend trong Single Page Application là gì

Trong Single Page Application, để Frontend và Backend có thể dễ dàng giao tiếp và trao đổi mọi thứ với nhau, doanh nghiệp phải triển khai chúng thông qua Restful API cùng định dạng dữ liệu JSON. 

Sau đây, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tóm tắt lại những điểm khác nhau giữa Website truyền thống trong thương mại điện tử và Single Page Application thông qua bảng so sánh sau đây nhé!

Website truyền thống trong thương mại điện tử

Single Page Application

Cơ chế hoạt động

MVC (Model-View-Controller)

MVVM (Model-View-viewModel)

Cấu trúc các phần trên trang

Nhiều trang con (Subpage)

Một trang duy nhất

Tốc độ tải trang

Chậm hơn Single Page Application

Nhanh

Hoạt động quản lý dữ liệu

Server-side

Client-side

Tối ưu SEO

Hiệu quả

Cần sự hỗ trợ của các công cụ công nghệ hiện đại

Cập nhật dữ liệu

Toàn bộ trang

Chỉ những dữ liệu cần thiết

Frontend và Backend

Không phân định rõ ràng, code 1 dự án chung

Tách bạch 2 dự án cho riêng Frontend và Backend

Những lưu ý quan trong cho doanh nghiệp khi triển khai Website TMĐT với Single Page Application

Sau đây, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về những lưu ý quan trọng khi triển khai Website thương mại điện tử với Single Page Application là gì để chúng ta có thể tiến hành hiệu quả nhất có thể nhé!

  • Single Page Application không dành cho các lập trình viên ít kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn và không quá thông thạo về Frontend.
  • Những nội dung trên Single Page Application được render sẽ làm cho cho bot của công cụ tìm kiếm Google không đọc được, từ đó, doanh nghiệp phải tìm đến sự hỗ trợ của các công cụ hiện đại khác.
  • Doanh nghiệp cần phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh khi sử dụng Single Page Application, chẳng hạn như: việc xác thực tài khoản người dùng, lazy loading (tức tải dữ liệu khi chúng ta cần dùng đến),…
  • Đối với những dự án cần duy trì hoặc có định hướng phát triển dài lâu, doanh nghiệp lựa chọn triển khai kiểu lập trình Web với Single Page Application là cực kỳ phù hợp.

Kết luận

Hiểu Single Page Application là gì và triển khai phù hợp, doanh nghiệp sẽ tối ưu thời gian phát triển, tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao trải nghiệm tích cực cho người dùng truy cập ứng dụng của thương hiệu để mua sắm sản phẩm – dịch vụ.

Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích về ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.