Shopify vs Amazon: Những điểm khác biệt mà doanh nghiệp cần lưu ý

Để bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một nền tảng hỗ trợ tối ưu. Trên thị trường hiện nay, Shopify vs Amazon chính là hai nền tảng thương mại điện tử có vị thế và danh tiếng hàng đầu, cung cấp cho người dùng một hệ sinh thái toàn diện và hoàn chỉnh nhất nhằm xây dựng nên một thương hiệu kinh doanh trực tuyến thành công cho mình.

Trong bài viết này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu tổng quan về Shopify vs Amazon, phân tích cụ thể những điểm khác biệt chính giữa hai nền tảng thương mại điện tử này cũng như cách triển khai kết hợp Amazon vs Shopify như thế nào để đạt được hiệu quả kinh doanh thương mại điện tử tối ưu nhé!

Tổng quan về Shopify vs Amazon

Trước khi phân tích về những điểm khác biệt giữa Shopify vs Amazon, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu tổng quan về hai nền tảng thương mại điện tử cực kỳ nổi tiếng trên thế giới hiện nay – Shopify vs Amazon là gì nhé!

Về Shopify

Shopify là nền tảng thương mại điện tử mạnh hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quản lý các cửa hàng trực tuyến chuyên sâu và toàn diện dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Người bán hàng trực tuyến trên Shopify chỉ cần xây dựng và quản lý các hoạt động kinh doanh kỹ thuật số một cách độc lập thông qua nền tảng này. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nổi tiếng đang sử dụng Shopify để điều hành cửa hàng trực tuyến của họ, bao gồm: Staples, Bombas, Heinz,…. Tuy nhiên, các gói dịch vụ cơ bản của nền tảng này vẫn được những người bán hàng cá nhân hoặc các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Tổng quan về Shopify

Bộ xử lý thanh toán được tích hợp trong hệ thống của riêng nền tảng – Shopify Payments, giúp quá trình triển khai thanh toán của người mua diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, còn doanh nghiệp sẽ chi trả một khoản chi phí tương ứng cho từng giao dịch được hoàn tất. Các theme trên Shopify cực kỳ đa dạng, phong phú, người dùng có thể lựa chọn hơn 100 theme khác nhau với thiết kế chuyên nghiệp và có thể tùy chỉnh sao cho phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình nhất có thể.

Ngoài ra, nền tảng thương mại điện tử Shopify còn được tích hợp rất nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý cửa hàng trực tuyến lẫn các khách hàng của mình, chẳng hạn như: khả năng liên kết với các nền tảng mạng xã hội social media phổ biến, tính năng giảm giá và thẻ quà tặng, khả năng lưu trữ thông tin – dữ liệu của khách hàng an toàn và bảo mật, tính năng hỗ trợ kết nối với trung tâm hệ thống xử lý đơn hàng như Amazon,… 

Nếu trong hệ thống của Shopify không có sẵn các tiện ích, giải pháp mà doanh nghiệp mong muốn, chúng ta có thể tìm thấy chúng trên phần Shopify App Business (ứng dụng doanh nghiệp của Shopify). Đây là nơi tích hợp hàng trăm nghìn ứng dụng với các tính năng chuyên nghiệp, phù hợp dành cho cửa hàng thương mại điện tử Shopify của doanh nghiệp, giúp chúng ta tối ưu và hợp lý hóa hơn nữa những hoạt động quản lý, kiểm soát của mình. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có các cửa hàng vật lý truyền thống bên cạnh trang web thương mại điện tử, chúng ta có thể sử dụng Shopify POS. Đây chính là một tùy chọn phần cứng hỗ trợ các điểm bán hàng thực tế của nền tảng.

Về Amazon

Khi kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử Amazon hoặc nếu chúng ta cung cấp các dịch vụ của mình thông qua Amazon Home Services, doanh nghiệp sẽ tự động sở hữu quyền truy cập vào cơ sở người tiêu dùng, bao gồm hàng triệu người mua cá nhân trên toàn thế giới . Chính vì vậy, việc bán hàng trực tuyến trên Amazon cực kỳ hữu ích cho những doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh online hoặc các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ, chưa có đủ số lượng lớn hàng tồn kho để có thể thiết lập nên một cửa hàng trực tuyến độc lập và tiến hành tiếp cận, thu hút các đối tượng khách hàng của riêng mình.

Còn đối với các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm kinh doanh trực tuyến hoặc những tập đoàn, doanh nghiệp nổi tiếng, có quy mô kinh doanh lớn trên thị trường, Amazon vừa là một nền tảng mang lại nguồn doanh thu tăng thêm hiệu quả, vừa là phương thức tiếp cận, thu hút nhóm khách hàng mới đến với cửa hàng trực tuyến riêng biệt của họ.

Tổng quan về Amazon

Quá trình thiết lập hồ sơ người bán cũng như liệt kê các mặt hàng mà chúng ta cung cấp trên Amazon không quá phức tạp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần một khoảng thời gian nhất định để nghiên cứu và triển khai thực tế để có thể thành thạo các hoạt động bán hàng trực tuyến trên Amazon.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải cẩn thận và tuân theo tất cả các chính sách trên nền tảng thương mại điện tử này. Người bán có thể đạt được nhiều lợi ích từ Fulfillment by Amazon (FBA) – một dịch vụ cho phép Amazon thay mặt chúng ta lưu trữ hàng hóa. Sau đó, khi phát sinh đơn hàng từ phía người mua, hệ thống của Amazon sẽ đảm nhận nhiệm vụ đóng gói và vận chuyển đến khách hàng cho doanh nghiệp.

Điểm khác biệt chính giữa Shopify vs Amazon

Sau khi đã hiểu tổng quan về Shopify vs Amazon, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích chi tiết các điểm khác biệt giữa hai nền tảng thương mại điện tử Amazon vs Shopify là gì nhé!

Cửa hàng trực tuyến và thiết lập giao diện

Điểm khác biệt đầu tiên giữa Shopify vs Amazon chính là về cửa hàng trực tuyến và thiết lập giao diện. Shopify cung cấp cho người dùng hơn 100 theme được thiết kế chuyên nghiệp và cho phép họ dễ dàng tùy chỉnh. Các theme trên Shopify đa dạng ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, bao gồm: kinh doanh quần áo thời trang và phụ kiện, bán hàng về thể thao, các sản phẩm hoặc dịch vụ giải trí,… Trình xây dựng trang web thương mại điện tử Shopify rất dễ dàng sử dụng và quá trình hệ thống duyệt cửa hàng, duyệt sản phẩm – dịch vụ cũng khá đơn giản. Chính vì vậy, những người bán hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp mới bắt đầu có thể triển khai công việc kinh doanh trực tuyến của mình ngay lập tức.

Shopify vs Amazon: Cửa hàng trực tuyến và thiết lập giao diện

Khi đăng ký gói cá nhân (gói Individual), người bán trên nền tảng Amazon sẽ được miễn phí nhận tài khoản người bán trên Amazon (Amazon Seller account). Chúng ta sẽ không thể thiết kế giao diện cửa hàng trực tuyến của mình như khi sử dụng nền tảng Shopify, tuy nhiên, người bán vẫn có toàn quyền kiểm soát các hình ảnh minh họa và nội dung mô tả sản phẩm – dịch vụ mà mình đang kinh doanh. So với một trang web thương mại điện tử độc lập, quá trình tiếp cận, thu hút khách hàng trên Amazon sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn vì nền tảng này sẽ hiển thị các mặt hàng của chúng ta ngay bên cạnh các sản phẩm của đối thủ, chia đều khả năng có được người mua cho các cửa hàng trực tuyến trên nền tảng này.

Các chiến lược marketing

Sự khác biệt giữa Amazon vs Shopify còn là ở các chiến lược marketing của hai nền tảng thương mại điện tử này. Hiện nay, mỗi tháng có hơn 197 triệu cá nhân có thể truy cập Amazon Marketplace, trong khi đó, con số này trên nền tảng Shopify là 56,5 triệu người. Mặc dù có lợi thế hơn hẳn về lưu lượng truy cập nhưng người bán hàng trên Amazon lại gặp phải sự cạnh tranh cao hơn rất nhiều so với khi hoạt động trên Shopify.

Lý do là vì tất cả các doanh nghiệp, công ty, người bán hàng cá nhân,… trên Amazon đều sử dụng cùng một hình thức và cách bố trí gian hàng thương mại điện tử của mình, gây nên vấn đề khó phân biệt cho người mua nếu chúng ta không thực sự nổi bật và mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, các công cụ truyền thông – marketing của Amazon sẽ cho phép chúng ta quảng bá các sản phẩm – dịch vụ của mình nhằm góp phần cải thiện sự hiện diện của mình trên các trang sản phẩm và trên kết quả tìm kiếm của người mua.

Shopify vs Amazon: Các chiến lược marketing

Shopify cho phép người bán có thể xây dựng, thiết kế nên một cửa hàng trực tuyến riêng, thay vì chỉ cung cấp một nền tảng thương mại điện tử và gian hàng của họ sẽ cùng hiện diện giống với các đối thủ cạnh tranh như Amazon. Doanh nghiệp cần triển khai các chiến lược marketing để có thể quảng cáo thương hiệu của mình một cách độc lập và tiếp cận, thu hút khách hàng truy cập vào trang web của mình. Nền tảng thương mại điện tử Shopify cũng tích hợp sẵn rất nhiều công cụ hỗ trợ quá trình triển khai các hoạt động marketing và SEO Shopify cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể kết nối trang web của mình với những nền tảng truyền thông mạng xã hội để sau đó, dễ dàng triển khai các hoạt động bán hàng trực tuyến trên các kênh này, chẳng hạn như trên Facebook. Shopify cũng có các công cụ tạo mã giảm giá và thẻ quà tặng nhằm kích thích người mua, gia tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Có thể nói, ưu điểm vượt trội hơn của Shopify trong các chiến lược marketing so với Amazon chính là cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp sẽ không bao giờ phải hiển thị ngay bên cạnh các đối thủ khác với cùng một giao diện và cách thức bố trí sản phẩm – dịch vụ tương tự như nhau.

Việc triển khai đơn hàng

Tiếp theo, điểm khác biệt giữa Shopify vs Amazon còn là việc triển khai đơn hàng. Amazon FBA (Amazon Fulfillment by Amazon) là dịch vụ dành cho các doanh nghiệp không muốn tốn quá nhiều thời gian, công sức và nguồn nhân lực cho việc xử lý hàng hóa tồn kho và quá trình phân phối sản phẩm đến người mua.

Tuy nhiên, nếu sử dụng gói cá nhân Individual, tài khoản bán hàng của chúng ta sẽ gặp giới hạn lưu trữ hàng hóa là 1 container 10 feet, còn tài khoản bán hàng của gói chuyên nghiệp (gói Professional) thì không gặp phải hạn chế này. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải chi trả các khoản phí được xác định theo kích thước, trọng lượng, danh mục cũng như tuyến đường phân phối của các loại hàng hóa, sản phẩm. Một điểm tuyệt vời của Amazon là ngay cả khi không phải là người bán hàng trên nền tảng này, chúng ta vẫn có thể sử dụng dịch vụ Amazon FBA.

Shopify vs Amazon: Việc triển khai đơn hàng

Đối với Shopify, nền tảng thương mại điện tử này cũng được trang bị một mạng lưới xử lý các đơn hàng cho người bán nhưng dịch vụ này không phát triển mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao như Amazon FBA. 

Chi phí triển khai và duy trì vận hành

Cuối cùng, sự khác nhau giữa hai nền tảng thương mại điện tử Shopify vs Amazon còn là ở chi phí triển khai và duy trì vận hành. Shopify cung cấp cho người dùng 4 gói dịch vụ chính. Mỗi gói trong số đó đều có sự gia tăng về mặt chi phí, các tính năng được tích hợp, những tiện ích bổ sung cũng như các ưu đãi đặc biệt về cổng thanh toán Shopify Payments và dịch vụ Shopify Shipping cho doanh nghiệp. Các gói dịch vụ chính của Shopify bao gồm:

  • Gói Shopify Basic có mức chi phí $29/tháng.
  • Gói Shopify có mức chi phí $79/tháng.
  • Gói Advanced Shopify có mức chi phí $299/tháng.
  • Gói Shopify Plus có mức chi phí $2,000/tháng.

Các tập đoàn, doanh nghiệp và công ty sở hữu số lượng đơn đặt hàng cao có thể lựa chọn gói dịch vụ Shopify Plus, còn những người bán cá nhân hoặc các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ, các công ty startup có thể lựa chọn gói dịch vụ có chi phí thấp nhất là Shopify Basic hoặc các gói còn lại tùy vào mục tiêu và nhu cầu thực tế. Ngoài ra, nếu tích hợp liên kết các sản phẩm Shopify, chúng ta cũng có thể bán hàng trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội, trên trang web hiện tại hoặc trên các blog với mức phí $5/tháng.

Chi phí triển khai và duy trì vận hành

Đối với nền tảng thương mại điện tử Amazon, đầu tiên, doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình gói dịch vụ cá nhân Individual hoặc gói dịch vụ chuyên nghiệp Professional. Đối với các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ, dự kiến ​​bán ít hơn 40 sản phẩm mỗi tháng, chúng ta nên lựa chọn gói Individual. Với gói dịch vụ này, người bán sẽ không phải trả phí thành viên mỗi tháng, tuy nhiên, chúng ta vẫn sẽ phải trả $0,99 cho mỗi mặt hàng đã bán cùng với tất cả các khoản chi phí bán hàng khác khi chúng ta sử dụng các tiện ích tích hợp của Amazon, chẳng hạn như chi phí đóng giao dịch và chi phí vận chuyển đơn hàng.

Chi phí hàng tháng của gói dịch vụ Professional là $39,99. Với gói dịch vụ này, doanh nghiệp sẽ không phải trả chi phí bán cho mỗi mặt hàng, tuy nhiên, chúng ta sẽ phải trả các loại phí như: chi phí đóng cửa, chi phí vận chuyển cũng như chi phí giới thiệu với mức thay đổi tùy thuộc vào danh mục sản phẩm của mình.

Sau đây là bảng tóm tắt các điểm khác biệt chính giữa hai nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng hàng đầu thế giới Shopify vs Amazon:

Shopify

Amazon

Cửa hàng trực tuyến và thiết lập giao diện

- Hơn 100 theme với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

- Cửa hàng trực tuyến được thiết lập độc lập, riêng biệt cho người bán.

- Giao diện giữa các gian hàng trực tuyến trên nền tảng đều giống nhau.

- Nhiều cửa hàng trực tuyến của chúng ta và của đối thủ đều cùng được hiển thị trên một nền tảng.

Các chiến lược marketing

Doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược SEO, content marketing, liên kết và bán hàng trên các trang mạng xã hội social media.

Hỗ trợ hiển thị sản phẩm trên các trang sản phẩm hoặc kết quả tìm kiếm của khách hàng.

Việc triển khai đơn hàng

Hệ thống xử lý đơn hàng giúp người bán ở mức cơ bản so với Amazon.

Hệ thống xử lý đơn hàng giúp người bán một cách toàn diện với dịch vụ Amazon FBA.

Chi phí triển khai và duy trì vận hành

- Gói Shopify Basic có mức chi phí $29/tháng.

- Gói Shopify có mức chi phí $79/tháng.

- Gói Advanced Shopify có mức chi phí $299/tháng.

- Gói Shopify Plus có mức chi phí $2,000/tháng.

- Nếu tích hợp cửa hàng và bán trên social media hoặc trên blog, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm mức phí $5/tháng.

- Gói Individual miễn phí tháng nhưng doanh nghiệp sẽ trả cho Amazon $0,99 cho mỗi mặt hàng bán thành công.

- Gói Professional có mức chi phí $39,99/tháng.

Triển khai đồng thời cả Amazon và nền tảng Shopify

Shopify vs Amazon đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng biệt, do đó, doanh nghiệp có thể triển khai kết hợp cả hai nền tảng thương mại điện tử này với nhau để có thể tối ưu những hoạt động kinh doanh trực tuyến và đem lại mức doanh số, lợi nhuận bán hàng online tuyệt vời nhất cho mình.

Chúng ta có thể tích hợp Amazon vào hệ thống quản lý của Shopify chỉ với một vài thao tác đơn giản và xây dựng nên một cửa hàng trực tuyến của riêng mình, đồng thời, triển khai các chiến lược truyền thông – quảng bá sản phẩm – dịch vụ của mình trên thị trường kinh doanh trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay. Sau khi liên kết Amazon với Shopify, hệ thống của Shopify sẽ cho phép người dùng nhanh chóng đồng bộ hóa các thông tin – dữ liệu về hàng hóa tồn kho, các sản phẩm – dịch vụ, liên kết hàng hóa, tạo nên các danh sách hay thiết kế nhiều ưu đãi trên Amazon trực tiếp từ Shopify.

Triển khai Shopify vs Amazon

Để có thể thêm kênh bán hàng Amazon vào cửa hàng trực tuyến Shopify của mình, doanh nghiệp chỉ cần tạo Amazon Seller account (tài khoản người bán trên Amazon). Chúng ta cần lưu ý, tài khoản thuộc gói dịch vụ Professional trên Amazon sẽ tính phí. Do đó, bên cạnh việc trả phí đăng ký gói dịch vụ Shopify tương ứng hàng tháng, chúng ta sẽ cần thanh toán thêm cho gói dịch vụ Amazon Professional.

Có thể nói, triển khai kết hợp hai nền tảng thương mại điện tử hàng đầu thế giới Amazon vs Shopify chính là một khoản đầu tư khôn ngoan nếu doanh nghiệp sẵn sàng phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến và mở rộng quy mô toàn cầu.

Kết luận

Hiểu tổng quan về Shopify vs Amazon, phân tích cụ thể được những điểm khác biệt chính giữa hai nền tảng thương mại điện tử này cũng như nắm rõ được hướng triển khai kết hợp giữa Amazon vs Shopify như thế nào sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả kinh doanh thương mại điện tử tối ưu.

Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về kinh doanh trực tuyến, phương pháp triển khai hiệu quả các nền tảng thương mại điện tử cũng như cách tối ưu doanh số, lợi nhuận bán hàng online, hãy đăng ký theo dõi những bài viết mới nhất của Magenest nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.