Trong quá trình triển khai website cho hoạt động kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp phải thường xuyên quản lý website bán hàng của mình. Điều này sẽ giúp chúng ta hạn chế các lỗi sai kỹ thuật, tối ưu SEO, tăng tỷ lệ chuyển đổi để từ đó, nâng cao doanh số và doanh thu vượt bậc cho mình.
Trong bài viết này, Magenest sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một số bí quyết quản lý website bán hàng thật hiệu quả nhé!
Mục lục
Quản lý website bán hàng là gì?
Quản lý website bán hàng là quá trình doanh nghiệp quản trị, tối ưu và bảo dưỡng website của mình nhằm đem đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng truy cập. Những công việc cơ bản cần đảm bảo thực hiện khi chúng ta quản lý website bán hàng sẽ bao gồm: duy trì server, sửa lỗi lập trình code, tối ưu giao diện hiển thị, quản lý nội dung, tối ưu SEO, theo dõi traffic, bảo dưỡng và cập nhật,…
Nếu như không thường xuyên và liên tục quản lý website bán hàng, trang web của chúng ta sẽ kém chất lượng, dễ dàng bị hỏng hay bị sập, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những trải nghiệm thực tế của khách hàng.
Bí quyết quản lý website bán hàng hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Quản lý giao diện của website
Bí quyết quản lý website bán hàng hiệu quả đầu tiên dành cho doanh nghiệp chính là quản lý giao diện của website. Giao diện trang web cần đảm bảo dễ dàng sử dụng và trực quan, thân thiện với người dùng. Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật giao diện website, bao gồm về cả khía cạnh các hình ảnh hiển thị bên ngoài lẫn những tính năng điều hướng người dùng bên trong để có thể tối ưu trải nghiệm sử dụng.
Để cập nhật giao diện của website, chúng ta có thể triển khai hệ thống phân tích các dữ liệu nhằm ghi nhớ hành vi khách hàng để từ đó, tiến hành điều chỉnh sao cho phù hợp với quy trình vận hành cũng như dễ dàng cho người dùng truy cập nhất. Ngoài ra, hãy thường xuyên theo dõi, kiểm tra và ngay lập tức xử lý các lỗi hình ảnh, bảng biểu, Internal/External Link (tức Link dẫn đến bài viết nội bộ/Link dẫn đến bài viết bên ngoài) trên website bán hàng của doanh nghiệp.
Quản lý nội dung trên website
Bí quyết quản lý website bán hàng hiệu quả tiếp theo dành cho doanh nghiệp chính là quản lý nội dung trên website. Nội dung hay content là một trong các yếu tố giúp Google đánh giá và xếp hạng cho website bán hàng của doanh nghiệp. Hiện nay, Google luôn liên tục thay đổi và cập nhật các thuật toán mới nhằm đánh giá chính xác hiệu quả các website. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các nội dung trên website sao cho chúng thật thể hiện tính hữu ích và mang lại nhiều giá trị cho người dùng.
Dù doanh nghiệp thay đổi, chỉnh sửa, cập nhật nội dung trên website bán hàng như thế nào thì mọi chiến lược cần đảm bảo tính nhất quán và luôn phù hợp với các giá trị cốt lõi của thương hiệu, đồng thời, làm nổi bật hình ảnh các sản phẩm – dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.
Cập nhật sản phẩm trên website
Bí quyết quản lý website bán hàng hiệu quả tiếp theo dành cho doanh nghiệp chính là cập nhật sản phẩm trên website. Menu sản phẩm chính là thành phần quan trọng nhất trên website bán hàng, do đó, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây khi tiến hành cập nhật sản phẩm trên website.
Danh mục sản phẩm
Trong phần danh mục sản phẩm, doanh nghiệp cập nhật đầy đủ tiêu đề, mô tả hình ảnh cho danh mục sản phẩm. Thông thường, số lượng sản phẩm trên website bán hàng rất nhiều, do đó, danh mục sản phẩm chi tiết, đầy đủ và chính xác sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm trực tuyến trên website. Đối với phần mô tả danh mục, doanh nghiệp hãy tối ưu sao cho thật ngắn gọn, súc tích, bao quát toàn bộ thông tin danh mục để thu hút khách hàng truy cập.
Hình ảnh sản phẩm
Hình ảnh sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt, trên website bán hàng, doanh nghiệp cần lựa chọn những hình ảnh rõ ràng, sắc nét, thể hiện đúng các góc của hàng hóa để tăng tính trực quan và rõ ràng cho khách hàng tham khảo. Ngoài ra, trên hình ảnh sản phẩm cũng có thể chèn thêm logo thương hiệu hoặc tên website góp phần điều hướng và tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Doanh nghiệp nên lưu hình ảnh sản phẩm dưới dạng đuôi .jpg để giảm dung lượng ở mức tối thiểu. Tên sản phẩm cũng cần được lưu ở dạng không dấu và có ký tự gạch ngang ở giữa từng từ để giúp tăng thứ hạng tìm kiếm cho hình ảnh, chẳng hạn như dich-vu-toi-uu-seo-website-tong-the-cua-magenest.jpg
Mô tả sản phẩm
Nội dung trong mô tả sản phẩm cần được thể hiện một cách tổng quát về sản phẩm – dịch vụ để khách hàng có thể dễ dàng và nhanh chóng nắm bắt các thông tin về hàng hóa. Trong mô tả sản phẩm, doanh nghiệp nên chèn từ khoá về sản phẩm – dịch vụ ở ngay đầu đoạn văn để tỷ lệ tìm kiếm và thứ hạng sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm được tăng trưởng hơn.
Nội dung chi tiết
Doanh nghiệp cần viết nội dung chi tiết sản phẩm – dịch vụ đầy đủ, chính xác và kèm theo hình ảnh hay Video minh họa để làm rõ hơn nội dung mà chúng ta muốn truyền đạt đến khách hàng. Nội dung càng chi tiết bao nhiêu thì khách hàng càng hiểu rõ sản phẩm – dịch vụ bấy nhiêu, nhờ đó, tỷ lệ chuyển đổi và chốt đơn trên website bán hàng của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng đáng kể.
Chẳng hạn, nếu sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp là hàng công nghệ, điện máy, điện gia dụng,… thì họ cần phải ghi chú rõ ràng các thông số kỹ thuật, hướng dẫn lắp đặt, bản vẽ, nguồn gốc – xuất xứ,…
Giá bán sản phẩm
Giá bán sản phẩm là yếu tố không thể thiếu trên website và đây cũng chính là yếu tố mà bất cứ khách hàng nào cũng đều quan tâm. Nếu sản phẩm có giá cố định, hãy thể hiện nguyên giá, còn trường hợp sản phẩm đang có khuyến mãi, chúng ta có thể thiết lập giá gốc, phần trăm giảm và giá đã giảm đồng thời trên giao hiện để thu hút khách hàng ưa thích các chương trình ưu đãi, giảm giá.
Quản lý Hosting và sao lưu dữ liệu
Bí quyết quản lý website bán hàng hiệu quả tiếp theo dành cho doanh nghiệp chính là quản lý Hosting và sao lưu dữ liệu. Doanh nghiệp hãy đảm bảo đường truyền Hosting luôn hoạt động bình thường bằng cách thường xuyên theo dõi máy chủ để kịp thời nhận biết các sự cố bất ngờ có thể phát sinh để từ đó, thiết lập các phương án khắc phục. Ngoài ra, để tránh những tình huống như website bị sập, các dịch vụ lưu trữ bị tin tặc hack,… doanh nghiệp cần lưu trữ dữ liệu thường xuyên và có những bản lưu trữ ngoài website.
Quản lý hệ thống thanh toán
Bí quyết quản lý website bán hàng hiệu quả tiếp theo dành cho doanh nghiệp chính là quản lý hệ thống thanh toán. Hệ thống thanh toán trực tuyến giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tiến hành nhanh chóng và thuận tiện, đồng thời, giảm tối đa tỷ lệ hủy đơn hàng cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp luôn cần đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho toàn bộ thông tin – dữ liệu của khách hàng, bao gồm: số tài khoản, họ tên và số chủ thẻ,… của khách hàng khi chúng ta quản lý hệ thống thanh toán trực tuyến. Việc này giúp doanh nghiệp có thể bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng an toàn, tránh các nguy cơ lừa đảo và dữ liệu bị tin tặc đánh cắp hoặc bị rò rỉ ra bên ngoài.
Xây dựng kế hoạch tối ưu SEO và Marketing
Bí quyết quản lý website bán hàng hiệu quả tiếp theo dành cho doanh nghiệp chính là xây dựng kế hoạch tối ưu SEO và Marketing. Trong đó, tối ưu SEO hiệu quả sẽ giúp tăng thứ hạng tìm kiếm và tăng tỷ lệ tiếp cận, chuyển đổi khách hàng đến website từ các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần triển khai kế hoạch truyền thông – marketing liên kết với các nền tảng social media và sử dụng email marketing để tương tác, tiếp cận, giữ mối quan hệ lâu dài, góp phần lớn vào quá trình chốt đơn với khách hàng.
Đánh giá hiệu suất quản lý website bán hàng
Bí quyết quản lý website bán hàng hiệu quả cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng dành cho doanh nghiệp chính là đánh giá hiệu suất quản lý website. Sau một thời gian hoạt động website nhất định, doanh nghiệp cần xem xét, kiểm tra và đánh giá kết quả của cả quá trình xem có hiệu quả không. Hãy tiếp tục phát huy các điểm mạnh đã thực hiện được và có các kế hoạch chỉnh sửa, cải thiện những những điểm yếu và các vấn đề khó khăn, thách thức phát sinh.
Tầm quan trọng của việc quản lý website bán hàng
Hạn chế các lỗi kỹ thuật website dễ mắc phải
Việc quản lý website bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế các lỗi kỹ thuật website dễ mắc phải. Chẳng hạn, người dùng truy cập sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu khi truy cập vào một website bị lỗi, liên kết không hiển thị, tốc độ tải trang quá chậm,… Khi thường xuyên quản lý website, chúng ta sẽ kịp thời xử lý các lỗi này và cải thiện trải nghiệm cho khách hàng.
Đảm bảo duy trì các tính năng của website
Việc quản lý website bán hàng còn giúp doanh nghiệp đảm bảo duy trì các tính năng của website và giúp khách hàng có thể có những trải nghiệm trực tuyến mang tính nhất quán. Doanh nghiệp cần đảm bảo khách hàng truy cập trang web sẽ dễ dàng được điều hướng đến những trang danh mục hay các thông tin mà họ có nhu cầu chứ không phải điều hướng đến sai vị trí trang.
Tối ưu SEO website hiệu quả
Việc quản lý website bán hàng còn giúp doanh nghiệp tối ưu SEO website hiệu quả. Google thường xuyên đánh giá và sẽ loại bỏ các website không được cập nhật hoặc mắc các lỗi liên kết để ưu tiên hiển thị các trang web đang hoạt động tích cực và hiệu quả hơn. Do đó, thường xuyên quản lý, cập nhật website sẽ giúp việc tối ưu SEO của trang trở nên hiệu quả.
Kết luận
Quản lý website bán hàng trong kinh doanh trực tuyến là vô cùng quan trọng vì hoạt động này giúp doanh nghiệp hạn chế các lỗi sai kỹ thuật, tối ưu SEO, tăng tỷ lệ chuyển đổi để từ đó, nâng cao doanh số và doanh thu vượt bậc cho mình.
Để cập nhật nhanh những tin tức mới nhất về quản trị doanh nghiệp, quản lý kinh doanh thương mại điện tử và những hướng dẫn về xây dựng và triển khai website bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!