5 Câu hỏi giúp bạn nắm bắt sự phục hồi kinh tế Châu Á hậu Covid-19

Nếu cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 hay cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 gần đây đã dạy chúng ta một điều gì đó, thì đó là việc những doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các điều kiện hậu khủng hoảng. Trên khắp châu Á, chúng ta đã chứng kiến nhiều thị trường ở các giai đoạn phục hồi khác nhau. Hàn Quốc, nơi không bao giờ thực sự đóng cửa, đã quay trở lại hoạt động bình thường. Trung Quốc đang trong quá trình mở cửa lại nền kinh tế, và dự đoán rằng việc tiêu dùng và sản xuất sẽ nhanh chóng tăng tốc trở lại. Trong khi đó, thị trường Đông Nam Á thì vẫn đứng yên và đóng cửa.

Khi bạn chủ động lên kế hoạch về cách quản lý doanh nghiệp và tiếp thị của mình trong giai đoạn hậu khủng hoảng, thì đây là năm câu hỏi bạn nên đặt ra.

Câu hỏi giúp bạn nắm bắt sự phục hồi kinh tế Châu Á hậu Covid-19

Đại dịch covid-19 là vấn nạn toàn cầu ảnh hưởng trầm trọng đến ngành kinh tế. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể đối mặt với những thách thức trên?

Doanh nghiệp của bạn có gây ấn tượng trong cuộc khủng hoảng?

Khách hàng luôn theo dõi và xem xét các thương hiệu hành xử như thế nào trong khoảng thời gian khủng hoảng vì đại dịch. Thứ nhất, cách doanh nghiệp quản lý các vấn đề của khách hàng khi đối phó với đại dịch, cách họ đối xử với các nhân viên là nạn nhân của đại dịch covid-19 khi phải nghỉ việc theo quy định nhà nước và cuối cùng là cách doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và phát triển dịch vụ cả trong và sau khủng hoảng.

Khi cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra ở Trung Quốc, nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE và China Telecom đã hợp tác trong việc sản xuất công nghệ 5G để chẩn đoán bệnh nhân nhiễm coronavirus từ xa. Cơ sở chẩn đoán từ xa 5G đầu tiên này hoạt động như một nút trung tâm, đáp ứng với gần 30 bệnh viện cùng một lúc.

Trên khắp châu Á, nhiều doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn cũng đã chủ động bảo vệ nhân viên trong việc trả lương và bảo đảm công việc, hỗ trợ nhân viên y tế và đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế nước nhà. Trong một bức thư ngỏ, Tập đoàn Alibaba và Ant Financial cho biết, “Đây là thời điểm mà hàng triệu triệu người tiêu dùng cần dịch vụ của chúng tôi và cuộc chiến kinh tế phải tiếp tục cùng với cuộc chiến chống lại virus.”

Thời điểm xấu thường đem lại những người tốt. Công ty của bạn đã làm gì trong thời gian khủng hoảng và dự định làm gì sau khi kết thúc giai đoạn đó? Khách hàng của bạn có công nhận và đánh giá cao những nỗ lực của doanh nghiệp bạn không? Hành động hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp của bạn như thế nào trong những tháng tới?

Sức mua tăng như cũ liệu đó đảm bảo cho sự phục hồi kinh tế?

Các thương hiệu có độ quen thuộc lớn luôn khiến khách hàng bị ám ảnh, thực dụng, sáng tạo và có cảm hứng vượt trội so với các nhóm ngang hàng khác. Nhưng chủ nghĩa thực dụng thay đổi như thế nào khi sự hy vọng và nỗi sợ hãi của khách hàng quay trở lại? Những đổi mới quan trọng ngày hôm qua vẫn có cùng một ý nghĩa vào ngày mai? Làm thế nào các doanh nghiệp có thể truyền cảm hứng cho khách hàng khi họ đang đánh giá lại các ưu tiên, lựa chọn tiêu dùng và thậm chí các thương hiệu yêu thích? Bây giờ chính là thời điểm tốt nhất để xem xét lại mục đích thương hiệu và xác định những hướng đi mới.

Trên khắp các ngành công nghiệp, nhiều thương hiệu đi đầu đang suy nghĩ lại về hoạt động kinh doanh mà họ đã từng làm, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để duy trì sự phù hợp và phục vụ tốt hơn không chỉ với khách hàng hiện tại, mà quan trọng hơn là “khách hàng của ngày mai”.Một ví dụ về những người sử dụng bảo hiểm AXA đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ người trả tiền sang đối tác, mở rộng đề xuất các dịch vụ khác ngoài bảo hiểm để cung cấp cho khách hàng nhiều quyền truy cập hơn vào các dịch vụ và các quyền lợi về tư vấn, chăm sóc sức khỏe. AB InBev cũng đang xem xét lại danh mục đồ uống của mình ngoài bia, đáp ứng nhu cầu mới trong nhiều dịp khác nhau hơn. Doanh nghiệp này cũng đang xem xét lại các đề xuất của người tiêu dùng như mang lại trải nghiệm mới cho người tiêu dùng tại nhà như phát trực tiếp DJ hàng tuần và các sự kiện chơi game điện tử.

Bất kể mức độ gián đoạn phải đối mặt trong ngành và mức độ thay đổi trong thói quen, mong đợi của khách hàng là gì thì điều quan trọng là phải suy nghĩ về “người tiêu dùng của ngày mai” và đánh giá lại các đề xuất để phù hợp và duy trì đồng bộ với những thay đổi sau đó .

Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những gì sau cuộc khủng hoảng?

Không phải tất cả các ngành công nghiệp đều bị tác động theo cùng một cách trong cuộc khủng hoảng. Các ngành du lịch, khách sạn, giải trí, nhà hàng và bán lẻ gần như đã ngừng hoạt động và sẽ phải đối mặt với những trận gió lớn. Những ngành này sẽ cần quản lý tiền mặt, mong muốn của người tiêu dùng và thời gian để quay trở lại hoạt động.

Tuy nhiên, các lĩnh vực khác cũng đang bùng nổ trong giai đoạn này. Làm việc tại nhà đã là một giải pháp tối ưu trong các  dịch vụ hội nghị và thay thế cho đi làm tại văn phòng, hàng loạt các công nghệ được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu này như WeChat Work ở Trung Quốc hay Zoom trên toàn cầu. Các nhà cung cấp dịch vụ từ xa đã tìm thấy mức kỷ lục sử dụng dịch vụ trên toàn thế giới. Tại Trung Quốc, Ping An Good Doctor hợp tác với chính quyền khu vực để cung cấp tư vấn trực tuyến và điện thoại theo thời gian thực, xử lý hơn 1 tỷ lượt truy cập nền tảng vào lúc cao điểm của vụ dịch. Hơn nữa, công ty đã thành lập liên doanh với Grab để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tuyến đến Đông Nam Á. Cuộc khủng hoảng không chỉ đẩy nhanh việc áp dụng và thâm nhập, nó cũng đã loại bỏ các rào cản và mở ra các cơ hội thị trường mới.

Dịch vụ giao hàng tận nhà là một ngành công nghiệp khác sẽ được hưởng lợi từ những cơn gió mạnh trong giai đoạn bình thường mới trở lại, khi những doanh nghiệp tiếp tục thấy những nhu cầu cao đối của người dùng và mở rộng các dịch vụ của họ. Meituan đã tận dụng cơ hội để mở rộng các dịch vụ giao hàng ngoài thực phẩm và tạp hóa, bao gồm cả điện thoại thông minh và các sản phẩm làm đẹp. Grab đã điều chỉnh thị trường mới bằng cách nhân rộng các phân khúc giao hàng thực phẩm và tạp hóa.

Thời kỳ hậu khủng hoảng sẽ là thời gian để tăng gấp đôi sự tăng trưởng hay là khoảng thời gian bảo tồn tài chính và chuẩn bị cho những thời điểm tốt hơn? Bây giờ chính là lúc để các CFO, các trưởng nhóm bán hàng và nhóm điều hành để xem xét những quan điểm về con đường mà doanh nghiệp sẽ chọn.

Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những gì sau cuộc khủng hoảng?

Nhằm đảm bảo các hoạt động học tập, làm việc diễn ra suôn sẻ trong giai đoạn dịch covid-19, hàng loạt các dịch vụ đã được phát triển nhằm phục vụ cho việc làm việc từ xa của mọi người

Bạn có đủ vững vàng để đối mặt với bất ngờ nằm ở phía trước không?

Trong giai đoạn đại dịch coronavirus xảy ra , các điều kiện đang thay đổi hàng ngày và khiến cho các tổ chức phải tự động điều chỉnh theo thông tin mới. Liệu đây có phải là một làn sóng bùng phát thứ hai? Khách hàng của bạn sẽ phải đối mặt với những hạn chế chi tiêu mới, hay họ sẽ bắt kịp để đáp ứng những nhu cầu chưa được đáp ứng? Người tiêu dùng sẽ thay đổi thói quen và sở thích của họ? Đối thủ kinh doanh của bạn đang chuẩn bị những gì rồi?

Lập danh sách những kịch bản có thể xảy ra là một phương thức cực kỳ hữu ích để chuẩn bị cho những thời điểm không chắc chắn. Bằng cách đưa ra một loạt các tình huống có khả năng xảy ra, doanh nghiệp có thể thảo luận về cách mà họ sẽ tiếp cận từng tình huống và đánh giá tác động của từng kịch bản. Nó có thể giúp bạn lập kế hoạch với các điều kiện thay đổi và giúp bạn chuẩn bị bản đồ đường đi để làm rõ hơn kịch bản nào đang diễn ra.

Giai đoạn chạy nước rút cũng có thể khá hữu ích. Dựa trên thông tin có được thì nhóm phát triển của bạn sẽ tập trung vào việc gì để đạt được những thành tựu nhất định trong hai tuần tới? Đường chân trời ngắn hơn này có thể giúp tạo ra năng lượng và sắp xếp các nhóm của bạn có năng suất cao trong môi trường đầy biến động. Đó là một con đường đủ dài để hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, nhưng đủ ngắn để thích ứng với thông tin mới như đã biết.

Nền tảng kỹ thuật số và nỗ lực chuyển đổi của bạn đã đủ vững chắc?

Nhiều kỹ thuật tiếp thị thực sự đã không còn là sự lựa chọn. Sự tích hợp đầy đủ và liền mạch giữa trải nghiệm kỹ thuật số và ngoại tuyến không còn là giới hạn đối với các nhà bán lẻ có tư duy tiến bộ như Nike, Starbucks hay Hema Fresh. Xu hướng này đang trở nên cực kỳ phổ biến với người tiêu dùng.

Theo một báo cáo về Chuyển đổi kỹ thuật số năm 2019 đã chỉ ra rằng phần lớn các doanh nghiệp châu Á đang trên hành trình chuyển đổi kỹ thuật số. Ví dụ, ở Trung Quốc, 89% các công ty được phỏng vấn đã thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số đa ngành và toàn doanh nghiệp trước Covid 19. 42% trong số họ có các chuyển đổi kỹ thuật số do CEO trực tiếp lãnh đạo so với 29% trong phần còn lại. Chúng ta có thể mong đợi chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tăng tốc và trở thành ưu tiên cao hơn nữa đối với nhiều CEO ở châu Á.

Nhờ vào quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đáng kể đang diễn ra, Starbucks đã quản lý việc đóng cửa khá tốt so với các nhà bán lẻ khác. Starbucks Trung Quốc đã xây dựng và phát triển trải nghiệm bán lẻ trực tuyến Starbucks Now và Starbucks Delivers, bao gồm đặt hàng trên điện thoại di động, theo dõi, thanh toán, khách hàng thân thiết và tặng quà điện tử. Cùng với đó, thương hiệu này hợp tác giao hàng với Alibaba, điều này mang lại lợi thế cho công ty rất lớn. Vào ngày 27 tháng 4, Starbucks tuyên bố đã hợp tác với công ty Sequoia Capital Nhật Bản để thực hiện các khoản đầu tư chiến lược. Sự hợp tác này sẽ đẩy nhanh sự phát triển của Starbucks nhằm tiếp cận các doanh nghiệp công nghệ và hệ sinh thái kỹ thuật số Trung Quốc.

Nếu bạn từng cần một lý do để thuyết phục lãnh đạo công ty tăng tốc và mở rộng các sáng kiến ​​chuyển đổi kỹ thuật số, thì bây giờ chính là lúc để làm việc rồi. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là bạn nên bắt đầu từ đâu. Có một cách tiếp cận hoạt động khá tốt là xác định các trường hợp sử dụng khác nhau và sau đó ưu tiên những trường hợp đó. Chúng tôi thường bắt đầu với một danh sách toàn diện gồm 25 vấn đề và làm việc với các nhà tiếp thị để chọn năm hoặc sáu vấn đề quan trọng nhất, sắp xếp chúng và chỉ định một nhóm dự án để giải quyết.

Kết luận

Sự khó khăn mà chúng ta phải đối mặt trong thời kỳ khủng hoảng đồng thời cũng mang đến rất nhiều cơ hội và những hiểu biết mới. Khi bạn nhìn về phía trước và xem xét những gì sẽ xảy ra tiếp theo thì trước hết hãy bắt đầu bằng năm câu hỏi này và từ đó tự tạo một kế hoạch cho riêng mình.

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.

Dẫn đầu cuộc chơi
thương mại điện tử B2B
eBook giúp doanh nghiệp B2B triển khai thành công chiến lược TMĐT, gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tăng trưởng doanh thu bền vững.