Native App và Hybrid App đều là những loại ứng dụng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp triển khai hiện nay. Để lựa chọn được dạng ứng dụng phù hợp nhất triển khai trong quá trình kinh doanh thương mại điện tử trên App Mobile, doanh nghiệp cần tìm hiểu cụ thể về các công nghệ phát triển cũng như ưu nhược điểm của Hybrid App và Native App.
Trong bài viết sau, Magenest sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những kiến thức hữu ích về Native App và Hybrid App bao gồm: tổng quan về việc phát triển, các Framework phát triển, ưu nhược điểm cũng như so sánh chi tiết hai loại ứng dụng này.
Tổng quan về Native App
Để có được cái nhìn toàn diện và lựa chọn được loại ứng dụng nào, doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết về Native App và Hybrid App. Trong phần này, Magenest sẽ mang đến cho doanh nghiệp những kiến thức chi tiết về việc phát triển Native App, các công nghệ phát triển cũng như ưu nhược điểm của loại ứng dụng này nhé!
Việc phát triển Native App
Nếu muốn so sánh giữa Native App và Hybrid App, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ những tính năng quan trọng của loại ứng dụng Native App này. Native App được lập trình theo hướng riêng biệt dành cho một hệ điều hành duy nhất dẫn đến việc các công nghệ được triển khai cho ứng dụng cũng sẽ rất khác nhau. Hiện nay, để lập trình và phát triển ứng dụng trên hệ điều hành Android, các chuyên gia công nghệ cần triển khai các Framework là Java hoặc Kotlin, còn trên hệ điều hành iOS, chúng ta sẽ sử dụng Swift hoặc Objective-C.
Khi tiếp cận theo phương hướng này, doanh nghiệp cần phải lập trình cả hai ứng dụng trong cùng lúc cho cả nền tảng Android và iOS. Quy trình này chắc chắn sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí và nguồn lực nhưng kết quả mà chúng ta nhận về sẽ cực kỳ hiệu quả và ấn tượng. Người dùng sử dụng ứng dụng sẽ nhận được những trải nghiệm nhanh chóng cũng như khả năng phản hồi của App tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra hiệu năng tốt hơn của Native App cũng là lợi thế để phát triển các ứng dụng di động mang tính phức tạp, cần xử lý nhiều Animation cũng như mức độ Render cao nhiều. Không những vậy, hoạt động bảo mật an toàn thông tin – dữ liệu cũng là một tính năng lợi thế khác của Native App.
Các công nghệ phát triển Native App
Trên iOS
Hiện nay, hai công nghệ phát triển Native App chủ yếu trên hệ điều hành iOS chính là Objective-C và Swift.
- Objective-C: Đây là ngôn ngữ lập trình có quá trình phát triển lâu dài và được ứng dụng rộng rãi với nhiều thư viện sẵn có cùng đội ngũ chuyên gia kỹ thuật đông đảo hiện nay. Ngôn ngữ Objective-C là một Framework có tính hoàn thiện cùng khả năng tương thích dễ dàng, hiệu quả với nhiều dạng công nghệ lập trình khác nhau. Mặc dù sở hữu nhiều lợi ích và ưu điểm nổi bật, thỉnh thoảng, ngôn ngữ này vẫn không có khả năng hỗ trợ toàn bộ các tính năng mới nhất được cập nhật.
- Swift: Đây là Framework lập trình khá mới mẻ và được Apple giới thiệu trên thị trường gần đây. Ngôn ngữ Swift dần trở thành sự lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng dạng ứng dụng Native App trên hệ điều hành iOS. Các chuyên viên lập trình đã chỉ ra những ưu điểm nổi bật nhất của ngôn ngữ này chính là hiệu suất nhanh hơn, khả năng dễ học và dễ triển khai làm việc. Không những vậy, Swift hiện tại đang được các chuyên gia liên tục phát triển với hy vọng ngôn ngữ này có thể thay thế được Objective-C trong một tương lai gần. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng và liên tục này, Swift có thể thiếu bị một số Component (tức thành phần cấu tạo nên hệ thống công nghệ).
Trên Android
Hiện nay, hai công nghệ phát triển Native App chủ yếu trên hệ điều hành Android chính là Java và Kotlin.
- Java: Java là ngôn ngữ lập trình không những được triển khai phổ biến cho các ứng dụng di động trên hệ điều hành Android mà được sử dụng cho nhiều hệ thống khác. Phần lớn việc phát triển các phần mềm trên Desktop và Website đều dựa trên ngôn ngữ Java này. Chính vì vậy, Java đã trở thành Framework cực kỳ quan trọng và đặc biệt và các nhà lập trình có thể truy cập dễ dàng vào thư viện sẵn có. Không những vậy, Java còn giúp chúng ta đơn giản hóa được quy trình tổng thể trong lập trình. Tuy nhiên, khi xây dựng các ứng dụng dựa trên Java, chúng ta cần trang bị nhiều bộ nhớ hơn và ngôn ngữ lập trình này hoạt động cũng hơi chậm hơn so với những dạng Framework khác.
- Kotlin: Đây là ngôn ngữ lập trình được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ làm việc với Java cùng Máy ảo Java. Chính vì vậy, khi sử dụng ngôn ngữ Kotlin, chúng ta cần nhận được sự phê duyệt của Google cho việc xây dựng ứng dụng trên hệ điều hành Android. So với Java ưu điểm chủ yếu của Kotlin chính là giao diện cho phép chúng ta dễ dàng làm việc với các Syntax (tức cú pháp) ngắn hơn, từ đó, giảm thiểu thời gian của cả quá trình lập trình hơn rất nhiều. Hiện nay, Kotlin được sử dụng thay thế cho trình biên dịch Java tiêu chuẩn trong ứng dụng Android Studio. Một số doanh nghiệp nổi tiếng đang sử dụng ngôn ngữ lập trình Kotlin cho các ứng dụng trên hệ điều hành Android là: Pinterest, Flipboard Expedia và Square.
Ưu nhược điểm của Native App
Để tìm ra được cách tiếp cận phù hợp nhất với người dùng cũng như đáp ứng được nhu cầu, mục tiêu của doanh nghiệp, nhà lập trình cần tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm của từng loại ứng dụng. Trong phần này, Magenest sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những kiến thức cụ thể về ưu nhược điểm của Native App nhé!
Ưu điểm
- Hiệu năng tốt: Ưu điểm đầu tiên của Native App chính là hiệu năng ứng dụng nhanh chóng và cực kỳ tốt. Native App có được ưu điểm này là do ứng dụng được xây dựng nên từ một Framework duy nhất dựa trên nền tảng Native.
- Khả năng bảo mật an toàn dữ liệu cao: Khả năng bảo mật đối với Native App sẽ dễ dàng và hiệu quả cao hơn rất nhiều. Đây chính là lợi thế cực kỳ quan trọng mà nhiều doanh nghiệp quan tâm khi cung cấp các ứng dụng cho người dùng của mình, nhất là các công ty kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, Fintech,… với nhiều dữ liệu cá nhân, nhạy cảm.
- Chức năng tổng thể: Native App có khả năng kết nối những tính năng trong phần cứng của thiết bị với các Database khác nhau mà không cần đến sự hỗ trợ của Plugin hay các công cụ bổ sung.
- Mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng: Native App sở hữu hiệu suất cao và khả năng hoạt động mạnh mẽ, dễ dàng ngay cả khi ngoại tuyến. Từ đó, dạng ứng dụng này sẽ mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng hơn so với các dạng ứng dụng khác.
Nhược điểm
- Tốn nhiều chi phí và thời gian: Native App vốn là một ứng dụng phức tạp, cần phải lập trình riêng biệt ở từng hệ điều hành khác nhau, do đó, doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều chi phí và thời gian cho việc thiết kế, phát triển, testing hay nâng cấp, cập nhật, bảo trì ứng dụng.
- Codebase bị phân tán: Nhược điểm này là do việc một số tính năng không thể khả dụng ở từng hệ điều hành khác nhau. Không những vậy, đôi khi, doanh nghiệp cũng sẽ quá chú tâm phát triển, cập nhật ứng dụng ở một nền tảng này mà bỏ qua ứng dụng trên hệ điều hành khác, dẫn đến sự không đồng nhất giữa các nền tảng khác nhau.
Tổng quan về Hybrid App
Sau khi đã hiểu về Native App, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest xem xét chi tiết về Hybrid App để có cái nhìn cụ thể nhất và đưa ra được nên lựa chọn triển khai ứng dụng nào trong Native App và Hybrid App nhé!
Việc phát triển Hybrid App
Lúc đầu, Hybrid App được xây dựng là một Website, sau đó, loại ứng dụng này mới đưa vào các Container (tức vật chứa hay một cấu trúc dữ liệu). Chính vì vậy, Hybrid App cần phải sử dụng những API được thiết kế theo hướng đặc biệt nhằm đạt được các tính năng nền tảng, cơ bản. Đồng thời, Hybrid App cũng cần phải có sự tham gia của nhiều phương tiện bên thứ ba khác. Các dạng ứng dụng này được vận hành dựa trên việc kiểm soát các chế độ xem Website để nhận những tệp JavaScript Fullscreen và HTML cũng như tận dụng công cụ Render được tích hợp sẵn bên trong trình duyệt.
Các công nghệ phát triển Hybrid App
Như Magenest đã đề cập ở phần trên, doanh nghiệp triển khai Hybrid App thường sẽ phải làm việc với sự kết hợp của đa dạng công nghệ khác nhau. Sau đây, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các Framework phổ biến nhất hiện nay trong việc lập trình và phát triển Hybrid App, bao gồm: React Native, Xamarin và Ionic.
- React Native: Đây là mã nguồn mở được Facebook thiết kế nhằm ứng dụng được trên nhiều nền tảng khác nhau. Giao diện người dùng cũng được lập trình đơn giản hóa đáng kể để giúp tăng trưởng mạnh mẽ hiệu năng Reloading. Ngôn ngữ React Native được sử dụng chủ yếu do lợi thế rút ngắn thời gian vượt trội khi doanh nghiệp tiến hành phát triển ứng dụng. Các chuyên gia lập trình cũng dễ dàng hơn nếu muốn truy cập và triển khai ngay lập tức những đơn vị của ngôn ngữ. Tuy nhiên, Framework này cũng mang một số nhược điểm là thiếu một vài Component (tức thành phần cấu tạo nên hệ thống công nghệ) nhất định. Nhà phát hành Facebook cùng cộng đồng người dùng React Native hiện vẫn thường xuyên cập nhật những thông tin hỗ trợ mới nhất về vấn đề này.
- Xamarin: Đây là một Framework mở và được Microsoft hỗ trợ, duy trì liên tục. Gần đây, Microsoft đã quyết định phát triển Hybrid App theo hướng mới, cho phép Code sẽ khả dụng trên nhiều nền tảng khác nhau, giúp rất nhiều cho việc cải thiện tốc độ lập trình cũng như đơn giản hóa hoạt động bảo trì các ứng dụng về sau. Tuy nhiên, ngôn ngữ Xamarin sẽ không có khả năng xử lý những đồ họa phức tạp mà phù hợp hơn với các dạng ứng dụng đơn giản. Công nghệ lập trình này thường được lựa chọn và triển khai cho các dự án hướng đến doanh nghiệp.
- Ionic: Framework Ionic lập trình nên các ứng dụng di động nhờ những công nghệ Website tiêu chuẩn bao gồm: CSS, JavaScript, HTML hay Angular,… Thời gian lập trình Hybrid App khi lựa chọn ngôn ngữ này cũng nhanh hơn các Framework khác. Tuy nhiên, quá trình bảo trì ứng dụng sẽ gặp nhiều khó khăn bởi nhiều Plugin nên khi có vấn đề xuất hiện, doanh nghiệp cần phải tốn công sức và thời gian để điều chỉnh theo kiểu thủ công bổ sung.
Ưu nhược điểm của Hybrid App
Trong phần này, để có thể hiểu sâu sắc hơn, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm của Hybrid App nhé!
Ưu điểm
- Chỉ cần duy nhất một Codebase: Đây chính là ưu điểm quan trọng và tuyệt vời nhất của Hybrid App. Nhờ chỉ cần duy nhất một Codebase, Hybrid App có thể hoạt động trên cả hai hệ điều hành iOS và Android mà doanh nghiệp không cần phải lập trình hai mã riêng biệt cho từng nền tảng.
- Chi phí thấp: Doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiết kiệm nhờ việc lập trình một Codebase duy nhất để triển khai trên các nền tảng khác nhau. Từ đó, chúng ta sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí cho đội ngũ chuyên gia công nghệ, thời gian cũng như công sức để phát triển và bảo trì Hybrid App.
- Đơn giản hóa khi viết code và testing: Các chuyên gia lập trình sẽ chỉ cần viết code và testing một lần duy nhất chứ không phải tốn nhiều thời gian và công sức vận hành trên các nền tảng khác nhau.
- Bảo trì dễ dàng hơn: Do khả năng chỉ cần lập trình và phát triển trên một nền tảng duy nhất, Hybrid App cực kỳ thuận tiện trong quá trình bảo trì, khắc phục và nâng cấp, cập nhật từ phía máy chủ. Các lập trình viên sẽ đơn giản hóa quy trình triển khai còn người dùng chỉ cần tiếp nhận các bản cập nhật tự động.
Nhược điểm
- Giới hạn hiệu quả: Những Framework đa nền tảng phải phụ thuộc vào những Plugin đã được kết nối với nhiều tính năng khác nhau của thiết bị. Đôi khi, chúng ta cần phải thiết lập chúng theo phương pháp thủ công nhằm tiếp cận mọi chức năng chi tiết, cụ thể của thiết bị. Để hạn chế vấn đề này, doanh nghiệp sử dụng Flutter – một thư viện có quy mô vô cùng lớn gồm đa dạng Plugin đã được tích hợp sẵn.
- Yêu cầu khả năng kết nối Internet: Các Framework để lập trình nên Hybrid App trên đa nền tảng yêu cầu khả năng kết nối Internet thường xuyên để có thể hoạt động trực tuyến. Một số chức năng trên dạng ứng dụng này sẽ không thể hoạt động được khi người dùng truy cập bị mất kết nối.
So sánh Native App và Hybrid App
Giao diện
Đầu tiên, doanh nghiệp hãy cùng xem qua sự khác nhau về giao diện hoạt động của Native App và Hybrid App:
- Native App sở hữu giao diện thân thiện, phù hợp theo đúng tiêu chuẩn của từng nền tảng iOS và Android riêng biệt vì dạng ứng dụng này được lập trình hướng đến từng hệ điều hành khác nhau.
- Hybrid App sở hữu giao diện với nhiều điểm khác so với phiên bản gốc có hiệu quả tốt nhất. Điều này là do dạng ứng dụng này vận hành một Codebase duy nhất trên nhiều hệ điều hành khác nhau chứ không được lập trình theo hướng riêng biệt như Native App.
Ngôn ngữ lập trình
Như đã phân tích ở các phần trên, ngôn ngữ lập trình trên Hybrid App và Native App cũng hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau:
- Native App: Ngôn ngữ lập trình trên hệ điều hành iOS là Objective-C và Swift còn Framework trên hệ điều hành Android là Java và Kotlin.
- Hybrid App: Ứng dụng sở hữu Framework React Native, Xamarin và Ionic với các ngôn ngữ lập trình chung cho các hệ điều hành bao gồm: CSS, JavaScript, HTML và Angular.
Hiệu suất
Hybrid App và Native App cũng sở hữu yếu tố hiệu suất hoàn toàn khác nhau:
- Native App sở hữu tỷ lệ phản hồi trên ứng dụng cực kỳ nhanh chóng nhờ khả năng truy cập vô cùng dễ dàng vào các chức năng trên thiết bị.
- Hybrid App được vận hành chủ yếu dưới dạng một phương tiện cho phép người dùng tải các dữ liệu từ máy chủ xuống. Điều này dẫn đến hiệu suất của dạng ứng dụng này thấp hơn nhiều khi so sánh với Native App.
Sự tương thích với Code
Tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng xem qua sự khác nhau về vấn đề tương thích với Code của Native App và Hybrid App:
- Native App: Code cho từng hệ điều hành iOS và Android sẽ hoàn toàn khác nhau. Một Code duy nhất sẽ không có khả năng tương thích được với toàn bộ nền tảng.
- Hybrid App: Ứng dụng chỉ cần lập trình nên một Code duy nhất là có thể sử dụng được trên nhiều nền tảng di động khác nhau.
Khả năng kết nối
Như đã phân tích ở các phần trên, khả năng kết nối của Hybrid App và Native App cũng hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau:
- Native App có khả năng hoạt động trực tuyến lẫn ngoại tuyến vô cùng hiệu quả, mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng.
- Hybrid App có khả năng hoạt động trực tuyến mạnh mẽ. Tuy nhiên, về khả năng hoạt động ngoại tuyến, một số chức năng của ứng dụng sẽ không thể vận hành khi bị mất kết nối Internet.
Chi phí
Chi phí cũng là một yếu tố khác nhau giữa Native App và Hybrid App:
- Native App: Chi phí rất cao để có thể đầu tư cho các chuyên viên lập trình, phát triển và nâng cấp, bảo trì lâu dài ứng dụng trên các hệ điều hành khác nhau.
- Hybrid App: Chi phí thấp hơn Native App, giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể ngân sách phát triển ứng dụng.
Sau đây là bảng so sánh ngắn gọn về những điểm khác nhau giữa Native App và Hybrid App:
Native App | Hybrid App | |
Giao diện | Giao diện thân thiện, đạt chuẩn với từng hệ điều hành riêng biệt. | Giao diện khác với với phiên bản gốc tốt nhất. |
Ngôn ngữ lập trình | - Trên iOS: Objective-C và Swift. - Trên Android: Java và Kotlin. | CSS, JavaScript, HTML và Angular. |
Hiệu suất | Hiệu suất cao, tỷ lệ phản hồi ứng dụng cực kỳ nhanh chóng. | Hiệu suất thấp hơn Native App. |
Sự tương thích với Code | Code riêng cho từng hệ điều hành khác nhau. | Một Code duy nhất cho toàn bộ hệ điều hành. |
Khả năng kết nối | Khả năng kết nối trực tuyến và ngoại tuyến đều tốt. | - Kết nối trực tuyến: Tốt - Kết nối ngoại tuyến: Một số tính năng còn hạn chế khi mất kết nối Internet. |
Chi phí | Chi phí rất cao. | Chi phí thấp hơn Native App. |
Kết luận
Hiểu rõ về Native App và Hybrid App, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và triển khai loại ứng dụng phù hợp nhất với nhu cầu và mục tiêu phát triển, từ đó, đạt được hiệu quả tối ưu về doanh số và doanh thu bán hàng, nhất là hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên App Mobile.
Để cập nhật nhanh chóng những tin tức mới nhất về ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh eCommerce, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!