Ngày nay, kinh doanh trực tuyến cực kỳ phổ biến và bùng nổ mạnh mẽ. Để đạt được hiệu quả kinh doanh vượt bậc về doanh số, doanh thu và danh tiếng thương hiệu, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng mọi yếu tố, trong đó, một kế hoạch bán hàng online chỉn chu và hoàn thiện là không thể thiếu.
Trong bài viết sau, Magenest sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách xây dựng một kế hoạch bán hàng online thật hiệu quả nhé!
Mục lục
- Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch bán hàng online
- Các bước xây dựng kế hoạch bán hàng online cho doanh nghiệp
- Nghiên cứu thị trường kinh doanh
- Nghiên cứu sản phẩm – dịch vụ
- Xác định mục tiêu hợp lý và rõ ràng
- Xác định lợi thế cạnh tranh
- Định vị thương hiệu khi xây dựng kế hoạch bán hàng online
- Xây dựng thông điệp kinh doanh
- Lập kế hoạch mua hàng
- Lập kế hoạch về nhân sự
- Lập kế hoạch về tài chính
- Xây dựng chiến lược marketing online
- Dự tính các rủi ro và cách xử lý
- Theo dõi và kiểm soát kế hoạch bán hàng online
- Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch bán hàng online
- Những sai lầm mà doanh nghiệp hay mắc phải khi lên kế hoạch bán hàng online
Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch bán hàng online
Trong kinh doanh, việc lập kế hoạch, nhất là lên kế hoạch bán hàng online chính là bước cơ bản để doanh nghiệp có thể chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực về tài chính cũng như dự báo trước những khó khăn, thách thức mà họ phải vượt qua. Đặc biệt, kế hoạch bán hàng online còn giúp doanh nghiệp biết rõ được các mục tiêu và mục đích cuối cùng của mình để nỗ lực phát triển.
Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, một số vấn đề trên kế hoạch đôi khi sẽ phải thay đổi hoặc hủy bỏ để đảm bảo phù hợp với từng tình huống thực tế. Đây là một điều hiển nhiên và doanh nghiệp sẽ không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với một kế hoạch bán hàng online ban đầu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá từng phương án thay đổi cụ thể để quá trình triển khai, kiểm soát kế hoạch mới trở nên hiệu quả hớn.
Không những vậy, khi xây dựng kế hoạch bán hàng online cụ thể, mỗi nhân viên trong từng phòng ban, bộ phận sẽ xác định được vai trò cụ thể của mình là gì để hỗ trợ hoàn thành mục tiêu chung cũng nhưng mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Các bước xây dựng kế hoạch bán hàng online cho doanh nghiệp
Nghiên cứu thị trường kinh doanh
Bước đầu tiên để doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh bán hàng online hiệu quả chính là nghiên cứu thị trường kinh doanh. Để có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh trực tuyến hiệu quả, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường thật cẩn thận, kỹ lưỡng, nhằm tìm được ra định hướng phù hợp nhất với mình. Hãy tiến hành thu thập toàn bộ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan đến thị trường mà mình đang nhắm đến, bao gồm: dữ liệu về thị trường ngành, thông tin của các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm – dịch vụ có thể thay thế, thông tin về khách hàng tiềm năng, nhà sản xuất, nhà cung cấp,…
Sau dữ liệu đã được thu thập, doanh nghiệp sẽ bắt đầu đưa ra các phân tích, tổng hợp và làm rõ các vấn đề sau:
- Mô hình thị trường đang nằm trong giai đoạn ngắn hạn hay dài hạn?
- Xu hướng thị trường kinh doanh và ngành hàng chủ yếu của mình là gì?
- Đâu là những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp? Điểm mạnh, điểm yếu cùng các chiến lược kinh doanh trực tuyến của họ là những gì?
- Đặc điểm nổi bật và chân dung của khách hàng tiềm năng là gì?
- Thói quen tiêu dùng của khách hàng là gì và họ có sự thay đổi nào trong thói quen mua sắm hằng ngày hay không?
- Phân loại tệp khách hàng của doanh nghiệp sẽ như thế nào?
- Nguồn cung sản phẩm và cách thức nhập hàng hiện tại như thế nào?
Nghiên cứu sản phẩm – dịch vụ
Nghiên cứu sản phẩm – dịch vụ là bước cực kỳ quan trọng trong kế hoạch bán hàng online để doanh nghiệp có thể sản xuất, nhập hàng hoặc nếu đang có sẵn thì sẽ tiến hành cải thiện sản phẩm – dịch vụ của mình ngày càng tốt hơn.
Chúng ta nên thu thập ý kiến của khách hàng và phân tích về các vấn đề sau:
- Sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp phục vụ các nhu cầu nào và đem lại những giá trị gì?
- Mong muốn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp là gì?
- Các đối thủ cạnh tranh hiện nay của chúng ta có những cách giải quyết gì đối với nhu cầu của khách hàng?
- Doanh nghiệp có phương pháp tối ưu nào đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn so với các đối thủ không?
Xác định mục tiêu hợp lý và rõ ràng
Để xây dựng được một kế hoạch kinh doanh online hiệu quả và cụ thể, doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu của mình thật hợp lý và rõ ràng.
Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình S-M-A-R-T cho một mục tiêu như sau:
- S – Specific: Mục tiêu cần mang tính cụ thể, cần được chia nhỏ, làm rõ sao cho dễ hiểu và dễ đạt được.
- M – Measurable: Mục tiêu cần dễ dàng đo lường, được số hóa nhằm giúp chúng ta quản lý chúng hiệu quả và dễ dàng hơn.
- A – Achievable: Mục tiêu có thể được hoàn thiện trong những khả năng và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp
- R – Realistic: Mục tiêu phải có tính thực tế và luôn nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp để tránh bị vô lý, viển vông.
- T – Time bound: Mục tiêu phải có thời hạn thực hiện, bao gồm thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc.
Xác định lợi thế cạnh tranh
Bước tiếp theo để có kế hoạch bán hàng online hiệu quả và đạt được thành công chính là xác định lợi thế cạnh tranh. Do đó, việc doanh nghiệp nắm bắt được thông tin từ các đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường là vô cùng quan trọng.
Doanh nghiệp cần trả lời một số câu hỏi sau để xác định được lợi thế cạnh tranh của mình:
- Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm – dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp so với đối thủ là gì? (giá bán hay sự đa dạng mẫu mã, chất lượng sản phẩm hay nguồn gốc xuất xứ,…)
- Từ các lợi thế trên, đâu là thứ mà doanh nghiệp chắc chắn mình nổi trội hơn so với đối thủ? (ví dụ sản phẩm tuy chất lượng không bằng đối thủ nhưng giá bán đảm bảo rẻ và mẫu mã đa dạng hơn hẳn,…)
- Lý do gì khách hàng nên tìm đến doanh nghiệp mình chứ không phải là các đối thủ khác (cụ thể là dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn, ưu đãi nhiều hơn, vận chuyển – giao hàng nhanh và chính sách đổi – trả hàng hóa dễ dàng hơn,…)
Định vị thương hiệu khi xây dựng kế hoạch bán hàng online
Bước tiếp theo, để lập kế hoạch kinh doanh bán hàng online, doanh nghiệp cần định vị rõ ràng và chính xác thương hiệu của mình. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thể hiện rõ đặc điểm sản phẩm – dịch vụ của mình trên toàn bộ kênh bán hàng trực tuyến như website bán hàng, các sàn thương mại điện tử, các nền tảng social media,…
Trên thị trường có rất nhiều bên cung cấp sản phẩm – dịch vụ online, do đó, định vị thương hiệu sẽ giúp khách hàng chú ý và nhớ tới thương hiệu của mình dài lâu hơn rất nhiều.
Xây dựng thông điệp kinh doanh
Khi lên kế hoạch bán hàng online, doanh nghiệp cần xây dựng được thông điệp kinh doanh của mình bởi xây dựng thông điệp kinh doanh giúp khách hàng hiểu hơn về đặc điểm của nhãn hàng và dễ dàng ghi nhớ hình ảnh doanh nghiệp hơn. Hãy xác định rõ về mục tiêu, sứ mệnh cùng triết lý kinh doanh của mình. Doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thông điệp từ các đối thủ cạnh tranh hay đối tác khác trên thị trường. Đồng thời, chúng ta cũng cần đảm bảo sự nhất quán trong thông điệp để định hướng cho chiến lược kinh doanh và giúp thương hiệu phát triển bền vững.
Ví dụ: Thông điệp của thương hiệu BigC là Giá rẻ cho mọi nhà – với mức giá rẻ được ưu tiên hàng đầu cho tất cả sản phẩm. Khi khách hàng đọc thông điệp của BigC, họ sẽ ghi nhớ đến thương hiệu trong hình ảnh là siêu thị bán các sản phẩm với mức giá phải chăng, vừa túi tiền người tiêu dùng.
Lập kế hoạch mua hàng
Một trong các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng kế hoạch bán hàng online chính là mua hàng. Hãy tham khảo, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch chi tiết để tìm được danh sách các đối tác, nhà cung cấp cũng như những nguồn hàng uy tín. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần dự tính trước các rủi ro có thể xảy ra với hàng hóa mua về của mình, chẳng hạn như: hàng bị lỗi, lỗi thời, không phù hợp với thị trường, vấn đề các nhà cung cấp lừa gạt thanh toán nhưng không giao hàng,…
Để giảm thiểu những rủi ro này, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường kinh doanh cẩn thận, lựa chọn các đối tác, nhà cung cấp có uy tín cũng như phương pháp thanh toán an toàn cho mình. Đồng thời, hãy thử mua một số lượng ít hàng hóa trước để đưa ra thị trường kiểm tra trước khi quyết định ký kết một đơn hàng lớn cho chiến lược kinh doanh dài hạn.
Lập kế hoạch về nhân sự
Để giúp kế hoạch bán hàng nline tổng thể đạt hiệu quả, lập kế hoạch về nhân sự sẽ đảm nhận các vai trò trong quy trình là một bước không thể thiếu. Đối với những công ty có quy mô nhỏ, nhân sự ít, lượng công việc vừa phải và mức độ nhiệm vụ đơn giản, công ty cần xác định yêu cầu công việc cho từng người theo tuần hoặc theo tháng.
Còn đối với những doanh nghiệp, tập đoàn có quy mô kinh doanh lớn với nhiều chuỗi cửa hàng, kế hoạch về nhân sự cần được xây dựng cẩn thận, kỹ lưỡng hơn. Doanh nghiệp cần xác định đâu là nhân sự hay bộ phận sẽ đảm nhận từng công việc, đâu là người chịu trách nhiệm quản lý các công việc đó. Người quản lý bộ phận sẽ có nhiệm vụ báo cáo về kết quả hoạt động trong xuyên suốt quá trình kinh doanh và sau khi kế hoạch bán hàng đã kết thúc.
Lập kế hoạch về tài chính
Khi triển khai kế hoạch bán hàng online, để tránh những trường hợp bị đội chi phí, dẫn đến các rủi ro tài chính, doanh nghiệp cần lập kế hoạch về tài chính một cách rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Để triển khai một kế hoạch bán hàng trực tuyến hiệu quả, các doanh nghiệp phải cân nhắc rất nhiều loại chi phí, chẳng hạn như: chi phí mua hàng, chi phí vận hành các nền tảng online, tiền lương cho đội ngũ nhân viên, ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo,…
Kế hoạch càng lâu dài và đặt mục tiêu cao bao nhiêu thì yếu tố tài chính càng lớn bấy nhiêu. Nếu ngân sách sẵn có không đủ, chúng ta sẽ cần chuẩn bị một kế hoạch riêng cho việc vay mượn – chi trả thật chi tiết và rõ ràng.
Xây dựng chiến lược marketing online
Quản trị nội dung
Khi xây dựng chiến lược marketing online, việc quản trị nội dung sẽ đảm bảo nội dung chất lượng và cung cấp những giá trị hữu ích cho khách hàng chính là cách để thương hiệu được chia sẻ và lan tỏa rộng rãi. Ngoài ra, nội dung còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tối ưu SEO và tăng thứ hạng của website trên Google.
Tối ưu SEO và SEM website
Trong kế hoạch bán hàng online, website bán hàng cần được đặt là kênh chính để doanh nghiệp vừa bán hàng vừa truyền tải, quảng bá thương hiệu. Việc tối ưu SEO website sẽ đảm bảo trang của chúng ta luôn đạt thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của công cụ Google và tăng khả năng truy cập của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo tốc độ tải trang nhanh, hạn chế tối đa việc khách hàng phải chờ đợi quá lâu, thất vọng và rời khỏi website.
Bên cạnh SEO, chúng ta cũng nên áp dụng SEM dạng Pay Per Click cho website. Đây chính là một giải pháp để doanh nghiệp thanh toán cho những lượt truy cập trang web bán hàng của mình thông qua kết quả được trả về từ các công cụ tìm kiếm như Google hay những quảng cáo được phân bổ trên các website khác mà khách hàng truy cập.
Affiliate Marketing
Hiện nay, Affiliate Marketing là một hình thức marketing khá hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ thuê một website, các KOL/KOC, những người sáng tạo nội dung,… hợp tác quảng bá sản phẩm – dịch vụ của mình trên nền tảng của họ. Với mỗi đơn hàng thành công, những đối tượng này sẽ được nhận lại một khoản hoa hồng nhất định (thường tính bằng một lượng nhỏ phần trăm của sản phẩm – dịch vụ). Affiliate marketing sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế ngân sách quảng cáo do chúng ta chỉ cần trả phí hoa hồng mỗi khi thực hiện thành công đơn hàng.
Chạy ads
Doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp chạy ads trong xây dựng chiến lược marketing online giúp tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng và tăng lượt chuyển đổi. Một lưu ý khi doanh nghiệp tiến hành chạy quảng cáo là doanh nghiệp cần phân tích và xác định đúng đối tượng người dùng mà mình muốn tiếp cận, bao gồm các đặc điểm như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức lương, sở thích, hành vi, vị trí địa lý,…
Dự tính các rủi ro và cách xử lý
Bước tiếp theo để kế hoạch kinh doanh bán hàng online đạt hiệu quả chính là doanh nghiệp phải dự tính các rủi ro và cách xử lý chúng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp lường trước được các vấn đề xấu, tiêu cực có thể xảy ra cũng như chuẩn bị tâm lý chủ động để đón nhận và giải quyết mọi khó khăn, thách thức. Đây cũng là bước giúp doanh nghiệp có thể tự tính toán lại ngân sách dự phòng thật hiệu quả.
Sau đây là một số rủi ro có thể xảy đến với doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trực tuyến:
- Rủi ro về thị trường: các đối thủ cạnh tranh hạ giá hay xu hướng tiêu dùng và thị hiếu của khách hàng thay đổi.
- Rủi ro về vốn: vấn đề doanh nghiệp thiếu hụt chi phí giữa chừng.
- Rủi ro về nguồn hàng: giá nhập hàng cao, các vấn đề thiếu sản phẩm, quy trình vận chuyển khó khăn, chất lượng hàng hóa bị giảm, bảo quản gặp sự cố, khách không nhận hàng,…
- Rủi ro về truyền thông – Marketing: chiến dịch quảng cáo không đem đến hiệu quả, tài khoản quảng cáo bị khóa, Fanpage bán hàng bị hack hay bị xóa mất,…
- Rủi ro về nhân sự và quản lý: các vấn đề về thiếu nhân sự hay nhân sự không có tính trung thực, minh bạch, nhân sự không có chuyên môn khiến quản lý phải tốn nhiều thời gian đào tạo.
Theo dõi và kiểm soát kế hoạch bán hàng online
Đôi khi, quá trình triển khai kế hoạch bán hàng online sẽ xảy ra sai sót hoặc phát sinh những vấn đề mà doanh nghiệp không lường trước được. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải quản lý toàn bộ hoạt động và thường xuyên kiểm tra xem các công việc đã được tiến hành như đã đề ra ban đầu hay không. Nhờ đó, chúng ta sẽ kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh và có những giải pháp xử lý tối ưu. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng và có nhiều khách hàng, việc quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh theo hướng truyền thống một cách hiệu quả là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, hãy thử triển khai các phần mềm hỗ trợ toàn diện quản trị doanh nghiệp, quản lý hoạt động bán hàng, quản trị mối quan hệ khách hàng,… thật hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp muốn được miễn phí tư vấn về Odoo ERP – phần mềm hỗ trợ lên kế hoạch và quản lý toàn diện quá trình bán hàng online, hãy liên hệ ngay với Magenest nhé! Magenest chính là một trong những đối tác Bạc của Odoo tại Việt Nam, với đội ngũ đông đảo chuyên gia kỹ thuật với nhiều năm kinh nghiệm đã hỗ trợ các doanh nghiệp với đa dạng quy mô từ lớn đến nhỏ trong và ngoài nước triển khai thành công nhiều dự án.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm của phần mềm Odoo ERP tại trang thông tin chi tiết sau đây!
Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch bán hàng online
Cuối cùng, hãy đánh giá và điều chỉnh kế hoạch bán hàng online của doanh nghiệp một cách cụ thể nhất. Doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá lại ưu – nhược điểm của toàn bộ kế hoạch sau đã tiến hành và tìm ra phương pháp giải quyết cho những kế hoạch tiếp theo. Đặc biệt, với những kế hoạch có thời gian thực hiện từ khá dài đến dài (chẳng hạn như từ vài tháng trở lên), doanh nghiệp cần linh hoạt điều chỉnh theo từng tháng sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế và tránh tối đa các rủi ro ngoài ý muốn có thể xảy ra.
Những sai lầm mà doanh nghiệp hay mắc phải khi lên kế hoạch bán hàng online
Chọn các sản phẩm đã bị bão hòa
Mỗi sản phẩm, hàng hóa đều có vòng đời xác định, do đó, doanh nghiệp cần hiểu được quy luật phát triển của sản phẩm cũng như nhu cầu của thị trường. Dù hàng hóa của chúng ta có chất lượng cao và thẩm mỹ tốt đến đâu nhưng đã bị bão hòa thì rất khó để khách hàng chọn mua. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh số – doanh thu bán hàng trực tuyến của chúng ta.
Hoạt động marketing online kém hiệu quả
Hoạt động marketing online trong quá trình kinh doanh trực tuyến sẽ trở nên kém hiệu quả nếu doanh nghiệp:
- Không sáng tạo hình ảnh Logo thương hiệu
- Không tối ưu SEO website
- Triển khai nội dung không phù hợp hoặc quảng cáo không đúng sự thật
- Không tận dụng hiệu quả các nền tảng social media
Không xây dựng được uy tín thương hiệu
Đôi lúc, khách hàng lựa chọn mua sản phẩm – dịch vụ vì tin tưởng uy tín thương hiệu. Do đó, nếu không xây dựng được uy tín thương hiệu, chúng ta sẽ không những không thể quảng bá rộng rãi được các sản phẩm – dịch vụ mình cung cấp mà còn có nguy cơ đánh mất tệp đối tượng khách hàng trên.
Kết luận
Xây dựng một kế hoạch bán hàng online chuyên nghiệp, chỉn chu và hoàn thiện sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh vượt bậc về doanh số, doanh thu và danh tiếng thương hiệu trên thị trường thương mại điện tử.
Để cập nhật nhanh nhất những kiến thức về quản lý kinh doanh thương mại điện tử cùng các bí quyết bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!