Danh sách kiểm tra Website có những điều gì quan trọng cần lưu ý? Doanh nghiệp cần hoàn thiện và theo đúng danh sách kiểm tra website như thế nào, để trang web eCommerce ra mắt thành công?
Chắc hẳn chúng ta đều đã nghe nhiều về các ứng dụng như Zoom, Skype và Google Hangouts trong suốt khoảng thời gian gần đây. Với sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chúng ta đang có một sự thay đổi chưa từng có trong cuộc sống hàng ngày. Khi mà hàng loạt các hoạt động dù cá nhân hay làm việc đều phải sử dụng các apps, website.
Theo số liệu thống kê mới được công bố liên quan đến hành vi của người tiêu dùng vào năm 2021, các chuyên gia dự báo sự gia tăng của thương mại điện tử sẽ bùng nổ và phát triển trong thời gian dài tiếp theo. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần sẵn sàng cho ra mắt một trang website eCommerce mới theo danh sách kiểm tra website (checklist) dưới đây.
Mục lục
- Danh sách kiểm tra website #0: Chuẩn bị cho giai đoạn ra mắt trang web
- Danh sách kiểm tra website #1: Hệ thống thực hiện đơn hàng (Order fulfillment system)
- Danh sách kiểm tra website #2: Công nghệ đa thiết bị và kiểm tra trình duyệt chéo
- Danh sách kiểm tra website #3: Thời gian thanh toán
- Danh sách kiểm tra website #4: Tối ưu hóa hình ảnh
- Danh sách kiểm tra website #5: Kiểm tra kỹ càng các thiết kế
- Danh sách kiểm tra website #6: Thông tin liên hệ
- Danh sách kiểm tra website #7: Liên kết 404 và các đường dẫn hỏng
- Danh sách kiểm tra website #8: Căn cứ pháp lý
Danh sách kiểm tra website #0: Chuẩn bị cho giai đoạn ra mắt trang web
Giai đoạn go-live trang website eCommerce là một trong những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng của mọi doanh nghiệp. Khi xem xét mọi ngóc ngách của website về thiết kế, bố cục, hiệu suất,… bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để hình dung một danh sách kiểm tra website tốt nhất.
Liệu khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm họ mong muốn hay có thể thanh toán bằng phương thức yêu thích của mình không? Website có thể hiển thị chính xác trên điện thoại không? Tốc độ tải có đủ nhanh? Các câu hỏi sẽ tiếp tục và giúp bạn cụ thể hóa danh sách kiểm tra website trong giai đoạn chuẩn bị go-live của trang web.
Trong bài viết này chúng tôi đã chắt lọc một vài điểm chính để doanh nghiệp của bạn có thể thực hiện và thử nghiệm đảm bảo cho việc ra mắt trang website được thành công.
Danh sách kiểm tra website #1: Hệ thống thực hiện đơn hàng (Order fulfillment system)
Các cuộc khủng hoảng hiện nay đã dẫn đến những cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, khi đó chiến lược customer centric (trọng tâm vào khách hàng) được đấy mạnh. Khi đó, các dự án triển khai lấy khách hàng làm trung tâm cần đảm bảo rằng khách hàng được chăm sóc kỹ lưỡng, tận tình và khiến họ hoàn toàn có thể tin tưởng doanh nghiệp đó. Trong Tạp chí Harvard Business Review, Waldron và Wetherbe đề xuất phương pháp tiếp cận HEART:
“Humanize your company, Educate about change, Assure stability, Revolutionize offerings, Tackle the future.”
“Hãy nhân cách hóa công ty của bạn, giáo dục về sự thay đổi, đảm bảo sự ổn định, cách mạng hóa các dịch vụ và nắm bắt tương lai.”
Điều này có thể có nghĩa là bao gồm một số biện pháp giải thích những do dự còn khiến khách hàng phân vân, sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để nhân cách hóa công ty của bạn hoặc sử dụng mẫu để cung cấp các sản phẩm tuyệt vời.
Khi go-live trang web eCommerce, số lượng sản phẩm được bán ra của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng. Việc tăng đơn hàng đồng nghĩa với việc thời gian giao hàng bị chậm lại. Trong trường hợp bất thường, bạn có thể sẽ không giao được hàng. Nếu vấn đề sẽ xảy ra liên quan tới thời gian và quy trình thì hãy thông báo tình trạng đơn hàng kịp thời cho khách hàng của bạn. Do đó, hệ thống thực hiện đơn hàng (Order fulfillment systems) là vấn đề cần lưu ý đầu tiên trong danh sách kiểm tra website, trước khi doanh nghiệp sẵn sàng go-live trang web eCommerce.
Danh sách kiểm tra website #2: Công nghệ đa thiết bị và kiểm tra trình duyệt chéo
Lợi ích đáng kinh ngạc nhất của một trang web thương mại điện tử đó là khách hàng có thể truy cập, lựa chọn mua các sản phẩm bất cứ khi nào và từ bất cứ nơi đâu mà họ thích. Điều này làm cho thương hiệu của doanh nghiệp có thể tiếp cận được với một thị trường lớn khách hàng. Cùng với đó, doanh nghiệp cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để tăng trải nghiệm người dùng trên mọi thiết bị và trình duyệt truy cập.
Điều đầu tiên, hãy nghĩ đến thiết bị di động mà khách hàng hay truy cập.
Việc kiểm tra này để đảm bảo trang web của bạn được tối ưu hóa cho từng thiết bị và thiết kế đồng bộ trên mọi kích cỡ. Với số lượng người dùng điện thoại thông minh (smartphone) ngày càng tăng trong lĩnh vực B2B, điều quan trọng hơn bao giờ hết là phân khúc thị trường khách hàng có thể điều hướng đến các websites trên thiết bị di động một cách dễ dàng. Đặc biệt khi số lượng người dùng các thiết bị di động ngày càng tăng cao. Cụ thể, có đến 70% người dùng trên toàn thế giới cho biết họ đang dành quá nửa thời gian cho điện thoại, số lượng này tăng đến trên 80% đối với những người thuộc người thuộc thế hệ Z(nhóm người sinh từ năm 1996, là những thế hệ đầu tiên được tiếp xúc với công nghệ từ nhỏ ),vì vậy việc tăng trải nghiệm công nghệ thương mại điện tử trên các thiết bị này là điều vô cùng quan trọng.
Một vài điều cần chú ý khi thiết kế website tương thích với thiết bị di động bao gồm cắt xén hình ảnh, kích thước phông chữ, tiêu đề điều hướng và độ dài của trang. Điều có nghĩa là khách hàng của bạn có thể dễ dàng quay lại đầu trang mà không cần phải vuốt ngược lên. Tuy đó là những điều nhỏ nhặt nhưng nó hoàn toàn có thể khiến cho trải nghiệm khách hàng trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều.
Khách hàng cũng sẽ tiếp cận các trang web từ các nguồn khác nhau. Một số người có thể nhập URL của bạn trực tiếp vào thiết bị di động của họ bằng trình duyệt Chrome trong khi một số khác có thể tìm kiếm tên thương hiệu bằng Firefox. Dù bằng bất kỳ cách thức nào thì bạn cũng phải đảm bảo rằng các đường dẫn khác nhau đến trang web của bạn đã được kiểm tra
Vì vậy, việc tiến hành kiểm thử trên các thiết bị khác nhau, đồng thời tiếp cận trang web từ các trình duyệt và các công cụ tìm kiếm khác nhau sẽ cho phép bạn tìm ra những lỗi nhỏ để khắc phục và tăng tính trải nghiệm người dùng.
Cross-device and Cross-browser testing là hai giai đoạn cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo trải nghiệm người dùng trên di động và các trình duyệt một cách hiệu quả nhất
Danh sách kiểm tra website #3: Thời gian thanh toán
Bạn có thể tạo một trang web điều hướng đến thanh toán một cách dễ dàng. Nhưng tất cả những thứ đó sẽ chẳng là gì nếu khách hàng không thể thanh toán thành công và thực sự hoàn tất giao dịch mua bán.
Kiểm tra kỹ xem tất cả các phương thức thanh toán và tích hợp có liên quan có sẵn không. Sau đó thì hãy tiếp tục và thực hiện một số giao dịch mua giả từ nhiều nguồn khác nhau như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, PayPal, v.v. (bạn có thể hoàn trả số tiền ngay lập tức) và kiểm tra xem các giao dịch này có diễn ra suôn sẻ không. Điều này cũng sẽ cho phép bạn kiểm tra xem dòng đặt hàng của bạn có hoạt động như bình thường không.
Ngoài ra, nếu bạn có tùy chọn cho phiếu giảm giá, mã phiếu mua hàng hoặc thẻ lưu trữ khi thanh toán thì hãy đảm bảo rằng các vấn đề liên quan đến giỏ hàng đang hoạt động như mong đợi.
Danh sách kiểm tra website #4: Tối ưu hóa hình ảnh
Hình ảnh đóng một vai trò rất lớn trong sự thành công của một trang web và truyền tải thông điệp thương hiệu của bạn tới các khách hàng tiềm năng. Nhưng nếu hình ảnh bị tải chậm, thì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và hiệu suất của các trang web trên các công cụ tìm kiếm.
Tối ưu hóa hình ảnh sẽ đảm bảo thời gian tải nhanh hơn và giảm chi phí cho các yêu cầu lưu trữ.
Khi tối ưu hóa hình ảnh nhằm đạt hiệu suất trang web, hãy ghi nhớ những điều sau:
- Đặt tên cho hình ảnh một cách chính xác và các mô tả phù hợp cho mục đích SEO.
- Kiểm tra thuộc tính (nhằm mục đích SEO).
- Giảm kích thước hình ảnh để tránh tải trang chậm.
- Chọn loại tiện ích mở rộng tệp phù hợp và xem loại nào hoạt động tốt nhất cho trang web.
- Giảm kích thước của hình thu nhỏ để ngăn trang tải chậm.
Danh sách kiểm tra website #5: Kiểm tra kỹ càng các thiết kế
Trước khi bạn bắt đầu quảng bá trang web của mình tới công chúng, bạn sẽ muốn kiểm tra trang web của mình từ góc độ thiết kế. Bạn có thể có những sản phẩm tốt nhất trên thế giới, nhưng một trục trặc về thiết kế có thể có tác động đáng kể đến cách người dùng trải nghiệm trang web của bạn.
Giai đoạn này sẽ đảm bảo trang web của bạn hoạt động bình thường trên một danh sách các trình duyệt và thiết bị.
Đặt mình vào vị trí của một khách hàng và tìm kiếm bất kỳ sự mâu thuẫn nào có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm duyệt web. Từ chiều cao dòng đến độ tương phản, từ kiểu phông chữ đến kiểu đoạn văn, tất cả các yếu tố này cần được kiểm tra và sau đó kiểm thử trên các thiết bị nhiều nhất có thể.
Danh sách kiểm tra website #6: Thông tin liên hệ
Cho dù bạn có hoạt động trong lĩnh vực B2C, B2B hay vào một lĩnh vực nào khác, khách hàng luôn mong đợi sự hỗ trợ của bạn ở mức cao nhất . Trong kỷ nguyên 4.0 khi những tiến bộ trong công nghệ và thương mại điện tử ngày càng cao thì khách hàng hiện đại sẽ luôn mong đợi vào những gì họ muốn. Thay vì chờ đợi câu trả lời, người tiêu dùng luôn muốn liên hệ với thương hiệu của bạn.
Vì vậy, hãy đảm bảo phần “contact us ” có thể hiển thị theo nhiều cách khác nhau trên trang web của mình. Hãy xem xét các hình thức liên lạc để khách hàng có thể liên lạc mà không phải rời khỏi trang web. Và nếu trang web của bạn bao gồm một biểu mẫu liên hệ, hãy kiểm tra điều này để đảm bảo rằng nó đến được bộ phận liên quan và khách hàng sẽ nhận được một số hình thức thông báo.
Danh sách kiểm tra website #7: Liên kết 404 và các đường dẫn hỏng
Điều cuối cùng bạn muốn là một khách hàng được chuyển đến một trang 404 mặc định khi có một vấn đề gì đó xảy ra trong cách truy cập. Có nhiều lý do tại sao một khách hàng lại được điều hướng đến đường dẫn này; họ có thể đã nhập sai URL hoặc đã theo một liên kết đến một trang không còn tồn tại trên trang web của bạn (chẳng hạn như một sản phẩm cụ thể đã không còn tồn tại trong danh mục bán hàng). Dù lý do là gì đi nữa, nếu khách hàng bị bỏ lại bởi một mớ những vấn đề rắc rối trong việc mua sắm online, khả năng cao họ sẽ từ bỏ việc mua sắm tại trang web của bạn.
Hãy khắc phục vấn đề này bằng cách tùy chỉnh trang 404. Triển khai tùy chỉnh trang 404 thực sự có thể giúp bạn biến những bước sai thành cơ hội. Đầu tiên, hãy kết hợp thương hiệu của bạn trên trang các 404 để không khiến khách truy cập thấy bối rối. Sau đó cung cấp cho khách truy cập trang web một danh sách các tài nguyên hữu ích khác (cũng hỗ trợ SEO).
Không ai muốn tạo ra những trang web với nhiều đường link chết như vậy. Nhưng nếu như điều này xảy ra thì hãy để khách hàng vào một trang web với những thông tin được cung cấp có giá trị chứ không phải là đi vào ngõ cụt.
Tùy chỉnh các đường dẫn 404 để đảm bảo rằng cho dù khách hàng có vào những đường link này thì họ vẫn được cung cấp những thông tin có giá trị nhất
Danh sách kiểm tra website #8: Căn cứ pháp lý
Đây có thể không phải là phần hay nhất trong danh sách checklist của bạn, nhưng đây là mục khá quan trọng. Trang web của bạn sẽ cần bao gồm một số phần liên quan đến pháp lý tùy thuộc vào luật pháp và quyền tài phán địa phương. Các căn cứ pháp lý để giải quyết bao gồm:
- Chính sách bảo mật (tuân thủ GDPR – quy định chung về bảo vệ dữ liệu nếu bạn đang hoạt động ở châu Âu).
- Điều khoản sử dụng trang web.
- Các điều khoản và điều kiện.
- Chính sách cookie.
- Thông báo bản quyền.