Cổng thanh toán Shopify là cổng thanh toán được cung cấp bởi nền tảng thương mại điện tử phổ biến Shopify kể từ năm 2013. Shopify Payments được tích hợp đa dạng phương thức thanh toán, đảm bảo các khoản bồi hoàn, chống gian lận trong giao dịch cũng như cung cấp cho doanh nghiệp đầy đủ các phân tích và báo cáo về doanh số, lợi nhuận theo đúng thời gian thực, cực kỳ hữu ích trong quá trình kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng Shopify.
Trong bài viết này, Magenest sẽ cung cấp cho doanh nghiệp mọi kiến thức về cổng thanh toán Shopify bao gồm: khái niệm, các tính năng nổi bật, so sánh Shopify Payments với các cổng thanh toán khác cũng như hướng dẫn chi tiết người bán quy trình thiết lập, định cấu hình cổng thanh toán Shopify.
Mục lục
Tổng quan về cổng thanh toán Shopify
Đầu tiên, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu tổng quan về cổng thanh toán Shopify bao gồm khái niệm và các quốc gia được hỗ trợ Shopify Payments là gì nhé!
Cổng thanh toán Shopify là gì?
Cổng thanh toán Shopify (hay Shopify Payments) là giải pháp xử lý thanh toán, cho phép người bán trên nền tảng thương mại điện tử Shopify chấp nhận việc thanh toán một cách trực tiếp thông qua cửa hàng trực tuyến của họ. Đây là giải pháp tất cả trong một (all-in-one) giúp loại bỏ các cổng thanh toán của những bên thứ ba, hợp lý hóa quy trình thanh toán cho cả người bán và khách hàng.
Shopify Payments sẵn có tại một số quốc gia, hỗ trợ nhiều loại tiền tệ và các phương thức thanh toán khác nhau, chẳng hạn như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, Apple Pay, Google Pay,… Nền tảng này luôn được bảo mật an toàn và cam kết tuân thủ tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu trong lĩnh vực thẻ thanh toán (hay PCI DSS), đảm bảo tất cả các giao dịch đều được bảo vệ khỏi gian lận cũng như các rủi ro thanh toán phát sinh.
Khi khách hàng mua sắm trên cửa hàng trực tuyến Shopify sử dụng cổng thanh toán Shopify, số tiền từ giao dịch hoàn tất sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của người bán và trừ đi mọi khoản phí giao dịch. Shopify Payments cũng cung cấp cho người bán đầy đủ các báo cáo với những phân tích chi tiết mọi giao dịch, giúp người bán dễ dàng theo dõi chính xác doanh số, doanh thu bán hàng cũng như kiểm soát chặt chẽ hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Các quốc gia được hỗ trợ cổng thanh toán Shopify
Cổng thanh toán Shopify hiện không khả dụng tại Việt Nam mà chỉ khả dụng tại một số quốc gia nhất định. Dưới đây là danh sách 23 quốc gia hiện được hỗ trợ Shopify Payments, bao gồm: Úc, Áo, Bỉ, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Ireland, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, New Zealand, Bồ Đào Nha, Romania, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Nếu là chủ cửa hàng ở một trong các quốc gia trên, người bán có thể sử dụng cổng thanh toán Shopify Payments và chấp nhận thanh toán từ các khách hàng bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng như các phương thức thanh toán phổ biến khác. Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý là cổng thanh toán Shopify cũng có một số yêu cầu và hạn chế nhất định tùy thuộc vào quốc gia mà chúng ta đang hoạt động. Chính vì vậy, người bán cần phải cẩn thận xem xét lại các yêu cầu và quy định cho quốc gia cụ thể của mình trước khi thiết lập Shopify Payments.
Chi phí của cổng thanh toán Shopify?
Để sử dụng cổng thanh toán Shopify, người bán phải có một cửa hàng trực tuyến Shopify và đăng ký một trong các gói dịch vụ của Shopify. Shopify hiện cung cấp các gói dịch vụ với mức giá phù hợp với những nhu cầu kinh doanh và ngân sách khác nhau của doanh nghiệp và người bán cá nhân. Sau đây là bảng tổng hợp chi phí của cổng thanh toán Shopify tương ứng với từng gói dịch vụ của nền tảng:
Gói dịch vụ Shopify | Chi phí hàng tháng | Tỷ giá giao dịch thẻ tín dụng trực tuyến |
Shopify Basic | $29 | 2.9% + 30¢ mỗi giao dịch |
Shopify | $79 | 2.6% + 30¢ mỗi giao dịch |
Shopify Advanced | $299 | 2.4% + 30¢ mỗi giao dịch |
Shopify Plus | $2,000 | 2.15% mỗi giao dịch |
Theo bảng tổng hợp trên, phí giao dịch của Shopify bao gồm hai khoản chính: phí xử lý thanh toán bằng thẻ tín dụng và phí giao dịch. Phí xử lý thanh toán bằng thẻ tín dụng được cổng thanh toán Shopify Payments dùng để xử lý các bước khác nhau trong giao dịch thanh toán và chúng sẽ phụ thuộc vào từng gói dịch vụ Shopify, giá trị của mỗi đơn hàng cũng như số lượng hàng hóa được bán ra. Mặt khác, phí giao dịch được trả cho Shopify sẽ được tính đối với các giao dịch tiền tệ trên cửa hàng trực tuyến và không bắt buộc sau khi Shopify Payments được kích hoạt. Tương tự, các khoản phí này có thể khác nhau tùy thuộc vào gói dịch vụ cũng như khối lượng hàng hóa bán ra. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét, dựa vào nhu cầu kinh doanh và ngân sách của mình để chọn được gói dịch vụ Shopify phù hợp nhất.
Ngoài phí xử lý thanh toán và giao dịch, Shopify còn tính phí chuyển đổi tiền tệ cho các giao dịch quốc tế, với tỷ lệ 2% đối với các cửa hàng bên ngoài phạm vi Hoa Kỳ và tỷ lệ 1,5% đối với các cửa hàng tại Hoa Kỳ. Khoản bồi hoàn cũng có thể phát sinh phí và phí bồi hoàn tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ là $15 cho mỗi tranh chấp. Tuy nhiên, nếu là người chiến thắng trong các tranh chấp về khoản bồi hoàn, chi phí sẽ được hoàn lại. Khi hoàn tiền, Shopify sẽ không tính bất cứ khoản phí nào, tuy nhiên, phí giao dịch thẻ tín dụng sẽ không được hoàn trả lại.
Doanh nghiệp muốn được miễn phí tư vấn thêm về nền tảng thương mại điện tử Shopify nói chung và cổng thanh toán Shopify nói riêng, hãy liên hệ Magenest ngay nhé! Là đối tác chính thức của Shopify tại Việt Nam, Magenest đảm bảo cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp Shopify đa dạng, hỗ trợ doanh nghiệp mạnh mẽ trong quá trình kinh doanh thương mại điện tử nói riêng và hoàn thiện quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh nói chung. Doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Magenest nhé!
Các tính năng của cổng thanh toán Shopify
Cổng thanh toán Shopify được tích hợp rất nhiều tính năng mang lại lợi ích cho cả người bán cá nhân lẫn các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, từ các công ty startup, các doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn. Vận dụng thật tốt các tính năng này, chúng ta có thể đạt được nhiều hiệu quả về mặt tăng doanh số bán hàng, hợp lý hóa quy trình thanh toán và cải thiện đáng kể các trải nghiệm tổng thể của khách hàng.
Đa dạng phương thức thanh toán
Tính năng tuyệt vời đầu tiên của cổng thanh toán Shopify chính là đa dạng phương thức thanh toán. Có thể nói, một trong những yếu tố quan trọng nhất để điều hành một doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến thành công chính là mang đến cho khách hàng các trải nghiệm thanh toán liền mạch và thuận tiện. Để đạt được điều này, hệ thống quản lý của chúng ta cần tích hợp đa dạng các phương thức thanh toán khác nhau. Việc hệ thống bán hàng có khả năng chấp nhận nhiều phương thức thanh toán khác nhau sẽ cung cấp cho khách hàng sự linh hoạt, thuận tiện và từ đó, người bán có thể nâng cao sự hài lòng của khách hàng, góp phần rất lớn để tăng doanh số và doanh thu bán hàng hơn. Với đa dạng tùy chọn và khả năng tích hợp thanh toán dễ dàng của nền tảng Shopify, người bán cá nhân và doanh nghiệp đều có thể giúp khách hàng sử dụng được nhiều phương thức thanh toán khác nhau, bao gồm: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, Paypal,…
Không những vậy, hiện nay, cổng thanh toán Shopify còn hỗ trợ các tùy chọn thanh toán mới mẻ, hiện đại như Apple Pay, Google Pay và Amazon Pay, cho phép khách hàng có thể hoàn tất các giao dịch một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần phải nhập những thông tin thanh toán chi tiết theo cách thủ công truyền thống. Tính năng này không chỉ gia tăng sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng mà còn mang lại những trải nghiệm thanh toán an toàn, bảo mật tuyệt vời cho khách hàng. Shopify cũng đảm bảo trong suốt quy trình thanh toán của khách hàng, các thông tin đều được bảo vệ an toàn chặt chẽ, giúp khách hàng có thể an tâm, tin tưởng khi mua hàng tại trang web được thiết lập trên nền tảng thương mại điện tử Shopify này.
Việc tích hợp đa dạng phương thức thanh toán không những giúp người bán đáp ứng được nhu cầu, sở thích, thói quen thanh toán của khách hàng và tăng doanh số bán hàng mà còn đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp sở hữu cơ sở khách hàng ở quy mô toàn cầu. Cổng thanh toán Shopify có thể chấp nhận việc thanh toán bằng nhiều loại tiền tệ và phương thức thanh toán khác nhau, giúp khách hàng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới có được trải nghiệm mua sắm thuận tiện và linh hoạt hơn rất nhiều.
Đảm bảo các khoản bồi hoàn
Tiếp theo, cổng thanh toán Shopify còn sở hữu tính năng đảm bảo các khoản bồi hoàn. Hiện nay, các khoản bồi hoàn chính là một vấn đề quan tâm đáng kể của các doanh nghiệp, đặc biệt là khi họ chấp nhận hình thức thanh toán trực tuyến. Khoản bồi hoàn xảy ra khi khách hàng tranh chấp một giao dịch và tiền được rút ra từ tài khoản của người bán. Điều này có thể gây tổn hại cực kỳ to lớn cho người bán cá nhân và doanh nghiệp khi không chỉ khiến chúng ta mất tiền mà còn dẫn đến vấn đề phát sinh phí bồi hoàn cũng như những thiệt hại tiềm ẩn đối với danh tiếng của doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề này, Shopify Payments cung cấp biện pháp bảo vệ yêu cầu bồi hoàn cho người bán. Với tính năng đảm bảo các khoản bồi hoàn, cổng thanh toán Shopify sẽ giám sát các giao dịch để phát hiện ra được những gian lận và tranh chấp, đồng thời, hỗ trợ người bán giải quyết mọi vấn đề bồi hoàn phát sinh. Nhờ đó, người bán có thể tiết kiệm được thời gian và nguồn lực quản lý các khoản bồi hoàn. Ngoài ra, việc đảm bảo các khoản bồi hoàn còn giúp người bán duy trì sự hài lòng của khách hàng khi chúng ta đảm bảo các tranh chấp đều được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhờ đó, khách hàng sẽ thêm tin tưởng và trung thành hơn với thương hiệu của chúng ta.
Ngoài ra, việc bảo vệ bồi hoàn cũng có thể giúp doanh nghiệp tránh được những hình phạt tiềm ẩn từ các công ty cung cấp thẻ tín dụng và các ngân hàng. Trong một số trường hợp, khoản bồi hoàn quá mức có thể dẫn đến việc đình chỉ hoặc xóa bỏ tài khoản của người bán, gây thiệt hại rất lớn cho chúng ta. Chính vì vậy, khi sử dụng tính năng đảm bảo các khoản bồi hoàn của cổng thanh toán Shopify Payments, doanh nghiệp và người bán cá nhân có thể giảm thiểu rủi ro tài khoản bị tạm ngưng hoạt động và đảm bảo cửa hàng trực tuyến của họ luôn tuân thủ các quy định liên quan.
Chống gian lận trong thanh toán
Tính năng cực kỳ hữu ích tiếp theo của cổng thanh toán Shopify chính là chống gian lận trong thanh toán. Gian lận trong thanh toán cũng chính là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với bất kỳ người bán nào chấp nhận các hình thức thanh toán trực tuyến. Hiểu được insights này, Shopify Payments cung cấp các tính năng và công cụ giúp doanh nghiệp ngăn chặn và quản lý chặt chẽ các giao dịch gian lận, bao gồm các biện pháp: tự động phân tích các thanh toán gian lận, đảm bảo các khoản bồi hoàn và công nghệ bảo mật 3D.
Tính năng tự động phân tích các thanh toán gian lận được ứng dụng thuật toán máy học (machine learning) để quét các giao dịch và xác định những trường hợp gian lận tiềm ẩn. Hệ thống sẽ tiến hành phân tích nhiều điểm dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như vị trí của khách hàng, địa chỉ IP và lịch sử mua hàng để xác định khả năng thanh toán này có gian lận hay không. Nếu một giao dịch bị đánh dấu là đáng ngờ, người bán sẽ được hệ thống gửi thông báo và khoản thanh toán này sẽ bị tạm dừng cho đến khi vấn đề được giải quyết. Tính năng này có thể giúp doanh nghiệp xác định và ngăn chặn các giao dịch gian lận trước khi chúng xảy ra, giảm tối đa các nguy cơ bồi hoàn và tổn thất.
Tính năng ứng dụng công nghệ bảo mật 3D (3D Secure) của cổng thanh toán Shopify sẽ bổ sung thêm cho chúng ta một lớp bảo mật đối với các giao dịch. 3D Secure là công cụ chống gian lận khi yêu cầu khách hàng phải nhập thêm mật khẩu hoặc mã xác thực khi mua sắm. Quá trình xác thực này giúp đảm bảo khách hàng là chủ thẻ tín dụng hợp pháp chứ không phải tin tặc hay người giả mạo, lừa đảo, sử dụng thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp.
Khả năng phân tích và báo cáo
Cổng thanh toán Shopify còn được tích hợp tính năng cho phép người bán có thể xem và quản lý các giao dịch thanh toán từ một trang tổng quan duy nhất. Trang tổng quan này bao gồm nhiều công cụ phân tích và báo cáo khác nhau, hỗ trợ người bán dễ dàng theo dõi toàn bộ hoạt động thanh toán của họ để xác định được khía cạnh nào cần tùy chỉnh và cải thiện. Chúng ta có thể xem xét các báo cáo chi tiết về giao dịch thanh toán của mình, bao gồm: số lượng đơn hàng, tổng doanh thu và giá trị đơn hàng trung bình. Người bán cũng có thể theo dõi các tranh chấp thanh toán, yêu cầu bồi hoàn và hoàn tiền. Chúng ta có thể quản lý các giao dịch này và giải quyết mọi vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Các công cụ phân tích và báo cáo được cổng thanh toán Shopify cung cấp cũng hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những lựa chọn phù hợp, chính xác hơn về chiến lược xử lý thanh toán của mình. Ví dụ: Người bán có thể sử dụng các công cụ này để theo dõi hiệu suất của các phương thức thanh toán khác nhau và xác định được phương thức nào hiệu quả nhất nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng. Chúng ta cũng có thể sử dụng những công cụ này để xác định các mẫu hành vi của khách hàng, chẳng hạn như thời điểm nào trong ngày khách hàng mua sắm nhất hoặc loại sản phẩm – dịch vụ nào phổ biến nhất với khách hàng,… Nhờ đó, người bán không những gia tăng doanh số, doanh thu bán hàng hiệu quả mà còn giảm gian lận và yêu cầu bồi hoàn cũng như cải thiện sự hài lòng chung của khách hàng.
So sánh cổng thanh toán Shopify với các cổng thanh toán khác
Cổng thanh toán Shopify, PayPal, Stripe, Authorize.net và Elavon đều là những phương thức thanh toán phổ biến dành cho người bán kinh doanh cửa hàng trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử Shopify. Trong đó, cổng thanh toán Shopify Payments chính là giải pháp xử lý thanh toán tất cả trong một (all-in-one) với mọi tính năng mà người bán cần để quản lý và vận hành quá trình thanh toán hiệu quả mà không cần đến bất kỳ giải pháp bên thứ ba nào. Shopify Payments cũng cung cấp đầu đọc thẻ miễn phí để thanh toán dạng vật lý và mức phí giao dịch thẻ tín dụng sẽ thấp hơn khi doanh nghiệp nâng cấp gói dịch vụ Shopify của họ. Tuy nhiên, cổng thanh toán Shopify lại chỉ có sẵn ở một số quốc gia nhất định và có thể tạm thời giữ lại tiền của người bán.
Còn các cổng thanh toán phổ biến khác như Paypal, Stripe, Authorize.net và Evalon có đặc điểm nổi bật nào? Doanh nghiệp hãy cùng tìm hiểu trong phần sau đây với Magenest nhé!
Paypal
Khi so sánh hai cổng thanh toán Shopify và PayPal, một trong những ưu điểm tuyệt vời của Shopify Payments chính là không tính thêm bất kỳ khoản phí giao dịch nào. Nhờ đó, người bán sử dụng cổng thanh toán Shopify có thể tiết kiệm đáng kể chi phí, nhất là đối với những người bán cá nhân và các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ. Ngoài ra, Shopify Payments còn cung cấp tính năng giám sát theo thời gian thực, quy trình thanh toán nhanh chóng và các tính năng bảo mật cao.
Còn PayPal chính là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán nổi tiếng và đáng tin cậy với hơn 220 triệu khách hàng trên toàn thế giới. Cổng thanh toán Paypal cung cấp cả gói trả phí lẫn gói miễn phí cho người bán hàng trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử Shopify, đồng thời, sở hữu cơ cấu giá cố định có thể dự đoán được. PayPal cũng hỗ trợ nhiều loại tiền tệ, cực kỳ phù hợp đối với các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, việc PayPal tính phí cho mọi giao dịch thanh toán chắc chắn là một bất lợi cho cổng thanh toán này khi so sánh với Shopify Payments. Ngoài ra, dịch vụ khách hàng của Paypal cũng không hoàn toàn đảm bảo tính nhất quán và người dùng luôn có nguy cơ bị khóa tài khoản không báo trước.
Stripe
Khi so sánh với Stripe, cổng thanh toán Shopify có một số ưu điểm tuyệt vời hơn hẳn. Đầu tiên và quan trọng nhất, Shopify Payments sẵn có ở nhiều quốc gia hơn hẳn Stripe và không tính bất kỳ phí thiết lập hoặc phí hủy giao dịch nào. Còn đối với cổng thanh toán Stripe, nếu người bán sử dụng tính năng thanh toán định kỳ, chúng ta sẽ phải trả mức phí $10/tháng. Ngoài ra, Shopify Payments còn cung cấp đầu đọc thẻ miễn phí cho các khoản thanh toán dạng vật lý, trong khi Stripe tính phí cho đầu đọc thẻ của mình. Cuối cùng, phí giao dịch của cổng thanh toán Shopify cũng thấp hơn so với Stripe. Mức phí cố định của Stripe là 2.9% + $0.30 cho mỗi giao dịch thì phí giao dịch của Shopify Payments sẽ thấp hơn đối với những người bán trên nền tảng Shopify đã nâng cấp gói dịch vụ của họ.
Tuy nhiên, Stripe vẫn có một số lợi thế hơn hẳn khi so sánh với cổng thanh toán Shopify, chẳng hạn như hỗ trợ nhiều tùy chọn thanh toán hơn và quy trình thanh toán có khả năng tùy chỉnh cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu đang là người bán trên Shopify và có nhu cầu tìm kiếm một cổng thanh toán dễ sử dụng, mức phí giao dịch thấp và sẵn có ở nhiều quốc gia hơn thì Shopify Payments chính là một lựa chọn tốt hơn hẳn cho chúng ta.
Authorize.net
Authorize.net là một cổng thanh toán lâu và uy tín, cung cấp nhiều tính năng cho khách hàng. Tuy nhiên, cổng thanh toán Shopify vẫn nổi bật hẳn nhờ khả năng dễ dàng sử dụng, mức chi phí cạnh tranh và được tích hợp hoàn toàn vào nền tảng thương mại điện tử Shopify. Một lợi thế lớn của cổng thanh toán Shopify so với Authorize.net là Shopify Payments không yêu cầu bất kỳ khoản phí giao dịch bổ sung nào, trong khi Authorize.net tính phí cổng hàng tháng cùng phí cho mỗi giao dịch. Đây cũng là lý do Shopify Payments được đánh giá là lựa chọn tiết kiệm hơn hẳn dành cho các doanh nghiệp mới hoặc người bán hàng cá nhân hoặc hoặc những người bán xử lý khối lượng giao dịch thấp.
Cổng thanh toán Shopify cũng cung cấp tính năng giám sát theo đúng thời gian thực, đảm bảo người bán có thể theo dõi các giao dịch và doanh số bán hàng của mình khi chúng đang diễn ra. Ngoài ra, Shopify Payments cũng có giao diện đơn giản và dễ hiểu hơn rất nhiều so với Authorize.net. Nhờ đó, người bán có thể dễ dàng sử dụng, ngay cả khi họ không có quá nhiều kinh nghiệm về lập trình và kỹ thuật.
Evalon
Shopify Payments và Elavon (tên trước đây là Sage Pay và Opayo) đều là các cổng thanh toán cho phép người dùng triển khai các thanh toán trực tuyến. Nhưng khi xem xét về yếu tố chi phí, cổng thanh toán Shopify tính phí giao dịch cố định cho tất cả các gói, trong khi phí của Elavon thay đổi tùy theo gói mà chúng ta lựa chọn và áp dụng. Shopify Payments cũng không hỗ trợ nhiều loại tiền tệ khác nhau như cổng thanh toán Elavon.
Ưu điểm của cổng thanh toán Shopify so với Evalon là được tích hợp trực tiếp vào nền tảng thương mại điện tử Shopify, giúp chủ người bán có thể dễ dàng thiết lập và sử dụng. Elavon cũng tích hợp với nhiều nền tảng thương mại điện tử phổ biến, tuy nhiên, chúng ta cần khá nhiều thời gian cho quá trình thiết lập và tích hợp. Không những vậy, Shopify Payments còn sở hữu giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng cùng khả năng dễ dàng điều hướng trong khi cổng thanh toán Elavon yêu cầu người dùng phải có kiến thức chuyên môn cùng kinh nghiệm lập trình kỹ thuật để thiết lập và sử dụng. Shopify Payments cung cấp cho người bán các tính năng như đảm bảo các khoản bồi hoàn và ngăn chặn gian lận, trong khi Elavon cung cấp các tính năng bảo mật bổ sung như 3D Secure và kiểm tra AVS/CV2. Cổng thanh toán Shopify cung cấp đầu đọc thẻ miễn phí để thanh toán theo dạng vật lý, còn cổng thanh toán Elavon thì không.
Cách thiết lập cổng thanh toán Shopify
Trong phần tiếp theo, Magenest sẽ hướng dẫn chi tiết cách thiết lập cổng thanh toán Shopify cho doanh nghiệp nhé!
Hướng dẫn chi tiết các bước thiết lập cổng thanh toán Shopify
Lựa chọn đơn vị tiền tệ của cửa hàng trực tuyến
Trước khi bắt đầu quá trình thiết lập cổng thanh toán Shopify, người bán cần quyết định được loại tiền tệ của cửa hàng mình là gì. Để lựa chọn đơn vị tiền tệ, hãy nhấp vào mục Settings (cài đặt) trong tài khoản quản trị viên => chọn phần Store Currency (đơn vị tiền tệ của cửa hàng) => lựa chọn đơn vị tiền tệ cho cửa hàng của mình. Đơn vị tiền tệ của cửa hàng trực tuyến có thể khác với đơn vị tiền tệ trong tài khoản ngân hàng của người bán.
Kích hoạt cổng thanh toán Shopify
Sau khi hoàn tất lựa chọn đơn vị tiền tệ, chúng ta sẽ tiến hành kích hoạt cổng thanh toán Shopify. Nếu chưa thiết lập nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, người bán có thể thực hiện bằng cách nhấp vào thẻ giới thiệu trên màn hình chính rồi nhấp vào Set Up Shopify Payments (thiết lập cổng thanh toán Shopify). Sau đó, chúng ta sẽ được chuyển đến giao diện của phần Payment (thanh toán) trong cài đặt => nhấp vào Complete Account Setup (hoàn tất thiết lập tài khoản) cho cổng thanh toán Shopify Payments.
Cung cấp thông tin cá nhân và thông tin doanh nghiệp
Người bán sẽ được hệ thống yêu cầu nhập thông tin cá nhân và thông tin doanh nghiệp của mình, bao gồm số đăng ký kinh doanh, thông tin ngân hàng và mã số thuế. Nếu là một doanh nghiệp hoặc tập đoàn kinh doanh, chúng ta vẫn cần cung cấp họ tên và ngày sinh của người quản lý, lãnh đạo có liên quan.
Nộp các tài liệu cần thiết
Shopify có thể yêu cầu người bán nộp các tài liệu bổ sung để xác minh danh tính, địa chỉ nhà riêng cùng bằng chứng về các tài liệu này. Do tính chất nhạy cảm của thông tin cá nhân, người bán chỉ có thể nộp tài liệu được yêu cầu qua trang quản trị Shopify chứ không phải nộp qua nhóm hỗ trợ trò chuyện trực tiếp hoặc nộp đến địa chỉ email hỗ trợ.
Chờ hệ thống kiểm tra
Quá trình hệ thống hoàn tất xem xét, kiểm tra tài khoản Shopify Payments của người bán có thể mất tối đa 3 ngày làm việc. Sau khi tài khoản được xác minh đầy đủ, người bán có thể tiến hành cài đặt chấp nhận cổng thanh toán Shopify.
Thiết lập tài khoản với xác thực hai bước
Trước khi sử dụng cổng thanh toán Shopify Payments, người bán cần phải bảo mật tài khoản của mình bằng cách thiết lập tính năng xác thực hai bước. Đây là yêu cầu để bảo vệ an toàn tài khoản cũng như thông tin về tài chính của chúng ta khỏi các cuộc tấn công mạng và tin tặc tiềm ẩn.
Xem xét các yêu cầu
Trước khi sử dụng Shopify Payments, hãy nhớ xem lại các yêu cầu dành cho khu vực của người bán, trong đó có thể bao gồm thông tin bổ sung cần thiết để thiết lập cổng thanh toán Shopify. Sau khi thiết lập cổng thanh toán Shopify, khách hàng có thể thanh toán tại cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp bằng cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có số CVV. Shopify Payments cho phép khách hàng thanh toán tại cửa hàng trực tuyến bằng hầu hết các tùy chọn thẻ tín dụng phổ biến.
Khách hàng chỉ cần nhập địa chỉ và lựa chọn phương thức giao hàng, sau đó nhập thông tin thẻ tín dụng trên giao diện thanh toán. Nếu đã bật Apple Pay hoặc Google Pay, khách hàng cũng có thể sử dụng các tùy chọn đó để thanh toán trên trang giỏ hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Sau khi đặt hàng, nó sẽ hiển thị trong phần đặt hàng và khách hàng sẽ nhận được thông báo.
Định cấu hình theo nhu cầu của doanh nghiệp
Bật tính năng thông báo thanh toán
Để bật tính năng thông báo thanh toán, chúng ta sẽ tiến hành theo những bước sau đây:
- Người bán cần di chuyển đến phần cài đặt tài khoản bằng cách nhấp vào biểu tượng hồ sơ của mình ở góc trên bên phải màn hình.
- Từ menu thả xuống các tùy chọn, hãy chọn Settings (cài đặt).
- Trong menu bên trái, nhấp vào Payments (thanh toán).
- Trong phần Payments (thanh toán), nhấp vào Manage (quản lý).
- Sau đó, hãy cuộn xuống phần Payout Schedule (lịch thanh toán).
- Để bật thông báo thanh toán, hãy chọn hộp Enable notifications (bật thông báo).
- Để tắt thông báo thanh toán, hãy bỏ chọn hộp Enable notifications (bật thông báo).
Bằng cách bật tính năng này, người bán sẽ nhận được các thông báo bất cứ khi nào khoản thanh toán được xử lý vào tài khoản của mình. Nhờ đó, người bán có thể theo dõi các khoản thanh toán của mình và đảm bảo kịp thời nhận được tiền thanh toán.
Thay đổi phần mô tả bảng sao kê thanh toán
Nếu người bán đang ở vai trò là chủ doanh nghiệp hoặc người làm tự do nhận các khoản thanh toán trực tuyến, chúng ta cần phải có phần mô tả thanh toán rõ ràng và dễ nhận biết nhằm thể hiện rõ về thương hiệu hoặc tên doanh nghiệp của mình. Phần mô tả bảng sao kê thanh toán là phần sẽ xuất hiện trên bảng sao kê ngân hàng của khách hàng khi họ thanh toán cho chúng ta.
Để cập nhật phần mô tả sao kê thanh toán, người bán có thể thực hiện theo các bước sau:
- Đăng nhập vào tài khoản người bán và điều hướng đến menu Settings (cài đặt).
- Nhấp vào mục Payments (thanh toán) rồi chọn phần Manage (quản lý) từ menu thả xuống các tùy chọn.
- Nhấp vào phần Payout Statement Descriptor (mô tả báo cáo thanh toán).
- Chỉnh sửa phần mô tả để thể hiện thương hiệu hoặc tên doanh nghiệp. Phần mô tả chỉ nằm trong khoảng 5-22 ký tự Latinh.
- Nhấp vào Save (lưu) để áp dụng các thay đổi.
Người bán cần lưu ý là chúng ta có thể tốn tối đa 3 ngày để phần mô tả bảng sao kê thanh toán cập nhật được thể hiện trong tài khoản ngân hàng của mình do bộ mô tả này cần được bộ xử lý thanh toán và ngân hàng của khách hàng kiểm tra, xác nhận.
Việc có phần mô tả sao kê thanh toán rõ ràng và dễ nhận biết có thể giúp khách hàng của chúng ta dễ dàng xác định các giao dịch của họ và giảm nguy cơ bồi hoàn hoặc tranh chấp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể giúp tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm với khách hàng của mình khi cải thiện các trải nghiệm tổng thể của khách hàng. Chính vì vậy, hãy dành thời gian để chọn mô tả thể hiện chính xác về thương hiệu hoặc doanh nghiệp, sau đó, cập nhật chúng khi cần để đảm bảo khách hàng có thể dễ dàng xác định giao dịch của họ.
Định cấu hình ngăn chặn các gian lận
Ngăn chặn các gian lận là một vấn đề cực kỳ quan trọng của bất kỳ người bán nào triển khai thanh toán trực tuyến và điều quan trọng là chúng ta phải thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ cả mình lẫn các khách hàng. Lúc này, người bán cần định cấu hình cài đặt ngăn chặn các gian lận trong hệ thống thanh toán của mình.
Để định cấu hình cài đặt ngăn chặn các gian lận, hãy di chuyển đến giao diện Payments (thanh toán) trong phần cài đặt tài khoản => nhấp chọn mục Manage (quản lý) và sau đó nhấp vào Fraud Prevention (phòng chống gian lận). Lúc này, người bán sẽ được hệ thống điều hướng đến trang tích hợp nhiều công cụ ngăn chặn gian lận khác nhau, bao gồm hệ thống xác minh địa chỉ (AVS) và giá trị xác minh thẻ (CVV).
Nếu kích hoạt công cụ AVS, công cụ này sẽ kiểm tra, so sánh địa chỉ thanh toán do khách hàng nhập trong quá trình thanh toán với địa chỉ trong hồ sơ của tổ chức phát hành thẻ tín dụng. Nếu địa chỉ không khớp, khoản phí này sẽ bị từ chối. Nhờ đó, người bán có thể ngăn chặn việc mua hàng gian lận được thực hiện bằng thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp. Tương tự, công cụ CVV sẽ kiểm tra các mã gồm 3 hoặc 4 chữ số ở mặt sau thẻ tín dụng của khách hàng để đảm bảo mã đó khớp với số thẻ và ngày hết hạn. Nếu mã CVV không chính xác hoặc bị thiếu, khoản phí sẽ bị từ chối.
Bằng cách kích hoạt cả AVS và CVV, người bán có thể giảm đáng kể nguy cơ giao dịch gian lận trên trang web thương mại điện tử của mình. Những công cụ này có thể giúp ngăn chặn gian lận, tuy nhiên, chúng không phải là biện pháp an toàn tuyệt đối và một số khoản phí gian lận vẫn có phát sinh. Ngoài AVS và CVV, chúng ta cũng có các công cụ ngăn chặn gian lận khác tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ thanh toán của mình.
Nếu việc định cấu hình cổng thanh toán Shopify gây khó khăn cho người bán, người bán có thể liên hệ với đội ngũ hỗ trợ của Shopify. Đội ngũ hỗ trợ của Shopify có thể đảm bảo cấu hình Shopify Payments sẽ được điều chỉnh một cách chính xác theo nhu cầu riêng của từng người bán hàng nhân hoặc doanh nghiệp. Từ đó, các giao dịch của người bán có thể được diễn ra liền mạch và dòng tài chính sẽ được tối ưu hóa hiệu quả.
Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng
Quy trình người bán cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng của mình để nhận các khoản thanh toán khá nhanh chóng và đơn giản. Chúng ta có thể dễ dàng cập nhật các thông tin về tài khoản ngân hàng của mình theo một số bước sau:
- Đăng nhập vào tài khoản và nhấp chọn menu Settings (cài đặt).
- Nhấp vào Payments (thanh toán) => chọn phần Manage (quản lý).
- Trong Payout Account (tài khoản thanh toán), hãy chọn phần Change Bank Account (thay đổi tài khoản ngân hàng).
- Người bán sẽ tiến hành nhập thông tin tài khoản ngân hàng mới của mình, bao gồm: số định tuyến, số tài khoản và loại tài khoản.
- Kiểm tra kỹ các thông tin đã nhập đảm bảo tính chính xác.
- Nhấn Save (lưu) để cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng.
- Sau khi hoàn tất cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng, người bán cần kiểm tra cẩn thận xem các thay đổi đã được lưu chính xác hay chưa. Chúng ta cũng có thể phải xác minh tài khoản ngân hàng mới của mình trước khi có thể bắt đầu nhận khoản thanh toán vào tài khoản đã cập nhật.
Người bán nên cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng của mình để tránh việc chậm trễ hoặc các vấn đề phát sinh khác khi nhận các khoản thanh toán của mình. Chúng ta cũng có thể kiểm tra với phía ngân hàng để xem họ có thêm yêu cầu hoặc hạn chế cụ thể nào đối với việc nhận thanh toán điện tử hay không. Với các thông tin đã được cập nhật sẵn này, người bán có thể yên tâm rằng các khoản thanh toán của chúng ta sẽ được nhận kịp thời và an toàn.
Chỉnh sửa bảng kê thanh toán của khách hàng
Việc tùy chỉnh bảng kê thanh toán cho khách hàng giúp thể hiện đặc điểm thương hiệu của cửa hàng trực tuyến cũng như giúp nâng cao nhận thức và niềm tin về thương hiệu đối với khách hàng. Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước chỉnh sửa bảng kê thanh toán khách hàng:
- Đăng nhập vào tài khoản người bán và điều hướng đến menu Settings (cài đặt).
- Nhấp vào mục Payments (thanh toán) rồi chọn phần Manage (quản lý) từ menu thả xuống các tùy chọn.
- Kéo xuống tùy chọn Customer Billing Statement (sao kê thanh toán của khách hàng), chúng ta sẽ thấy 2 trường dành cho tên và số điện thoại của cửa hàng. Hãy nhập thông tin chính xác mà chúng ta muốn chúng xuất hiện trên bảng sao kê thanh toán của khách hàng.
- Sau khi nhập tên cửa hàng và số điện thoại đã cập nhật, hãy nhấp vào nút Save (lưu) để áp dụng các thay đổi.
Kết luận
Tích hợp đa dạng phương thức thanh toán, đảm bảo các khoản bồi hoàn và ngăn chặn gian lận trong giao dịch, cổng thanh toán Shopify mang đến cho khách hàng sự an toàn và đáng tin cậy khi trải nghiệm mua sắm tại các cửa hàng trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử Shopify. Triển khai theo các hướng dẫn chi tiết của Magenest, doanh nghiệp có thể dễ dàng kích hoạt và định cấu hình cổng thanh toán Shopify nói chung cũng như cổng thanh toán Shopify cho các cửa hàng tại Việt Nam Shopify Payment gateway for Vietnam một cách phù hợp và chính xác.
Để cập nhật nhanh những tin tức mới nhất về quản lý doanh nghiệp, kinh doanh thương mại điện tử giai đoạn cuối năm 2023 – đầu năm 2024, những bí quyết gia tăng doanh số, lợi nhuận bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!