Hiện nay, hệ thống Cloud Computing đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp. Việc triển khai một kiến trúc đám mây đúng đắn có thể giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất, tối ưu hóa tài nguyên, giảm thiểu chi phí, và đồng thời đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho hệ thống và dữ liệu của họ.
Chính vì thế, AWS Well-Architected là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những doanh nghiệp muốn xây dựng tương lai đám mây của mình một cách bền vững, an toàn và hiệu quả. Được phát triển bởi Amazon Web Services (AWS), AWS Well-Architected không chỉ đơn giản là một khung kiến trúc, mà là một quá trình hướng dẫn chi tiết giúp doanh nghiệp đạt được kiến trúc đám mây tối ưu và đáp ứng các mục tiêu kinh doanh.
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về chương trình AWS Well-Architected và những lợi ích quan trọng mà nó mang lại cho các doanh nghiệp.
Mục lục
Tổng quan về AWS Well-Architected
Bản chất của AWS Well-Architected là tập hợp các nguyên tắc thiết kế tốt và các khuyến nghị đúng đắn, được xây dựng dựa trên sáu trụ cột:
- Vận hành xuất sắc (Operational Excellence)
- Bảo mật (Security)
- Độ tin cậy (Reliability)
- Hiệu quả hoạt động (Performance Efficiency)
- Tối ưu hóa chi phí (Cost Optimization)
- Tính bền vững (Sustainability)
Sáu trụ cột này nhằm giúp các khách hàng tạo ra các kiến trúc ứng dụng đám mây linh hoạt, tiết kiệm chi phí và có khả năng mở rộng dễ dàng.
AWS Well-Architected Framework là một bộ khung thiết kế kiến trúc tiên tiến được phát triển bởi AWS để giúp các tổ chức xây dựng các ứng dụng đám mây có hiệu suất cao, bền vững và an toàn. Khung thiết kế này bao gồm một số mô hình thiết kế phổ biến, mỗi mô hình đề cập đến các mục tiêu thiết kế, các nguyên tắc cốt lõi và các quy tắc hướng dẫn cụ thể để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc triển khai và vận hành ứng dụng trên nền tảng AWS.
AWS Well-Architected Framework bao gồm:
- Domain-specific lenses: bộ công cụ đánh giá các hạng mục cụ thể, dùng để đánh giá và cải thiện kiến trúc ứng dụng trong các lĩnh vực cụ thể của công nghệ, ngành công nghiệp hoặc kiến thức đặc biệt
- Dands-on-labs các hoạt động thực hành cho phép người dùng thử nghiệm và áp dụng các quy tắc thiết kế tốt vào kiến trúc ứng dụng của họ trên nền tảng AWS
- AWS Well-Architected Tool dịch vụ được tạo ra để hỗ trợ khách hàng trong việc đánh giá, xác định và cải thiện kiến trúc ứng dụng đám mây trên nền tảng AWS.
AWS Well-Architected Tool có sẵn và miễn phí trong AWS Management Console (Bảng điều khiển quản lý AWS), các doanh nghiệp có thể thường xuyên kiểm tra, đánh giá khối lượng công việc, xác định các vấn đề có rủi ro cao và ghi lại các cải tiến nhằm đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu và mục tiêu kinh doanh của họ. Ngoài ra, AWS cũng cung cấp quyền truy cập vào hệ sinh thái gồm hàng trăm thành viên trong Chương trình đối tác AWS Well-Architected.
6 trụ cột của AWS Well-Architected
AWS Well-Architected Framework mô tả các khái niệm chính, nguyên tắc thiết kế và các phương pháp hay nhất về kiến trúc để thiết kế và chạy khối lượng công việc trên đám mây. 6 trụ cột tạo nên AWS Well-Architected bao gồm:
Vận hành xuất sắc
Vận hành xuất sắc là một trong những trụ cột cốt lõi của AWS Well-Architected Framework và là chất xúc tác cho cả 5 trụ cột còn lại bởi nó có khả năng hỗ trợ phát triển và chạy workload hiệu quả, đưa ra các insight về việc vận hành các workload đó, cải tiến các quy trình và thủ tục để mang lại giá trị doanh nghiệp.
Các chủ đề chính của trụ cột vận hành xuất sắc bao gồm cách tự động hóa (automation) các thay đổi, cách ứng phó với sự kiện và cách xác định tiêu chuẩn để quản lý các hoạt động hàng ngày nhằm đảm bảo ứng dụng luôn hoạt động một cách ổn định, đáp ứng được tải cao và có khả năng khôi phục sau sự cố. Như vậy, doanh nghiệp có thể vận hành và giám sát các hệ thống song song với cải thiện các quy trình và thủ tục vận hành thông qua trụ cột này.
Bảo mật
Là một trong sáu trụ cột chính của AWS Well-Architected Framework, trụ cột bảo mật tập trung vào việc bảo vệ thông tin và hệ thống, đảm bảo rằng các ứng dụng và hệ thống trên nền tảng AWS được thiết kế và triển khai với mức độ bảo mật cao và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật. Các chủ đề chính của trụ cột này bao gồm tính bảo mật và trung thực của dữ liệu, quản lý quyền truy cập (Quản lý định danh và quyền truy cập) và thiết lập kiểm soát để phát hiện sự cố bảo mật, giảm thiểu rủi ro và tuân thủ các quy định liên quan đến an ninh thông tin.
Bằng cách tập trung vào trụ cột bảo mật, người dùng và các tổ chức có thể đảm bảo rằng ứng dụng của họ đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật chặt chẽ và giảm thiểu rủi ro bị xâm nhập hoặc mất an toàn trên nền tảng AWS.
Độ tin cậy
Trụ cột độ tin cậy tập trung vào xây dựng các hệ thống đám mây đáng tin cậy, khối lượng công việc thực hiện đúng chức năng và cách khôi phục nhanh chóng sau sự cố nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Các chủ đề chính của trụ cột này bao gồm thiết kế hệ thống phân tán, xây dựng kế hoạch phục hồi và thích nghi với yêu cầu thay đổi.
Trụ cột độ tin cậy giúp đảm bảo rằng các ứng dụng trên nền tảng AWS được xây dựng với mức độ tin cậy cao, có thể hoạt động một cách liên tục và tự động khôi phục sau sự cố, đáp ứng được tải cao, giúp tối ưu hóa hiệu suất và sự hài lòng của người dùng.
Hiệu quả hoạt động
Trụ cột hiệu quả năng suất tập trung vào phân bổ tài nguyên công nghệ thông tin và điện toán có cấu trúc và hợp lý hóa, từ đó tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên trong việc triển khai và vận hành ứng dụng đám mây trên nền tảng AWS. Các chủ đề chính của trụ cột này bao gồm chọn đúng loại tài nguyên và kích thước được tối ưu hóa theo yêu cầu khối lượng công việc, đánh giá hiệu suất và duy trì tính hiệu quả khi nhu cầu doanh nghiệp thay đổi.
Trụ cột hiệu quả năng suất giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, đảm bảo rằng việc triển khai và vận hành ứng dụng trên nền tảng AWS là hiệu quả và tiết kiệm chi phí, tăng cường giá trị đầu tư và đảm bảo sự bền vững của hệ thống trong dài hạn.
Tối ưu hóa chi phí
Là một trong những trụ cột của AWS Well-Architected Framework, trụ cột tối ưu hóa chi phí tập trung vào tối ưu hóa việc sử dụng các loại tài nguyên phù hợp với yêu cầu ứng dụng của doanh nghiệp để hạn chế lãng phí tài nguyên đám mây. Các chủ đề chính bao gồm: kiểm soát chi tiêu theo thời gian, phân tích và quản lý việc phân bổ ngân sách, lựa chọn chính xác loại và số lượng tài nguyên, cùng với việc điều chỉnh quy mô để đáp ứng nhu cầu/yêu cầu kinh doanh mà không gây lãng phí tài nguyên.
Như vậy trụ cột này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, đánh giá hiệu quả của các biện pháp tối ưu hóa để có thể điều chỉnh, cải thiện quy trình chi phí, tối đa hóa quản lý và tự động hóa các tác vụ quản trị, giúp giảm thiểu công sức và lỗi do con người.
Tính bền vững
Trụ cột tính bền vững tập trung vào việc giảm tác động đến môi trường khi chạy khối lượng công việc trên đám mây. Các chủ đề chính bao gồm mô hình chia sẻ trách nhiệm cho tính bền vững, hiểu rõ tác động và tận dụng tối đa để giảm thiểu tài nguyên cần thiết và ảnh hưởng đến hạ tầng.
Trụ cột tính bền vững trong AWS Well-Architected Framework khuyến khích việc áp dụng các chiến lược và phương pháp bền vững trong quá trình triển khai và vận hành hệ thống đám mây, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên. Bằng cách làm như vậy, doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu bền vững về môi trường, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống.
AWS Well-Architected Lenses
AWS Well-Architected Lenses là một phần mở rộng của AWS Well-Architected Framework, cung cấp các góc nhìn (perspectives) tùy chỉnh và chuyên môn để áp dụng nguyên tắc thiết kế tốt trong các lĩnh vực cụ thể hoặc các ngành công nghiệp đặc biệt như machine learning, phân tích dữ liệu, phi máy chủ (serverless), điện toán hiệu năng cao (HPC), IoT, SAP, ngành streaming, ngành games, mạng kết hợp và dịch vụ tài chính. Để đánh giá đầy đủ khối lượng công việc, người dùng có thể sử dụng các ống kính áp dụng cùng với AWS Well-Architected Framework và sáu trụ cột của khung.
Ví dụ về một số AWS Well-Architected Lenses bao gồm:
- AWS Well-Architected Lens for Serverless Applications: Tập trung vào việc áp dụng nguyên tắc thiết kế tốt cho các ứng dụng không có máy chủ (serverless), như AWS Lambda và các dịch vụ liên quan.
- AWS Well-Architected Lens for Machine Learning (ML): Tập trung vào việc áp dụng nguyên tắc và quy tắc thiết kế tốt trong việc triển khai và vận hành các ứng dụng Machine Learning trên AWS, bao gồm các dịch vụ như Amazon SageMaker.
- AWS Well-Architected Lens for High-Performance Computing (HPC): Tập trung vào việc xây dựng kiến trúc tối ưu cho các ứng dụng tính toán hiệu suất cao, như các công việc tính toán phân tán và xử lý lớn.
Với AWS Well-Architected Lenses, khách hàng có thể nắm vững các tiêu chuẩn và quy tắc thiết kế tốt chuyên sâu trong các lĩnh vực cụ thể, giúp họ xây dựng và vận hành các hệ thống đám mây đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn cao nhất trong ngành hoặc lĩnh vực đó.
Tại sao doanh nghiệp nên triển khai AWS Well-Architected?
Sử dụng chính xác theo nhu cầu của doanh nghiệp
AWS Well-Architected cho phép doanh nghiệp sử dụng dung lượng tài nguyên linh hoạt, tuỳ chỉnh theo nhu cầu thực tế của họ. Không cần phải dự đoán trước mức độ tải lượng công việc hoặc tài nguyên cần thiết, chương trình cho phép tự động tăng giảm quy mô khi có nhu cầu, mà không gây lãng phí tài nguyên hoặc giảm hiệu suất khi triển khai.
Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và đảm bảo hiệu quả sử dụng tài nguyên trong quá trình vận hành hệ thống trên nền tảng AWS.
Giảm rủi ro và an toàn
AWS Well-Architected giúp doanh nghiệp giảm rủi ro và đảm bảo an toàn cho hệ thống và dữ liệu của họ thông qua việc áp dụng các biện pháp bảo mật và an toàn cao nhất, kiểm tra và giám sát chặt chẽ, và nâng cao nhận thức và đào tạo cho nhân viên. Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng phòng vệ và đáp ứng nhanh chóng đối mặt với các mối đe dọa tiềm ẩn.
Tối ưu chi phí
Việc triển khai AWS Well-Architected giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí bằng cách tận dụng tối đa tài nguyên, lựa chọn dịch vụ và quy mô phù hợp và quản lý tài nguyên một cách chủ động. Điều này giúp họ tiết kiệm chi phí vận hành và duy trì hệ thống, và đảm bảo sử dụng tối ưu và hiệu quả của các nguồn lực trong quá trình triển khai và vận hành hệ thống trên nền tảng AWS.
Tạo được mô hình thử nghiệm
Một trong những lợi ích quan trọng của việc triển khai chương trình AWS Well-Architected là khả năng tạo mô hình thử nghiệm. Việc tạo mô hình thử nghiệm là một phần quan trọng trong quá trình triển khai hệ thống, giúp doanh nghiệp đánh giá tính ổn định, hiệu suất, tương thích, tích hợp, an toàn và bảo mật của hệ thống trước khi triển khai vào môi trường thực tế.Khi triển khai hệ thống, doanh nghiệp có thể tạo môi trường thử nghiệm ở quy mô sản xuất theo yêu cầu, hoàn thành các thử nghiệm và mô phỏng quá trình và kết quả khi triển khai thực tế. Điều này giúp họ đảm bảo sự thành công và tin cậy của quy trình triển khai.
Tự động hóa cải tiến kiến trúc
AWS Well-Architected cung cấp các công cụ và phương pháp tự động hóa để cải tiến kiến trúc hệ thống một cách linh hoạt và hiệu quả. Tự động hóa cho phép doanh nghiệp thích ứng và phát triển theo thời gian, tận dụng các đổi mới như một thông lệ tiêu chuẩn và giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng do thay đổi thiết kế. Điều này giúp hệ thống đáp ứng linh hoạt và đáng tin cậy với yêu cầu kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.
Kết luận
AWS Well-Architected không chỉ là chương trình, mà là một hành trình đến việc xây dựng hệ thống Cloud bền vững và hiệu quả cho doanh nghiệp. Với sự hỗ trợ đầy đủ của AWS và khả năng tự động hóa và linh hoạt của kiến trúc cloud computing, doanh nghiệp có thể tự tin trong việc chinh phục những thách thức kỹ thuật và kinh doanh mới, và đem lại sự phát triển bền vững và thành công dài lâu trong thời đại số hóa ngày nay.
Doanh nghiệp muốn tư vấn các dịch vụ về AWS, hãy liên hệ với Magenest. Là AWS Select Partner có chứng nhận AWS Cloud Practitioner và AWS Architect, Magenest triển khai các hệ thống khác nhau trên AWS như website eCom và nền tảng web khác, đồng thời bao gồm dịch vụ lưu trữ ERP và các ứng dụng kinh doanh thông qua kiến trúc hiệu quả và các dịch vụ tiết kiệm chi phí.