Amazon SNS là một dịch vụ thông báo đơn giản, cực kỳ tiện ích trong các giải pháp của Amazon Web Service, có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động gửi các thông điệp đi theo dạng A2A và dạng A2P. Triển khai Amazon SNS, doanh nghiệp không những đảm bảo quản lý hiệu quả quá trình truyền tải các thông điệp mà còn đảm bảo tiết kiệm đáng kể các khoản chi phí triển khai cho mình.
Trong bài viết này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về cách thức hoạt động cùng những tính năng nổi bật của dịch vụ Amazon SNS là gì nhé!
Mục lục
- Amazon SNS là gì?
- Cách thức hoạt động của Amazon SNS
- Các tính năng nổi bật của Amazon SNS
- Các loại chủ đề
- Nguồn và đích đến của các sự kiện
- Gửi và phân nhóm các thông điệp
- Lọc các thông điệp
- Mở rộng và phân chia các thông điệp
- Độ bền của các thông điệp
- Mã hóa các thông điệp
- Các quyền riêng tư
- Bảo vệ an toàn dữ liệu các thông điệp
- Lưu trữ – phát lại và phân tích các thông điệp
- Các tin nhắn SMS
- Thông báo đẩy trên di động
- Thông báo trên email
- Trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng Amazon SNS
Amazon SNS là gì?
Amazon SNS (hay Amazon Simple Notification Service) là một dịch vụ thông báo đơn giản của Amazon Web Service. Đây là dịch vụ dạng Pub/Sub (không đồng bộ), quản lý toàn diện quá trình truyền tải các thông điệp theo dạng A2A (Application to Application, hay còn gọi là từ ứng dụng đến ứng dụng) và dạng A2P (Application to Person hay còn gọi là từ ứng dụng đến người dùng).
Amazon SNS sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa các kiến trúc của chúng ta và tiết kiệm tối đa các khoản chi phí nhờ vào những tính năng lọc, phân chia bộ phận, sắp xếp theo thứ tự và tiến hành loại bỏ các thông điệp trùng lặp. Ngoài ra, AWS SNS còn giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ ổn định của các thông báo nhờ vào tính năng lưu trữ, phát lại, sau đó phân phối thử lại một lần nữa cũng như hỗ trợ các hàng đợi thông báo không thể gửi được (hay DLQ).
Cách thức hoạt động của Amazon SNS
Sau khi hiểu về khái niệm Amazon SNS là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về cách thức hoạt động của dịch vụ này như thế nào nhé!
Dịch vụ Amazon SNS sẽ tiến hành gửi thông báo đi theo 2 cách là A2A và A2P.
Trong đó, A2A cung cấp những chủ đề dành cho các phương thức nhắn tin sở hữu mức thông lượng cao, vận hành theo mô hình đẩy và có đặc điểm nhiều – nhiều giữa những hệ thống phân tán, các vi dịch vụ cùng những ứng dụng phi máy chủ theo các sự kiện. Các ứng dụng này sẽ bao gồm dịch vụ hàng đợi mang tính đơn giản của hệ thống Amazon SQS, Firehose các dữ liệu Amazon Kinesis, giải pháp AWS Lambda cùng những điểm cuối HTTPS khác. Còn dạng A2P sẽ cho phép doanh nghiệp gửi các thông báo đến với khách hàng thông qua tin nhắn SMS, các thông báo đẩy trên di động và thông báo qua email.
Các tính năng nổi bật của Amazon SNS
Sau khi hiểu về cách thức hoạt động của Amazon SNS, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về các tính năng nổi bật của AWS SNS là gì nhé!
Các loại chủ đề
Tính năng đầu tiên phải kể đến của Amazon SNS chính là các loại chủ đề, bao gồm chủ đề tiêu chuẩn và chủ đề FIFO.
Chủ đề tiêu chuẩn
Những chủ đề tiêu chuẩn có thể được ứng dụng trong đa dạng tình huống, chỉ cần các ứng dụng của doanh nghiệp có khả năng xử lý được những thông điệp xuất hiện không theo thứ tự và nhiều lần. Chẳng hạn: khi các thông điệp được phân rộng, vấn đề mã hóa các nội dung đa phương tiện, việc tính thuế, tình huống phát hiện ra những gian lận, chỉ mục khi tìm kiếm, một số ứng dụng cảnh báo cần thiết,… Trong đó:
- Thông lượng tối đa: Những chủ đề tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp gần như không giới hạn số lượng các thông điệp trong mỗi giây.
- Thứ tự được xếp theo nỗ lực cao nhất: Trong một số trường hợp, các thông điệp có thể được hệ thống truyền tải theo thứ tự không giống với thứ tự mà trước đó chúng được gửi đi.
- Chống trùng lặp nhất có thể: Mỗi thông điệp sẽ được truyền tải ít nhất một lần, tuy nhiên, đôi khi, hệ thống cũng sẽ có nhiều hơn một bản sao của những thông điệp đã được phát đi này.
- Đa dạng loại đăng ký nhận: Các thông điệp có thể được truyền tải đến những điểm cuối theo dạng A2A, chẳng hạn như Amazon SQS, AWS Lambda, Firehose dữ liệu Amazon Kinesis, HTTPS. Ngoài ra, hệ thống còn có thể truyền tải đến những điểm cuối theo dạng A2P, chẳng hạn như email, tin nhắn SMS, các thông báo đẩy trên di động,…
- Phân rộng các thông điệp: Mỗi tài khoản sẽ hỗ trợ khoảng 100,000 chủ đề tiêu chuẩn và từng chủ đề này sẽ hỗ trợ tối đa đến 12.5 triệu lượt đăng ký.
Chủ đề FIFO
Những chủ đề FIFO được thiết kế nhằm mục đích tăng cường việc nhắn tin giữa các ứng dụng với nhau theo thứ tự của những sự kiện, hoạt động quan trọng hoặc trong trường hợp hệ thống không thể chấp nhận được các thông điệp trùng lặp. Chẳng hạn: mở rộng các thông điệp đến việc thiết lập bản ghi các giao dịch ngân hàng, theo dõi và kiểm soát kho hàng hóa, quản lý các chuyến bay, quản lý vấn đề hàng hóa tồn kho cũng như các ứng dụng có nhiệm vụ cập nhật giá,… Trong đó:
- Thông lượng cao: Những chủ đề FIFO sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tối đa 300 thông điệp trong mỗi giây hoặc hỗ trợ 10MB trong mỗi giây cho từng chủ đề FIFO khác nhau (điều này sẽ phụ thuộc vào điều kiện nào xảy ra trước).
- Các thứ tự được sắp xếp nghiêm ngặt: Hệ thống bảo toàn cực kỳ nghiêm ngặt các thứ tự của những thông điệp được gửi và truyền đạt đi (hiểu đơn giản là thứ tự vào trước sẽ được ra trước).
- Chống trùng lặp tối đa: Hệ thống sẽ không truyền tải các thông điệp bị trùng lặp. Quá trình chống trùng lặp này sẽ diễn ra trong vòng 5 phút kể từ lúc thông điệp được hệ thống gửi đi.
- Gói đăng ký SQS: Các thông điệp có thể được hệ thống phân chia đến những hàng đợi trong Amazon SQS.
- Phân rộng các thông điệp: Mỗi tài khoản sẽ hỗ trợ khoảng 1,000 chủ đề FIFO và từng chủ đề này sẽ hỗ trợ tối đa được 100 lượt đăng ký.
Nguồn và đích đến của các sự kiện
Tính năng nổi bật tiếp theo của AWS SNS chính là nguồn và đích đến của các sự kiện. Điện toán được định hướng theo từng sự kiện (hay event-driven architecture) chính là một mô hình mà tại đó, những dịch vụ thuộc bên đăng ký sẽ tự động nhận nhiệm vụ thực hiện quá trình phản hồi những sự kiện đã được các dịch vụ thuộc bên gửi tiến hành kích hoạt. Mô hình này sẽ được doanh nghiệp triển khai nhằm tự động hóa các quy trình công việc cũng như phân tách những dịch vụ đang hoạt động cùng nhau theo hướng độc lập để có thể hoàn thành được các quy trình công việc này. Có thể nói, Amazon SNS sẽ là một trung tâm có nhiệm vụ định hướng theo sự kiện, tiến hành tích hợp gốc với các nguồn và đích đến của đa dạng các sự kiện trong Amazon Web Services.
Gửi và phân nhóm các thông điệp
Amazon SNS còn có khả năng gửi và phân nhóm các thông điệp. Tính năng này cho phép doanh nghiệp có thể gửi các dữ liệu dưới dạng những thông điệp đến với các chủ đề Amazon SNS nhằm truyền tải được những thông điệp không đồng bộ đến với các ứng dụng mà chúng ta đã đăng ký để nhận với các chủ đề trên. Doanh nghiệp có thể xuất bản trong khoảng 1-10 thông điệp cho từng yêu cầu kết nối API cũng như lựa chọn phân nhóm các thông điệp cùng nhau nhằm tiết kiệm các khoản chi phí SNS AWS của mình.
Mỗi thông điệp trong hệ thống có thể chứa tối đa được 256KB dữ liệu. Trong một số trường hợp yêu cầu tải trọng dữ liệu của doanh nghiệp lớn hơn, thư viện máy khách được hỗ trợ mở rộng của Amazon SNS (hay Amazon SNS Extended Client Library) sẽ tiến hành lưu trữ tải trọng này (mức tối đa là 2GB) bên trong vùng lưu trữ của Amazon S3 và tiến hành gửi đi tham chiếu của các đối tượng Amazon S3 đã được lưu trữ đến với các chủ đề Amazon SNS.
Lọc các thông điệp
Tính năng nổi bật tiếp theo của Amazon SNS chính là lọc các thông điệp. Việc lọc các thông điệp sẽ cho phép các ứng dụng thuộc bên đăng ký nhận của doanh nghiệp có thể thiết lập nên chính sách bộ lọc nhằm giúp những ứng dụng này chỉ có khả năng nhận được các thông báo mà chúng quan tâm, hoàn toàn trái ngược với việc nhận tất cả mọi thông điệp được hệ thống gửi đến các chủ đề. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đơn giản hóa các kiến trúc hệ thống của mình, giảm tải một cách logic việc lọc thông điệp từ những ứng dụng thuộc bên đăng ký nhận, đồng thời, logic hóa được việc định tuyến những thông điệp từ phía các ứng dụng thuộc bên gửi.
Mở rộng và phân chia các thông điệp
Khi doanh nghiệp gửi một thông điệp nào đó đến một chủ đề, hệ thống của Amazon SNS sẽ tiến hành sao chép và phân chia thông điệp đó đến những ứng dụng đã đăng ký nhận với các chủ đề này. Sau đó, AWS SNS sẽ hỗ trợ quá trình phân chia, truyền tải các thông điệp theo hai dạng là A2A và A2P. Giải pháp Amazon SNS cũng sẽ giúp cho việc phân chia các thông điệp theo dạng liên khu vực và dạng liên tài khoản, song song với hoạt động tạo các bản ghi trạng thái phân chia các thông điệp thông qua Amazon CloudWatch.
Độ bền của các thông điệp
Độ bền của các thông điệp cũng là một tính năng nổi bật không thể không nhắc đến của Amazon SNS. AWS SNS triển khai một số cơ chế dạng phối hợp cùng nhau nhằm cung cấp cho thông điệp độ bền nhất định. Đầu tiên, tất cả các thông điệp được gửi đi đều sẽ được lưu trữ bên trong nhiều máy chủ khác nhau và trong trung tâm các dữ liệu tại các vị trí địa lý khác nhau. Nếu vị trí cuối cùng của hoạt động đăng ký nhận không sẵn sàng, hệ thống của Amazon SNS sẽ thực hiện chính sách phân chia và truyền đạt thử các thông điệp lại một lần nữa.
Để có thể bảo lưu được tất cả những thông điệp không được phân chia và truyền đạt trước khi chính sách thử phân chia và truyền đạt lại này kết thúc, doanh nghiệp có thể thiết lập hàng đợi thông báo không gửi được trong Amazon SQS. Chúng ta cũng có thể tiến hành đăng ký nhận những luồng phân phối Firehose các dữ liệu Amazon Kinesis đến với các chủ đề Amazon SNS, sau đó, cho phép việc gửi thông điệp đến những vị trí cuối bền vững, chẳng hạn như các vùng lưu trữ của Amazon S3 hoặc các bảng của Amazon Redshift.
Mã hóa các thông điệp
Tính năng nổi bật tiếp theo của Amazon SNS chính là mã hóa các thông điệp. AWS SNS cung cấp cho doanh nghiệp những chủ đề được mã hóa nhằm bảo vệ các thông điệp của chúng ta khỏi các lượt truy cập trái phép và truy cập ẩn danh. Khi doanh nghiệp tiến hành xuất bản những thông điệp lên các chủ đề đã được mã hóa, hệ thống của SNS AWS sẽ mã hóa các thông điệp của chúng ta ngay lập tức. Quá trình mã hóa này sẽ được diễn ra trên máy chủ, triển khai các thuật toán AES-GCM với độ dài 256 bit cũng như khóa chính của khách hàng (hay CMK) sẽ được phát hành thông qua dịch vụ quản lý khóa (hay KMS) của Amazon Web Services. Những thông điệp được hệ thống lưu trữ dưới dạng mã hóa sẽ được hệ thống giải mã khi chúng được phân chia và truyền đạt đến những điểm cuối đăng ký nhận, bao gồm: các hàng đợi của Amazon SQS, luồng Firehose các dữ liệu của Amazon Kinesis, các hàm của AWS Lambda, những điểm cuối HTTP/S, các số điện thoại, những ứng dụng di động cũng như các địa chỉ email.
Các quyền riêng tư
Amazon SNS còn có khả năng hỗ trợ điểm cuối VPC (hay VPCE) nhờ vào dịch vụ AWS PrivateLink. Doanh nghiệp có thể triển khai điểm cuối VPC nhằm gửi các thông điệp mang tính riêng tư đến với các chủ đề của Amazon SNS từ vị trí đám mây riêng ảo (hay VPC) của hệ thống Amazon mà không cần phải đi qua các kết nối internet công cộng. Tính năng này đảm bảo tính bảo mật bổ sung, hỗ trợ gia tăng các quyền riêng tư về thông tin – dữ liệu và mang đến phù hợp cho những chương trình bảo đảm. Khi triển khai dịch vụ AWS PrivateLink, doanh nghiệp không cần xây dựng cổng Internet (hay IGW), thiết bị dịch các địa chỉ mạng (hay NAT) hoặc việc kết nối các mạng riêng ảo (hay VPN). Doanh nghiệp cũng không cần phải sử dụng các địa chỉ IP công cộng.
Bảo vệ an toàn dữ liệu các thông điệp
Bảo vệ an toàn dữ liệu các thông điệp của dịch vụ Amazon SNS sẽ hỗ trợ chủ sở hữu của những chủ đề có thể xác định được các chính sách bảo vệ an toàn cho những dữ liệu, có khả năng bảo vệ an toàn cho các dữ liệu mang tính nhạy cảm được truyền tải qua các chủ đề của họ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đơn giản hóa các kiến trúc trong hệ thống của mình nhờ vào việc giảm tải vấn đề logic bảo vệ an toàn cho các dữ liệu khỏi những ứng dụng của chúng ta. Song song đó, Amazon SNS còn hỗ trợ những mục tiêu tuân thủ của doanh nghiệp, bao gồm việc tuân thủ những quy định sau: đạo luật về các trách nhiệm phải giải trình và yêu cầu cung cấp các thông tin bảo hiểm y tế (hay HIPAA), những quy định bảo mật an toàn các dữ liệu chung (hay GDPR), đảm bảo tuân thủ về ngành nghề thẻ thanh toán (hay PCI) và chương trình quản lý vấn đề cấp phép và các rủi ro liên bang (hay FedRAMP).
Doanh nghiệp có thể kiểm tra những thông điệp đang được gửi đến một chủ đề nào đó để xác định được số lượng các dữ liệu mang tính nhạy cảm bên trong, sau đó, ngăn chặn các thông điệp này được phân chia và truyền tải đến bên đăng ký nhận hạ nguồn. Hệ thống sẽ tiến hành việc này thông qua hoạt động ngăn chặn hoặc loại bỏ các khả năng xác định dữ liệu một cách cụ thể bên trong các tải trọng dữ liệu.
Lưu trữ – phát lại và phân tích các thông điệp
Một tính năng nổi bật không thể bỏ qua của Amazon SNS chính là lưu trữ – phát lại và phân tích các thông điệp. Đối với những chủ đề tiêu chuẩn, AWS SNS sẽ cung cấp các kết nối theo dạng trực tiếp với Firehose dữ liệu Amazon Kinesis nhằm hỗ trợ việc lưu trữ các thông điệp bên trong những dịch vụ như Amazon Redshift, Amazon S3, MongoDB và dịch vụ OpenSearch của Amazon. Tính năng này còn cho phép doanh nghiệp lưu trữ các thông điệp bên trong những dịch vụ phân tích, bao gồm: New Relic, Datadog và Splunk. Đối với những chủ đề FIFO, SNS AWS cung cấp cho doanh nghiệp các tùy chọn tại chỗ, giúp cho quá trình lưu trữ và phát lại các thông điệp của doanh nghiệp không cần phải được cung cấp các tài nguyên lưu trữ riêng biệt. Nhờ đó, chúng ta sẽ cải thiện được độ bền của những ứng dụng định hướng theo sự kiện của mình và góp phần hỗ trợ phục hồi từ những tình huống lỗi tại phần hạ nguồn.
Các tin nhắn SMS
Amazon SNS còn sở hữu tính năng gửi các tin nhắn SMS theo quy mô lớn, có thể lên đến 200 quốc gia trên thế giới. Tất cả được triển khai bằng một dịch vụ với tính sẵn sàng và độ bền vững cao, sở hữu khả năng dự phòng với quy mô khắp những nhà cung cấp SMS. Thông qua Amazon SNS, doanh nghiệp có thể kiểm soát được danh tính gốc của mình nhờ vào việc sử dụng ID của người gửi, các mã dài hoặc những mã ngắn. Không những vậy, doanh nghiệp cũng có thể triển khai sandbox của giải pháp Amazon SNS nhằm xác thực được khối lượng các công việc SMS của mình trước khi chúng ta tiến hành chuyển chúng vào giai đoạn sản xuất.
Thông báo đẩy trên di động
Tính năng thông báo đẩy trên di động của dịch vụ Amazon SNS sẽ giúp cho việc mở rộng những thông báo đẩy trên di động đến với các thiết bị ứng dụng các hệ điều hành như Android, iOS, Windows, Fire và Baidu đơn giản và giảm thiểu chi phí hơn. Các thông báo đẩy trên di động có thể được kích hoạt từ những hành động do chính người dùng thực hiện hoặc thông qua các logic trong kinh doanh. Hệ thống Amazon SNS sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các thông báo đẩy trên di động thông qua: quá trình truyền các thông điệp đến những thiết bị của Amazon (hay ADM), dịch vụ quản lý các thông báo đẩy của Apple (hay APNs), dịch vụ quản lý các thông báo đẩy của Microsoft dành cho thiết bị Windows Phone (hay MPNS), Firebase Cloud Messaging (hay FCM), Baidu Cloud Push (hay Baidu) và những dịch vụ thông báo đẩy của hệ điều hành Windows (hay WNS).
Thông báo trên email
Cuối cùng, Amazon SNS còn hỗ trợ doanh nghiệp gửi thông báo đến những địa chỉ email của người dùng đã đăng ký nhận các chủ đề trong hệ thống. Tính năng này sẽ hỗ trợ rất nhiều trường hợp khác nhau, chẳng hạn như: Chúng ta có thể triển khai Amazon SNS để tiếp nhận các cảnh báo về ứng dụng theo dạng những thông báo trên email nhằm mang đến khả năng hiển thị về quy trình làm việc DevOps của mình. Lúc này, chúng ta có thể nhận được các thông báo khi phát sinh một sự kiện nào đó ngay lập tức, ví dụ: một thay đổi rõ ràng đối với nhóm có khả năng tự động điều chỉnh quy mô của Amazon EC2 hoặc một tệp mới nào đó được tải lên các vùng lưu trữ của Amazon S3 hoặc một ngưỡng chỉ số vi phạm bên trong Amazon CloudWatch.
Trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng Amazon SNS
Cuối cùng, sau khi đã hiểu rõ về các tính năng nổi bật của SNS AWS là gì, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu xem, trường hợp nào, chúng ta nên sử dụng Amazon SNS nhé!
- Doanh nghiệp muốn tích hợp những ứng dụng của mình thông qua phương pháp nhắn tin FIFO. Nhờ có Amazon SNS, quá trình phân phối các tin nhắn sẽ được diễn ra theo thứ tự nhập trước thì sẽ xuất trước (hay còn gọi là FIFO) một cách rõ ràng, nghiêm ngặt nhằm duy trì mức độ chính xác cũng như tính nhất quán trên những ứng dụng độc lập.
- Doanh nghiệp có nhu cầu mã hóa các hoạt động phân phối những tin nhắn thông báo an toàn bảo mật. Hệ thống sẽ tiến hành mã hóa các tin nhắn nhờ vào dịch vụ quản lý khóa (hay KMS) của Amazon Web Services, đảm bảo các quyền riêng tư của những lưu lượng truy cập thông qua AWS PrivateLink cũng như kiểm soát vấn đề truy cập bằng những chính sách tài nguyên và các thẻ.
- Doanh nghiệp muốn thu thập và phân xuất các sự kiện từ hơn 60 các dịch vụ của Amazon Web Services. Chúng sẽ bao gồm: điện toán, cơ sở dữ liệu, việc phân tích, các bộ chứa, máy học machine learning, IoT, bảo mật và lưu trữ.
- Doanh nghiệp có nhu cầu gửi các tin nhắn SMS đến cho khách hàng tại 240 quốc gia trên thế giới. Lúc này, hệ thống sẽ giúp chúng ta triển khai SMS quy mô toàn cầu với khả năng dự phòng giữa những nhà cung cấp. Trong đó, chúng ta sẽ đặt danh tính gốc dành cho SMS thông qua ID của người gửi, các đoạn mã dài, những đoạn mã ngắn, 10DLC hoặc TFN.
Kết luận
Triển khai Amazon SNS, doanh nghiệp không những đảm bảo quản lý hiệu quả quá trình truyền tải các thông điệp mà còn đảm bảo tiết kiệm đáng kể các khoản chi phí triển khai cho mình.
Để cập nhật nhanh những thông tin mới nhất về những xu hướng chuyển đổi số trong năm 2024 – 2025, các dịch vụ Amazon Web Services cũng như tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về điện toán đám mây, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!