ALB AWS là gì? Các lợi ích doanh nghiệp nhận được khi sử dụng ALB AWS

ALB AWS là một dịch vụ cân bằng tải ứng dụng cực kỳ hữu ích của Amazon Web Services, hỗ trợ doanh nghiệp cân bằng tải các lưu lượng truy cập đến tại nhiều mục tiêu khác nhau trong những phiên bản của Amazon EC2. Để có thể triển khai hiệu quả, doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết về ALB AWS là gì, cách thức hoạt động cũng như những dịch vụ có liên quan đến giải pháp cân bằng tải ứng dụng này.

Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về khái niệm, các thành phần cùng lợi ích của dịch vụ ALB AWS là gì, những dịch vụ có liên quan cũng như cách tạo một ALB AWS như thế nào nhé!

ALB AWS là gì?

ALB AWS hay Amazon Application Load Balancer (dịch vụ cân bằng tải ứng dụng của Amazon) là một dịch vụ cân bằng tải lớp thứ bảy được quản lý theo hướng toàn phần. Dịch vụ AWS ALB giúp doanh nghiệp cân bằng tải các lưu lượng truy cập đến tại nhiều mục tiêu khác nhau, chẳng hạn như các phiên bản của Amazon EC2

Khái niệm ALB AWS là gì?

ALB AWS hỗ trợ doanh nghiệp những tính năng định tuyến với yêu cầu nâng cao dựa vào các tham số như: tiêu đề cùng các phương thức HTTP, những chuỗi truy vấn, hoạt động định tuyến dựa trên máy chủ và các đường dẫn. ALB AWS cũng giúp chúng ta có thể giảm tải các khả năng quan trọng sẽ xảy ra, bao gồm: vấn đề chấm dứt TLS, hoạt động tích hợp HTTP/2 và triển khai tính năng tường lửa cho các ứng dụng web Amazon Web Service.

Các thành phần của ALB AWS là gì?

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm ALB AWS là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích chi tiết về các thành phần của ALB AWS là gì nhé. Trong ALB AWS bao gồm các thành phần sau: bộ cân bằng tải (hay load balancer), trình quản lý nghe (hay listener) và các nhóm mục tiêu (hay target groups). Trong đó:

  • Bộ cân bằng tải: Bộ cân bằng tải đóng vai trò là vị trí liên lạc duy nhất với những đối tượng người dùng. Bộ cân bằng tải sẽ tiến hành phân phối các lưu lượng truy cập vào những ứng dụng đến tại nhiều vị trí mục tiêu, bao gồm các phiên bản của EC2 hay bên trong các vùng sẵn sàng (AZ hay availability zones). Nhờ đó, hệ thống sẽ nâng cao tính khả dụng đối với các ứng dụng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể thêm một hoặc nhiều trình quản lý nghe vào trong bộ cân bằng tải của mình.
  • Trình quản lý nghe: Trình quản lý nghe sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra những yêu cầu được kết nối từ các máy của khách thông qua phương pháp sử dụng các giao thức và cổng mà chúng ta đã định cấu hình. Những quy tắc mà doanh nghiệp đã xác định cho trình quản lý nghe này cũng sẽ xác định phương pháp mà bộ cân bằng tải định tuyến những yêu cầu đến với các mục tiêu đã được đăng ký của chúng. Mỗi quy tắc nhất định sẽ bao gồm từng mức độ ưu tiên khác nhau với một hoặc nhiều hành động cũng như với một hoặc nhiều điều kiện khác nhau. Khi những điều kiện dành cho một quy tắc nào đó đã được đáp ứng, sau đó, những hành động của quy tắc này cũng sẽ được thực hiện. Doanh nghiệp cần phải xác định các quy tắc mặc định dành cho mỗi trình quản lý nghe và chúng ta cũng có thể tùy vào nhu cầu của riêng mình để xác định những quy tắc bổ sung.
  • Các nhóm mục tiêu: Mỗi nhóm mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp định tuyến những yêu cầu đến với một hoặc nhiều mục tiêu khác nhau đã được đăng ký, chẳng hạn: Các phiên bản của EC2 sẽ sử dụng những giao thức cũng như số cổng mà doanh nghiệp đã chỉ định. Doanh nghiệp có thể đăng ký được một mục tiêu cùng nhiều nhóm mục tiêu khác nhau và dễ dàng định cấu hình nhằm kiểm tra được tình trạng trên cơ sở của từng nhóm mục tiêu riêng biệt. Quá trình kiểm tra về tình trạng này sẽ được thực hiện trên toàn bộ những mục tiêu đã được đăng ký dành cho một nhóm mục tiêu được hệ thống chỉ định bên trong quy tắc của trình quản lý nghe thuộc bộ cân bằng tải của doanh nghiệp.
Các thành phần của ALB AWS là gì?

Trên đây chính là sơ đồ minh họa để làm rõ hơn câu hỏi các thành phần cơ bản của ALB AWS là gì. Doanh nghiệp cần lưu ý rằng:

  • Mỗi trình quản lý nghe sẽ chứa một quy tắc được mặc định.
  • Một trình quản lý nghe sẽ chứa một quy tắc khác định tuyến của những yêu cầu đến với một nhóm mục tiêu khác
  • Một mục tiêu sẽ được đăng ký cùng hai nhóm mục tiêu.

Những lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng ALB AWS là gì?

Trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu thêm về những lợi ích mà chúng ta nhận được khi sử dụng ALB AWS là gì nhé. Có thể nói, việc triển khai dạng cân bằng tải ứng dụng Amazon Application Load Balancer thay vì dạng cân bằng tải cổ điển Classic Load Balancer sẽ có những lợi ích tuyệt vời sau đây:

  • Lợi ích tuyệt vời đầu tiên của ALB AWS chính là hỗ trợ doanh nghiệp những điều kiện về đường dẫn. Doanh nghiệp có thể định cấu hình các quy tắc đối với trình quản lý nghe của mình nhằm chuyển tiếp những yêu cầu dựa trên URL bên trong phần yêu cầu. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng cấu trúc các ứng dụng của mình thành nhiều dịch vụ nhỏ hơn và định tuyến hiệu quả những yêu cầu đến đúng với các dịch vụ tương ứng dựa trên những nội dung của URL.
  • Tìm hiểu về những lợi ích của ALB AWS là gì, chúng ta có thể thấy, dịch vụ này còn hỗ trợ cho những điều kiện của máy chủ. Doanh nghiệp có thể định cấu hình các quy tắc đối với trình quản lý nghe của mình nhằm chuyển tiếp những yêu cầu dựa vào trường máy chủ bên trong tiêu đề HTTP. Nhờ đó, chúng ta sẽ dễ dàng định tuyến hiệu quả những yêu cầu này đến nhiều miền khác nhau chỉ bằng một bộ cân bằng tải duy nhất.
  • ALB AWS còn hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động định tuyến dựa trên những trường trong yêu cầu, chẳng hạn như định tuyến các điều kiện và phương thức của tiêu đề HTTP, những tham số truy vấn cùng các địa chỉ IP nguồn.
  • Khả năng hỗ trợ vấn đề định tuyến đến nhiều ứng dụng trên cùng một phiên bản của EC2. Doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký một phiên bản hoặc một địa chỉ IP với những nhóm mục tiêu khác nhau và mỗi nhóm sẽ được triển khai trên một cổng khác nhau.
Những lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng ALB AWS là gì?
  • Dịch vụ AWS ALB cũng hỗ trợ quy trình chuyển hướng các yêu cầu từ một URL này sang một URL khác.
  • Triển khai AWS ALB, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ trong hoạt động trả về phản hồi HTTP được tùy chỉnh.
  • ALB AWS cũng hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký các mục tiêu tùy theo địa chỉ IP của mình. Chúng sẽ bao gồm cả các mục tiêu bên ngoài của VPC dành cho bộ cân bằng tải. Ngoài ra, chúng ta cũng được hệ thống hỗ trợ hoạt động đăng ký những hàm Lambda để làm mục tiêu.
  • Không những vậy, dịch vụ này còn giúp cho bộ cân bằng tải tiến hành xác thực chính xác những đối tượng người dùng ứng dụng thông qua danh tính doanh nghiệp hoặc các bằng chứng xác minh trong xã hội trước khi định tuyến yêu cầu.
  • Tiếp theo, lợi ích của ALB AWS còn là hỗ trợ cho những ứng dụng đã được đóng gói. Lúc này, dịch vụ Amazon Elastic Container Service (hay Amazon ECS) có thể lựa chọn một cổng nào đó không được sử dụng và tiến hành thiết lập lịch tác vụ cũng như đăng ký tác vụ với các nhóm mục tiêu thông qua cổng này. Nhờ đó, hệ thống có thể cho phép doanh nghiệp sử dụng hiệu quả những cụm (hay clusters) của mình.
  • Doanh nghiệp cũng sẽ được hệ thống của AWS ALB hỗ trợ theo dõi về tình trạng của từng dịch vụ một cách độc lập. Quá trình kiểm tra về tình trạng này sẽ được xác định theo cấp nhóm mục tiêu và dựa vào nhiều chỉ số CloudWatch khác nhau được báo cáo tại cấp nhóm mục tiêu. Việc liên kết các nhóm mục tiêu với nhóm Auto Scaling sẽ cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô của từng dịch vụ một cách linh hoạt mạnh mẽ dựa vào nhu cầu của chính mình.
  • Cuối cùng, khi tìm hiểu về những lợi ích mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình triển khai ALB AWS là gì, chúng ta có thể thấy, đó chính là nhật ký truy cập có chứa các thông tin bổ sung và chúng đều được lưu trữ theo định dạng nén. Ngoài ra, AWS ALB còn giúp chúng ta cải thiện đáng kể hiệu suất cân bằng tải.

Cách thức hoạt động của ALB AWS là gì?

Sau khi đã hiểu rõ về những lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ALB AWS là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu, phân tích chi tiết về cách thức hoạt động của giải pháp ALB AWS là gì nhé!

Cân bằng tải ứng dụng Application Load Balancer sẽ hoạt động tại lớp ứng dụng, hay còn gọi là lớp thứ bảy thuộc mô hình kết nối hệ thống mở (còn gọi là Open Systems Interconnection hay OSI). Sau khi cân bằng tải nhận được các yêu cầu, bộ cân bằng tải sẽ tiến hành đánh giá những quy tắc của trình quản lý nghe theo đúng với các thứ tự ưu tiên nhằm xác định được chính xác đâu là quy tắc cần áp dụng để sau đó, hệ thống sẽ lựa chọn các mục tiêu từ nhóm mục tiêu dành cho hành động của các quy tắc này. 

Cách thức hoạt động của ALB AWS là gì?

Doanh nghiệp có thể định cấu hình các quy tắc trình quản lý nghe nhằm định tuyến những yêu cầu đến các nhóm mục tiêu khác nhau, tùy thuộc vào nội dung của các lưu lượng truy cập vào ứng dụng của mình. Quá trình định tuyến này được thực hiện một cách độc lập dành cho từng nhóm mục tiêu khác nhau, ngay cả khi mục tiêu được đăng ký với nhiều nhóm mục tiêu khác nhau. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể định cấu hình cho thuật toán định tuyến sẽ được sử dụng tại cấp nhóm mục tiêu. Thuật toán định tuyến này được mặc định là dạng vòng tròn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể tiến hành chỉ định thuật toán định tuyến các yêu cầu kém nổi bật nhất.

Trong quá trình hoạt động của ALB AWS, doanh nghiệp có thể chèn thêm hoặc xóa bớt những mục tiêu khỏi cân bằng tải tùy thuộc vào sự thay đổi cụ thể về nhu cầu mà không lo lắng làm gián đoạn luồng yêu cầu tổng thể đến với các ứng dụng của mình. Elastic Load Balancing sẽ điều chỉnh về mặt quy mô cân bằng tải của doanh nghiệp khi các lưu lượng truy cập vào bên trong ứng dụng của chúng ta có sự thay đổi theo thời gian. Không những vậy, cân bằng tải đàn hồi còn có thể mở rộng quy mô một cách tự động cho phần lớn các khối lượng công việc.

Cuối cùng, doanh nghiệp có thể định cấu hình để kiểm tra được tình trạng. Việc này sẽ giúp chúng ta dễ dàng theo dõi chặt chẽ, chính xác được tình trạng của những mục tiêu đã đăng ký và bộ cân bằng tải chỉ có khả gửi các yêu cầu đến với những mục tiêu đạt chất lượng.

Các dịch vụ có liên quan đến ALB AWS là gì?

Sau khi đã hiểu về cách thức hoạt động của ALB AWS là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các dịch vụ có liên quan đến ABL AWS là gì nhé. Giải pháp cân bằng tải đàn hồi các ứng dụng này hoạt động hiệu quả với những dịch vụ sau để giúp cải thiện mức độ khả dụng cũng như tối ưu khả năng mở rộng các ứng dụng của doanh nghiệp:

  • Amazon EC2: Đây là một máy chủ ảo có vai trò vận hành các ứng dụng của doanh nghiệp trên nền tảng đám mây. Chúng ta có thể định cấu hình của bộ cân bằng tải để tiến hành hoạt động định tuyến các lưu lượng truy cập đến những phiên bản Amazon EC2 của mình.
  • Amazon EC2 Auto Scaling: Giải pháp này đảm bảo doanh nghiệp đang triển khai chính xác số lượng phiên bản mà chúng ta mong muốn, ngay cả khi có một phiên bản nào đó bị lỗi. Dịch vụ Amazon EC2 Auto Scaling cũng cho phép doanh nghiệp tự động gia tăng hoặc giảm bớt số lượng các phiên bản bất cứ khi nào nhu cầu về phiên bản của chúng ta có sự thay đổi. Nếu doanh nghiệp bật tính năng tự động thay đổi quy mô thông qua cân bằng tải đàn hồi Elastic Load Balancing, các phiên bản do dịch vụ Amazon EC2 Auto Scaling khởi chạy sẽ được đăng ký một cách tự động với các nhóm mục tiêu và những phiên bản bị dịch vụ Amazon EC2 Auto Scaling chấm dứt hoạt động cũng sẽ tự động bị hệ thống hủy đăng ký khỏi các nhóm mục tiêu.
Các dịch vụ có liên quan đến ALB AWS
  • AWS Certificate Manager hay trình quản lý các chứng chỉ AWS: Khi doanh nghiệp thiết lập trình quản lý nghe HTTPS, chúng ta có thể chỉ định những chứng chỉ do ACM cung cấp. Bộ cân bằng tải sẽ sử dụng các chứng chỉ này để chấm dứt vấn đề kết nối cũng như giải mã các yêu cầu từ phía máy của khách.
  • Amazon CloudWatch: Dịch vụ này sẽ cho phép doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát chặt chẽ bộ cân bằng tải của mình, sau đó, căn cứ vào kết quả thực tế để thực hiện những hành động cần thiết tiếp theo. Để biết thêm các thông tin trong quá trình giám sát này, chúng ta có thể xem phần những số liệu CloudWatch (hay CloudWatch metrics) dành cho tính năng cân bằng tải ứng dụng của mình.
  • Amazon ECS: Dịch vụ này hỗ trợ doanh nghiệp vận hành, tiến hành dừng và quản lý các bộ chứa Docker trên một cụm phiên bản của EC2. Chúng ta có thể định cấu hình của bộ cân bằng tải nhằm định tuyến các lưu lượng truy cập đến những vùng chứa của mình. Để tìm hiểu thêm các thông tin về vấn đề phối hợp giữa dịch vụ này với ALB AWS là gì, doanh nghiệp có thể xem thêm mục dịch vụ cân bằng tải (hay Service load balancing) trong phần hướng dẫn dành cho các nhà phát triển dịch vụ Amazon Elastic Container.
  • AWS Global Accelerator: Đây là dịch vụ đóng vai trò cải thiện về tính khả dụng cũng như hiệu suất của các ứng dụng trong hệ thống của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ sử dụng trình tăng tốc nhằm tiến hành phân phối các lưu lượng trên các bộ cân bằng tải khác nhau trong một hoặc trong nhiều khu vực Amazon Web Services. 
  • Route 53: Giải pháp này cung cấp cho doanh nghiệp một phương pháp tiết kiệm chi phí và đáng tin cậy để định tuyến các đối tượng khách truy cập đến những trang web của chúng ta nhờ vào việc dịch tên miền (chẳng hạn như www.example.com) sang dạng địa chỉ IP số (chẳng hạn như 192.0.2.1) mà những máy tính có khả năng sử dụng để kết nối được với nhau. Amazon Web Services sẽ chỉ định URL cho các tài nguyên của doanh nghiệp, chẳng hạn như bộ cân bằng tải. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể mong muốn một URL dễ nhớ và dễ dàng sử dụng cho người dùng, chẳng hạn: Chúng ta có thể lập bản đồ tên miền của mình đến với bộ cân bằng tải.
  • AWS WAF: Doanh nghiệp có thể triển khai AWS WAF với ABL AWS để cho phép hoặc ngăn chặn những yêu cầu dựa theo các quy tắc trong danh sách kiểm soát lưu lượng truy cập trang web của chúng ta (hay còn gọi là web ACL).

Doanh nghiệp muốn xem thông tin chi tiết về các dịch vụ được tích hợp với ALB AWS là gì, chúng ta có thể lựa chọn mục bộ cân bằng tải của chúng ta bên trong bảng điều khiển quản lý hệ thống của AWS, sau đó, nhấp chọn tab dịch vụ tích hợp (hay integrated service).

Hướng dẫn cách tạo ALB AWS đơn giản cho doanh nghiệp

Cuối cùng, Magenest sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách tạo ALB AWS cũng như kiểm tra ALB AWS sau khi đã tạo hoàn tất nhé!

Cách tạo ALB AWS

Đầu tiên, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết từng bước trong quá trình tạo nên ALB AWS là gì nhé!

Bước 1: Khởi tạo AWS ALB

Đầu tiên, trong hệ thống của Amazon Web Services, doanh nghiệp hãy chọn phần Load Balancing (cân bằng tải) tại panel góc trái => Nhấp vào nút Create Load Balancer (tạo cân bằng tải) để hệ thống bắt đầu cả quá trình lựa chọn và khởi tạo dịch vụ ALB AWS.

Khi bảng Select Load Balance Type (lựa chọn loại cân bằng tải) hiện ra => Nhấp chọn phần cân bằng tải ứng dụng hỗ trợ từng giao thức HTTP/HTTPS.

Trong phần này, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý các thông tin về cấu hình sau đây:

Khởi tạo Application Load Balancer
  • Name: Đây là tên dịch vụ ALB AWS mới của doanh nghiệp. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp sử dụng ALB AWS này cho 2 phiên bản ứng dụng web của EC2, chúng ta có thể đặt tên theo dạng magenest-alb-web.
  • Scheme: Doanh nghiệp hãy lựa chọn Internet-facing – một dạng điểm cuối tên miền DNS public phân giải dựa theo các cấu trúc mà Amazon Web Services đã quy định. Từ tên miền DNS này, hệ thống sẽ phân giải thành danh sách các IP Public ALB. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta sẽ cần truy cập vào dịch vụ ALB AWS của mình thông qua một tên miền do chính AWS ALB cung cấp.
  • IP address type: Hãy chọn phần ipv4.
  • Listener: Nếu doanh nghiệp muốn AWS ALB có thể lắng nghe các kết nối theo các dạng 80 HTTP hay 443 HTTPS, chúng ta cần định các cấu hình tại phần này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chỉ định các dạng khác nhau nếu chúng ta có nhu cầu sử dụng cho những dịch vụ khác nhau.
  • VPC: Tại phần này, doanh nghiệp hãy chọn VPC mà những ứng dụng backend của mình hiện đang nằm bên trong mạng VPC đó.
  • Availability Zone: Doanh nghiệp hãy lựa chọn các vùng AZ mà những phiên bản của EC2 hoặc các dịch vụ của mình được bố trí nằm tại đó. AWS ALB sẽ được hệ thống chỉ định các khu vực cân bằng tải xuống những Subnet AZ này.

Bước 2: Cấu hình an toàn bảo mật tinh chỉnh

Tiếp theo, doanh nghiệp cần cấu hình an toàn bảo mật tinh chỉnh. Đây là bước có liên quan đến trình quản lý nghe dạng 443 HTTPS. Doanh nghiệp có thể kết hợp với những chứng chỉ số Certificate SSL để cấu hình hiệu quả hơn cho HTTPS. Ngoài ra, nếu chúng ta chỉ triển khai trình quản lý nghe dạng 80 HTTP thì có thể bỏ qua bước này.

Bước 3: Tạo và lựa chọn nhóm bảo vệ phù hợp

Tại bước thứ ba, doanh nghiệp cần tạo và lựa chọn security group phù hợp cho ALB AWS của mình. Chúng ta có thể nhấp vào phần Create Security Group (tạo nhóm bảo vệ) để tạo security group cho mình. Nhờ đó, trước khi những lưu lượng truy cập vào đến AWS ALB, những lưu lượng này sẽ cần phải qua lớp tường lửa của nhóm bảo vệ security group trước, góp phần gia tăng tính an toàn trong hệ thống cho chúng ta.

Bước 4: Cấu hình định tuyến đối với các yêu cầu từ cân bằng tải

Tiếp theo, doanh nghiệp cần cấu hình chính xác phương thức định tuyến để những yêu cầu đến ALB AWS có thể hiểu rõ hướng di chuyển đến các dịch vụ backend như thế nào. Trước hết, doanh nghiệp cần khai báo một Target group để đảm bảo một nhóm logic có chứa thông tin những máy chủ backend có vai trò tiếp nhận và xử lý các yêu cầu. Những thông tin cấu hình mà doanh nghiệp cần lưu ý tại phần này bao gồm:

Cấu hình định tuyến đối với các yêu cầu từ cân bằng tải
  • Target group: Doanh nghiệp chọn New target group => Tiến hành tạo một target group mới.
  • Name: Đây là phần để chúng ta đặt tên cho target group mới của mình, chẳng hạn như web-app-tg.
  • Target type: Tại đây, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức quản lý các thông tin backend là xử lý các yêu cầu qua thông tin trong các phiên bản của EC2 hoặc qua các thông tin trong địa chỉ IP thuộc Subnet/VPC hoặc qua dịch vụ Lambda nâng cao.
  • Protocol: Lựa chọn mục HTTP.
  • Port: Đây chính là port đích trên những máy chủ backend có vai trò sẽ xử lý các yêu cầu từ AWS ALB gửi xuống.
  • Health checks: Nếu doanh nghiệp có những quy định đặc biệt về cách thử kiểm tra các dịch vụ web còn tồn tại hay đã bị xóa bỏ thì chúng ta sẽ tiến hành việc cấu hình ở đây. Theo mặc định, ALB AWS sẽ gửi một yêu cầu đến dịch vụ web của doanh nghiệp, nếu phản hồi lúc này là 200 status code thì xác định là backend còn tồn tại.

Bước 5: Khai báo và kiểm tra lại tổng quan

Tại bước này, doanh nghiệp cần khai báo việc đăng ký những máy chủ backend sẽ đảm nhận việc xử lý các yêu cầu về web vào trong Target Group mà chúng ta vừa tạo và khai báo tại bước 4 trước đó.

Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ xem xét và kiểm tra lại các thông tin tổng kết về máy chủ ALB AWS, sau đó, đợi hệ thống Amazon Web Services hoàn tất quá trình tạo ra một Amazon Application Load Balancer.

Cách kiểm tra ALB AWS

Sau khi doanh nghiệp đã thành công hoàn tất việc tạo ALB AWS, chúng ta cần tiến hành kiểm tra các hoạt động cân bằng tải xuống của hai phiên bản ứng dụng web của EC2 đã ổn định và vận hành trơn tru hay chưa. Lúc này, doanh nghiệp sẽ cần đến thông tin điểm cuối endpoint của AWS ALB.

Để có thể kiểm tra ALB AWS, doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức public-facing và ALB AWS sẽ chỉ cung cấp các thông tin điểm cuối endpoint public-facing của ALB này theo dạng tên miền domain đúng với cú pháp của Amazon Web Services để hệ thống có thể phân giải được các địa chỉ IP Public mà Amazon Web Services đã chỉ định.

Kết luận

Để có thể triển khai hiệu quả dịch vụ cân bằng tải ứng dụng AWS ALB, doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết về khái niệm, các thành phần cùng lợi ích của dịch vụ ALB AWS là gì, những dịch vụ có liên quan cũng như cách tạo một ALB AWS như thế nào.

Doanh nghiệp muốn cập nhật nhanh những tin tức mới nhất về xu hướng chuyển đổi số trong năm 2024 cũng như tìm hiểu thêm về các dịch vụ hữu ích của Amazon Web Services, hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!

Bài viết mới nhất

Kinh doanh B2B: từ truyền thống đến thương mại điện tử

Đăng ký theo dõi bản tin của Magenest để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào!

Lưu ý: Bằng việc cung cấp thông tin liên hệ cho chúng tôi, quý vị đã đồng ý nhận tin tức và các thông tin ưu đãi từ Magenest.