Hiện nay, thương mại điện tử đang dần trở nên quen thuộc và được nhiều doanh nghiệp ở đa dạng quy mô, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh triển khai. Nếu doanh nghiệp đang mong muốn mở rộng thêm một mô hình kinh doanh mới cho mình thì có thể tìm hiểu thêm về các đặc trưng của thương mại điện tử để từ đó, ứng dụng hiệu quả hình thức bán hàng trực tuyến này và đem lại nhiều lợi ích về doanh số, lợi nhuận vượt bậc cho mình.
Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các đặc trưng của thương mại điện tử cũng như những lợi ích và một số tác động tích cực lẫn tiêu cực của hình thức kinh doanh này đến thị trường nhé!
Mục lục
- Các đặc trưng của thương mại điện tử mà doanh nghiệp cần biết
- Mô hình kinh doanh trực tuyến
- Lượng thông tin khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau
- Tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng toàn cầu
- Phạm vi tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp được mở rộng
- Tính tương tác giữa các chủ thể trên thị trường cao
- Mức độ tùy chỉnh cá nhân hóa cao
- Thanh toán nhanh chóng và dễ dàng
- Tốc độ giao dịch nhanh chóng
- Không bị giới hạn thời gian và địa điểm
- Khả năng tùy chỉnh sản phẩm và giá cả linh hoạt
- Tận dụng ưu điểm truyền thông qua mạng xã hội và kỹ thuật số
- Các lợi ích của thương mại điện tử
- Tác động của thương mại điện tử đến thị trường hiện nay
Các đặc trưng của thương mại điện tử mà doanh nghiệp cần biết
Đầu tiên, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về các đặc trưng của thương mại điện tử mà chúng ta cần biết nhé!
Mô hình kinh doanh trực tuyến
Đầu tiên, đặc trưng của thương mại điện tử chính là một mô hình kinh doanh trực tuyến không giao dịch trực tiếp. Nếu ở mô hình thương mại truyền thống, tất cả hoạt động trong quy trình đều được tiến hành trực tiếp, doanh nghiệp phải có cửa hàng vật lý còn khách hàng phải đến tận nơi để mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm thì với hình thức thương mại điện tử, toàn bộ hoạt động đều được tiến hành trực tuyến thông qua kết nối mạng Internet. Ngay cả những việc như ký kết hợp đồng, triển khai giao dịch thông qua chữ ký số,… cả doanh nghiệp và khách hàng đều có thể dễ dàng và nhanh chóng thực hiện online.
Lượng thông tin khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau
Đặc trưng của thương mại điện tử tiếp theo chính là lượng thông tin khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu trong thương mại truyền thống, mạng lưới và lượng thông tin chỉ đơn thuần là cơ sở dữ liệu nhằm mục đích hỗ trợ hai phía doanh nghiệp và khách hàng trao đổi, tương tác và tiến đến quá trình thực hiện giao dịch mua sắm thì trong hình thức thương mại điện tử hiện đại, mạng lưới và lượng thông tin khổng lồ vừa là cơ sở dữ liệu, vừa là một không gian ảo để doanh nghiệp và khách hàng tiến hành các hoạt động giao dịch mua bán sản phẩm – dịch vụ. Có thể nói, mạng lưới và lượng thông tin khổng lồ của thương mại điện tử cũng chính là thị trường chính giao thoa của hoạt động mua và bán. Nhờ có mạng lưới và lượng thông tin khổng lồ mà doanh nghiệp và khách hàng có thể thực hiện quy trình mua bán theo cách gián tiếp thật nhanh chóng và dễ dàng.
Ngoài ra, số lượng thông tin cũng cực kỳ dồi dào đến từ rất vô vàn các nguồn khác nhau và đa dạng hình thức từ văn bản, hình ảnh đến âm thanh, video,… Nhờ vậy, doanh nghiệp kinh doanh nói chung và hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng có thể dễ dàng hơn khi thu thập các dữ liệu cũng như truyền tải thông tin hữu ích, có giá trị một cách nhanh chóng và chính xác đến rất nhiều đối tượng khách hàng trong cùng một thời điểm nhất định.
Tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng toàn cầu
Đặc trưng của thương mại điện tử còn là tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng toàn cầu. Mọi quốc gia, khu vực, lãnh thổ trên thế giới đều có thể hoạt động chung trên một nền tảng mạng Internet và điều này đã dẫn đến một mô hình kỹ thuật chung, khiến cho nền tảng công nghệ trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng mang các tiêu chuẩn giống nhau đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới. Có thể nói, các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng chung trên phạm vi toàn cầu này nhằm mục đích giữ vững thị trường của ngành thương mại điện tử được bảo mật an toàn, hợp pháp và đảm bảo chất lượng cao. Không những vậy, khi các trang web được xây dựng và thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn, chúng sẽ dễ dàng được người dùng trên thế giới tìm thấy và doanh nghiệp cũng đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều về cả về mức độ nhận diện thương hiệu lẫn doanh số bán hàng.
Phạm vi tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp được mở rộng
Trong các đặc trưng của thương mại điện tử, không thể không nhắc đến phạm vi tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp sẽ được mở rộng hơn rất nhiều. Nhờ có kết nối mạng Internet, doanh nghiệp có thể nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận, thu hút, tương tác với các đối tượng khách hàng từ mọi địa điểm khác nhau trên thế giới. Đặc biệt, ngày nay, người dùng ngày càng trở nên quen thuộc và ưa chuộng sử dụng mạng Internet để kết nối, giải trí, tìm kiếm thông tin, mua hàng trực tuyến,… thì doanh nghiệp sẽ có được nguồn khách hàng tiềm năng cực kỳ dồi dào cho mình.
Tính tương tác giữa các chủ thể trên thị trường cao
Tiếp theo, đặc trưng thương mại điện tử còn là tính tương tác giữa các chủ thể trên thị trường cao hơn hình thức thương mại truyền thống rất nhiều. Trong hình thức thương mại truyền thống, thị trường chỉ bao gồm 2 chủ thể tham gia là người bán và người mua thì trong hình thức thương mại điện tử sẽ 3-4 chủ thể cùng tham gia trên thị trường, bao gồm:
- Doanh nghiệp/người bán.
- Khách hàng/người mua.
- Các đơn vị vận chuyển.
- Những đơn vị cung cấp các dịch vụ thanh toán, đơn vị cung cấp mạng Internet hay các cơ quan chứng thực,…
Tính tương tác giữa các chủ thể này trên thị trường thương mại điện tử rất cao. Cụ thể, doanh nghiệp và khách hàng sẽ giao tiếp, tương tác với nhau thông qua kết nối Internet của nhà cung cấp mạng và quy trình giao dịch cũng không thể hoàn tất nhanh chóng, dễ dàng nếu thiếu sự tham gia của các đơn vị cung cấp đa dạng dịch vụ thanh toán cùng những nhà vận chuyển hàng hóa.
Mức độ tùy chỉnh cá nhân hóa cao
Một trong các đặc trưng nổi bật nhất của lĩnh vực thương mại điện tử chính là mức độ tùy chỉnh và tính cá nhân hóa cao. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiến hành tùy chỉnh và cá nhân hóa các sản phẩm – dịch vụ trên website bán hàng trực tuyến của mình cũng như thoải mái lựa chọn và thiết kế giao diện hiển thị sản phẩm – dịch vụ cho riêng thương hiệu mình. Không những vậy, công nghệ kỹ thuật trong ngành thương mại điện tử cũng giúp doanh nghiệp thu thập được mạng lưới và nguồn thông tin khổng lồ về sở thích, hành vi, nhu cầu, mong muốn mua sắm hàng hóa của các đối tượng khách hàng khác nhau. Nhờ đó, các chiến lược truyền thông nhằm tiếp cận, thu hút và giữ chân lâu dài các tệp khách hàng tiềm năng sẽ đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Thanh toán nhanh chóng và dễ dàng
Một đặc trưng thương mại điện tử và cũng là một trong các yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay chính là đa dạng các phương thức thanh toán nhanh chóng và dễ dàng. Dưới sự phát triển vượt bậc của công nghệ, ngày càng nhiều phương thức thanh toán khác nhau được ra đời và xây dựng nền tảng hoạt động giao dịch, giúp cho quy trình kinh doanh trực tuyến, nhất là giai đoạn khách hàng chốt đơn, hoàn tất thanh toán cho doanh nghiệp trở nên thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều. Trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay, khách hàng có thể thanh toán bằng rất nhiều phương thức khác nhau, bao gồm: các loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, các loại ví điện tử, ngân hàng điện tử,…
Tốc độ giao dịch nhanh chóng
Tốc độ giao dịch nhanh chóng ảnh hưởng đáng kể đến các kết quả về doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp và đây cũng chính là đặc trưng của thương mại điện tử tiếp theo mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Tận dụng sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật hiện đại, giờ đây, cả khách hàng và doanh nghiệp đều chỉ cần những thao tác vô cùng đơn giản như một cú nhấp chuột, một phím tắt,… là dễ dàng hoàn tất được giao dịch hay hợp đồng kinh doanh, trao đổi thương mại điện tử cho mình.
Không bị giới hạn thời gian và địa điểm
Trong các đặc trưng của thương mại điện tử thì không bị giới hạn thời gian và địa điểm là hai ưu điểm tuyệt vời bậc nhất của hình thức kinh doanh này. Bản chất của thương mại điện tử là một công cụ giao dịch, mua bán trực tuyến thông qua kết nối mạng Internet nên doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh không giới hạn vị trí địa lý. Dù là ở bất cứ nơi nào, khách hàng đều có thể dễ dàng được tiếp cận và nhanh chóng xem xét, lựa chọn, chốt đơn sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp. Đặc trưng này còn giúp doanh nghiệp mở rộng đáng kể phạm vi tiếp cận cũng như thị trường kinh doanh thương mại điện tử cho mình.
Nói về đặc điểm thời gian hoạt động, nếu hình thức thương mại truyền thống thì chỉ diễn ra trong các khung giờ hành chính thì khi hoạt động bán hàng thương mại điện tử, cả doanh nghiệp lẫn khách hàng đều có thể truy cập website để tiến hành các giao dịch trực tuyến. Không những luôn hoạt động suốt 24/7, các cửa hàng online còn có nhiều tính năng tự động hóa, giúp tiết kiệm tối đa chi phí vận hành cửa hàng vật lý, chi phí cho nguồn nhân lực cũng như cực kỳ thuận tiện cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Khả năng tùy chỉnh sản phẩm và giá cả linh hoạt
Thương mại điện tử còn có đặc trưng cực kỳ tiện lợi nữa là khả năng tùy chỉnh sản phẩm và giá cả linh hoạt. Nếu trong hình thức thương mại truyền thống, mỗi khi có sự thay đổi sản phẩm và giá cả sao cho phù hợp với xu hướng thị trường thì doanh nghiệp cần phải tiến hành tháo dỡ, in ấn và thay mới lại toàn bộ bao bì, đóng gói hàng hóa trưng bày tại cửa hàng vật lý. Trong khi đó, nếu kinh doanh thương mại điện tử, chúng ta chỉ cần tận dụng các phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến để tùy chỉnh và thay đổi sản phẩm – giá cả một cách nhanh chóng, dễ dàng và linh hoạt, sau đó, hiển thị lại trên website bán hàng trực tuyến của mình cho người dùng tham khảo.
Tận dụng ưu điểm truyền thông qua mạng xã hội và kỹ thuật số
Cuối cùng, đặc trưng của thương mại điện tử còn là khả năng tận dụng được các ưu điểm truyền thông qua mạng xã hội social media và kỹ thuật số digital, bao gồm: tối ưu SEO website toàn diện, các công cụ email marketing, Google Ads, Google Analytics,… nhằm tăng khả năng tiếp cận, thu hút, tương tác, chăm sóc và giữ chân khách hàng lâu dài hơn. Ngoài ra, các công nghệ kỹ thuật cao về trí tuệ nhân tạo như chatbot hay AI cũng được ứng dụng rộng rãi trong hình thức thương mại điện tử, nâng cao khả năng giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng suốt 24/7, từ đó, gia tăng doanh số, lợi nhuận cũng như mức độ hiển thị và danh tiếng thương hiệu trên thị trường.
Các lợi ích của thương mại điện tử
Sau khi hiểu rõ về các đặc trưng của thương mại điện tử, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về những lợi ích tuyệt vời của hình thức kinh doanh thương mại điện tử đối với doanh nghiệp và đối với khách hàng nhé!
Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử mang đến rất nhiều những lợi ích tuyệt vời sau đây:
- Giảm thiểu chi phí vận hành cửa hàng vật lý truyền thống, bao gồm: tiền thuê mặt bằng của nhiều cửa hàng, tiền lương trả cho đội ngũ nhân viên bán hàng – bảo vệ – tạp vụ, chi phí bảo trì cửa hàng, điện nước,…
- Tăng khả năng tiếp cận, thu hút người dùng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Như đã trình bày ở các nội dung trước, khi có thương mại điện tử, người tiêu dùng không cần phải tốn thời gian và công sức để đến trực tiếp cửa hàng vật lý tham khảo, xem xét sản phẩm – dịch vụ. Họ có thể hoàn toàn được doanh nghiệp tiếp cận theo hướng trực tuyến và dễ dàng nhận được các quảng cáo online về sản phẩm – hàng hóa trên những trang thương mại điện tử.
- Thương mại điện tử còn giúp nâng cao doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp, không những là các giao dịch trực tuyến mà còn có thể giúp điều hướng khách hàng online đến mua sắm tại các cửa hàng vật lý truyền thống.
Đối với khách hàng
Không những mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời dành cho doanh nghiệp, thương mại điện tử còn đem đến khách hàng rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như:
- Dễ dàng hơn khi đặt hàng và mua sắm sản phẩm – dịch. Khách hàng hoàn toàn có thể tham khảo, lựa chọn và mua sắm hàng hóa của cửa hàng trực tuyến tại bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi đâu thông qua các thiết bị di động có kết nối mạng Internet như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,…
- Trên các nền tảng mua hàng trực tuyến, khách hàng có thể nhanh chóng tìm kiếm, phân loại, so sánh và sắp xếp các loại sản phẩm – dịch vụ theo từng tiêu chí như tính năng, giá tiền,… đơn giản hơn nhiều so với khi mua sắm tại cửa hàng vật lý. Sau đó, khách hàng chỉ cần vài thao tác click chuột để tiến hành thanh toán và hoàn tất giao dịch mua hàng.
- Tiết kiệm đáng kể các chi phí, không cần lo lắng về vấn đề khoảng cách địa lý, thời gian và công sức mỗi khi phát sinh nhu cầu mua sắm.
Tác động của thương mại điện tử đến thị trường hiện nay
Thương mại điện tử có tác động rất lớn đến thị trường, bao gồm cả tác động tích cực lẫn tiêu cực. Trong phần này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về tác động của thương mại điện tử đến thị trường hiện nay nhé!
Tác động tích cực
Một số tác động tích cực của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đến thị trường hiện nay có thể kể đến bao gồm:
- Đối với xã hội: Xây dựng nên một môi trường giao dịch, mua bán không tiếp xúc trực tiếp cho doanh nghiệp và khách hàng, góp phần nâng cao chỉ số GDP cho nền kinh tế.
- Đối với những dịch vụ công: Quá trình thực hiện những dịch vụ công như giáo dục, y tế, Chính phủ điện tử,… trực tuyến thông qua môi trường mạng Internet sẽ giúp giảm thiểu đáng kề thời gian giải quyết công việc, đồng thời, tiết kiệm chi phí cho các đơn vị triển khai dịch vụ công cũng như người dân sử dụng. Nhờ đó, hoạt động quản lý của các đơn vị cung cấp sẽ có được sự linh hoạt, đạt hiệu suất cao, đồng thời, người dân sử dụng những dịch vụ công này cũng sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời hơn rất nhiều.
Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực thì hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cũng mang đến một số tác động tiêu cực cho thị trường, chẳng hạn như:
- Không gian mạng Internet chính là một môi trường khiến cho nhiều đối tượng xấu, nhất là các tin tặc lợi dụng để thực hiện nhiều hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản,… của khách hàng và doanh nghiệp. Một lý do lớn của tác động tiêu cực này chính là hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có các tiêu chuẩn chung về chất lượng cũng như các quy định xử lý những hành vi vi phạm trên môi trường trực tuyến.
- Đối với những đơn hàng được giao dịch thông qua hình thức thương mại điện tử thì trong nhiều trường hợp, quá trình giao tiếp giữa các chủ thể như doanh nghiệp, khách hàng hay các đơn vị vận chuyển,… vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa được chặt chẽ. Từ đó, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng các hạn chế này để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
Kết luận
Nếu doanh nghiệp đang mong muốn mở rộng thêm một mô hình kinh doanh mới cho mình thì hãy tìm hiểu thêm về các đặc trưng của thương mại điện tử để từ đó, ứng dụng hiệu quả hình thức bán hàng trực tuyến này và đem lại nhiều lợi ích về doanh số, lợi nhuận vượt bậc cho mình.
Doanh nghiệp muốn cập nhật nhanh những tin tức mới nhất về thị trường thương mại điện trong và ngoài nước, các kiến thức hữu ích trong quản lý doanh nghiệp, quản trị mối quan hệ với khách hàng, hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!