Haravan vs Shopify đều là những nền tảng thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn sử dụng bởi các tính năng hỗ trợ hữu ích, giao diện thân thiện và mức chi phí phù hợp với từng quy mô kinh doanh khác nhau.
Để có thể đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng một cách chính xác nhất, doanh nghiệp hãy cùng Magenest xem qua những điểm khác nhau giữa Haravan vs Shopify trong bài viết sau để xem chúng ta nên lựa chọn nền tảng thương mại điện tử nào cho mình nhé!
Mục lục
Haravan là gì?
Haravan là giải pháp thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ tại thị trường Việt Nam. Haravan cho phép doanh nghiệp tạo tài khoản để xây dựng nên một cửa hàng trực tuyến của riêng mình thông qua việc mua tên miền cho thương hiệu hoặc sử dụng các tên miền miễn phí do hệ thống cung cấp.
Hiện nay, tại Việt Nam, Haravan đã hợp tác cùng hơn 50,000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và sắp tới, nền tảng thương mại điện tử này sẽ hướng mục tiêu đến các thị trường kinh doanh trực tuyến tại Thái Lan và Philippines. Ngoài ra, tại Việt Nam, Haravan hiện đang là đối tác chiến lược của Google và Facebook, mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh và Marketing.
Shopify là gì?
Shopify là nền tảng thương mại điện tử phổ biến hàng đầu thế giới và vận hành theo mô hình Cloud SaaS. Nền tảng Shopify hỗ trợ doanh nghiệp hầu hết các tính năng trong bán hàng trực tuyến như đăng tải hàng hóa, sản phẩm, thiết lập giỏ hàng, cài đặt các phương thức thanh toán – vận chuyển, liên kết cùng các nền tảng Social Media,…
Shopify là nền tảng thương mại điện tử rất dễ sử dụng với giao diện trực quan, thân thiện cùng các thao tác kéo – thả đơn giản mà không cần đến khả năng lập trình chuyên nghiệp. Ngoài ra, hệ thống cũng tích hợp một kho ứng dụng và tiện ích bổ sung riêng để doanh nghiệp có thể bổ sung thêm nhiều chức năng hữu ích, hỗ trợ quản lý cửa hàng trực tuyến hiệu quả. Hiện nay, trên quy mô toàn thế giới, Shopify có khoảng 3,000,000 khách hàng tin tưởng và lựa chọn sử dụng.
Sự khác nhau giữa Haravan vs Shopify
Để doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng, chính xác và đưa ra được lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất với mình, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về sự khác nhau giữa Haravan vs Shopify nhé!
Mức độ phổ biến
Sự khác nhau đầu tiên giữa Haravan vs Shopify chính là mức độ phổ biến.
Haravan là một nền tảng thương mại điện tử nội địa Việt Nam, được phát triển bởi một công ty Startup thuộc hệ sinh thái Seedcom. Hiện nay, theo công bố của Haravan năm 2023, tại Việt Nam có khoảng 50,000 người dùng triển khai hệ thống và khách hàng chủ yếu của Haravan là SMEs (các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ). Tuy nhiên, trong số đó, Haravan cũng phục vụ nhiều thương hiệu lớn và nổi tiếng, chẳng hạn như Vinamilk, The Coffee House, AEON,…
Shopify là một nền tảng thương mại điện tử đến từ Canada và nổi tiếng hàng đầu thế giới. Theo báo cáo của Statista vào tháng 08/2023, Shopify là hệ thống eCommerce đứng vị trí thứ 4 trên thế giới, chiếm thị phần khoảng 10.32% (vị trí dẫn đầu là WooCommerce – một đối thủ của Shopify với khoảng 39% thị phần). Hiện nay, trên thế giới có 3,000,000 khách hàng sử dụng Shopify, trong đó, hơn 13,000 khách hàng đang triển khai Shopify Plus (phiên bản Enterprise). Tại Việt Nam hiện nay, chỉ có khoảng 2,418 website của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến triển khai trên nền tảng này, trong đó, thương hiệu lớn nhất là Supersports.
Nếu xét về số lượng người sử dụng tại Việt Nam, nền tảng thương mại điện tử Haravan hoàn toàn áp đảo Shopify. Tuy nhiên, nếu xét về tổng thể số lượng khách hàng ở quy mô toàn cầu thì Haravan khá nhỏ bé khi so sánh với nền tảng thương mại điện tử top đầu Shopify.
Đối tượng khách hàng
Sự khác nhau tiếp theo giữa Haravan vs Shopify chính là đối tượng khách hàng.
Đối tượng khách hàng mục tiêu của Haravan là SMEs (các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ) và chủ yếu hỗ trợ theo mô hình B2C. Trong khi đó, đối tượng khách hàng mục tiêu của Shopify gồm đa dạng quy mô doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, thuộc bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào. Bên cạnh khách hàng kinh doanh B2C, hệ thống Shopify có thể hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp B2B.
Các tính năng chính
Sự khác nhau tiếp theo giữa Haravan vs Shopify chính là các tính năng chính.
Mặc dù nền tảng Haravan được thiết kế với rất đa dạng tính năng hỗ trợ cho hoạt động bán hàng online những những tính năng này chỉ dừng lại ở mức triển khai cơ bản dành cho đối tượng khách hàng SMEs. Các tính năng chính của Haravan bao gồm:
- Xây dựng website kinh doanh trực tuyến cho các doanh nghiệp B2C.
- Có thể thay đổi giao diện trang web và thông tin hàng hóa nhanh chóng.
- Tính năng giỏ hàng và đặt hàng online.
- Dễ dàng quản lý và theo dõi đơn hàng.
- Hỗ trợ tối ưu SEO.
- Kiểm soát hiệu quả hàng tồn kho.
- Thiết lập các mã giảm giá, khuyến mãi cho các chiến lược truyền thông – Marketing.
Những tính năng của nền tảng thương mại điện tử Shopify không những đa dạng mà còn được xây dựng và thiết kế một cách chuyên nghiệp, bài bản nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ, đặc biệt là các khách hàng B2B. Các tính năng nổi bật của Shopify bao gồm:
- Dễ dàng sử dụng mà không cần đến đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn lập trình cao.
- Giao diện tối ưu trên các thiết bị di động.
- Thư viện theme đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực.
- Có thể thay đổi giao diện trang web và thông tin hàng hóa nhanh chóng.
- Hỗ trợ tối ưu SEO.
- Tích hợp nhiều tính năng và công cụ Marketing.
- Tính năng bán hàng đa kênh Omnichannel và khả năng quản lý nhiều cửa hàng trực tuyến khác nhau cùng lúc.
- Đa dạng phương thức thanh toán quốc tế, trong đó có cổng thanh toán của riêng Shopify là Shopify Payment.
- Đảm bảo an toàn bảo mật cao với chứng chỉ SSL.
- Phiên bản Shopify Plus (Enterprise) hỗ trợ nhiều tính năng cho các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình B2B.
Tiện ích bổ sung
Sự khác nhau tiếp theo giữa Haravan vs Shopify chính là các tiện ích bổ sung.
Những tính năng trong nền tảng Haravan đều được thể hiện dưới dạng ứng dụng và doanh nghiệp có thể tùy chọn cài đặt thêm ứng dụng nhằm bổ sung đầy đủ các tính năng sử dụng cho mình. Các tiện ích bổ sung của Haravan đều được nhà phát triển cài đặt sẵn trong phần mềm, tuy nhiên, các tiện ích này cũng không quá đa dạng do hệ thống không có nhiều nhà cung cấp bên thứ ba.
Shopify sở hữu một App Store với đa dạng tiện ích bổ sung bao gồm: quản trị kho hàng, theo dõi đơn đặt hàng, quản lý quy trình bán hàng, kiểm soát các vấn đề thanh toán và vận chuyển,… Tùy vào tiện ích mà doanh nghiệp sẽ được cài đặt và sử dụng miễn phí hoặc trả phí để mua. Hiện nay, Shopify App Store cung cấp khoảng 5,899 tiện ích bổ sung và ứng dụng được phát triển bởi chính nền tảng lẫn những nhà cung cấp bên thứ ba.
Khả năng xử lý số lượng lớn SKU – Traffic – đơn hàng
Sự khác nhau tiếp theo giữa Haravan vs Shopify chính là khả năng xử lý số lượng lớn SKU – Traffic – đơn hàng.
Haravan có khả năng xử lý dưới 100,000 đơn hàng/tháng và đáp ứng được lưu lượng truy cập website dưới 1 triệu. Đây là một con số phù hợp với các doanh nghiệp SMEs tại thị trường kinh doanh trực tuyến Việt Nam. Trong khi đó, số lượng xử lý SKU, đơn hàng cùng lưu lượng Traffic của các website được xây dựng và thiết kế bởi nền tảng thương mại điện tử Shopify là cực kỳ lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu truy cập và mua sắm hàng hóa của rất nhiều khách hàng từ các quốc gia khác nhau trên thế giới trong cùng một lúc.
Kết nối với các bên thứ ba
Sự khác nhau tiếp theo giữa Haravan vs Shopify chính là việc kết nối với các bên thứ ba.
Nền tảng thương mại điện tử Haravan có khả năng kết nối và đồng bộ tốt với nhiều bên thứ ba, chẳng hạn như các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki,… các hệ thống POS, các website bán hàng trực tuyến của các thương hiệu khác, những phần mềm hỗ trợ quản lý kinh doanh online khác như KiotViet,… Ngoài ra, Haravan cũng có tính năng Harasocial giúp kết nối với các bên cung cấp dịch vụ Chat và xử lý đơn hàng.
Trên các thị trường quốc tế, Shopify có khả năng kết nối với các bên thứ ba rất tốt. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nền tảng thương mại điện tử Shopify vẫn chưa có hỗ trợ nhiều trong vấn đề này, dẫn đến việc kết nối với những nền tảng quản lý khác khá bất tiện và khó khăn. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp muốn tích hợp hệ thống Shopify của mình với các Marketplace khác như Shopee, Lazada hay Tiktok Shop thì cần phải có sự hỗ trợ của một đối tác trung gian như UpPromote (một đơn vị hỗ trợ Affiliate chuyên nghiệp). Hiện nay, tại Việt Nam, nền tảng Shopify chỉ có thể kết nối trực tiếp được với hai kênh Social Media là Facebook và Tiktok.
Phương thức thanh toán
Sự khác nhau tiếp theo giữa Haravan vs Shopify chính là các phương thức thanh toán.
Nền tảng Haravan đã tích hợp hầu hết những cổng thanh toán phổ biến hàng đầu tại Việt Nam, bao gồm: thẻ Visa, thẻ ATM, các ví điện tử Momo, VnPay, Shopee Pay,… Còn Shopify tích hợp hầu hết các phương thức thanh toán quốc tế như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ ATM, các ví điện tử như Paypal,… Đặc biệt, Shopify còn có cổng thanh toán của riêng nền tảng là Shopify Payment và khi sử dụng phương thức này, doanh nghiệp sẽ không bị trừ phí trong quá trình giao dịch. Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay, Shopify đã hỗ trợ một số phương thức thanh toán là OnePay, Zalo Pay, Payoo và Fundiin. Dự kiến trong năm 2023, nền tảng thương mại điện tử Shopify sẽ hỗ trợ thêm các phương thức thanh toán phổ biến còn lại cho thị trường Việt Nam.
Các đơn vị vận chuyển
Sự khác nhau tiếp theo giữa Haravan vs Shopify chính là các đơn vị vận chuyển.
Haravan hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng hầu hết những đơn vị vận chuyển uy tín và chuyên nghiệp tại thị trường Việt Nam. Còn hệ thống của Shopify liên kết với các đơn vị vận chuyển nổi tiếng thế giới là DHL và UPS. Nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn tích hợp các đơn vị vận chuyển trên Shopify thì cần kết nối thông qua một đối tác trung gian (nổi bật hiện nay là Meowship). Hiện nay, đối tác trung gian này đã hỗ trợ hệ thống Shopify tích hợp với các công ty vận chuyển là Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, J&T Express, Grab Express, Viettel Post và Ninja Van.
Thư viện theme cho website
Sự khác nhau tiếp theo giữa Haravan vs Shopify chính là thư viện theme cho website.
Thư viện theme trong hệ thống Haravan có mức chi phí thấp trong khoảng $60 – $150 và sở hữu phong cách thiết kế theo hướng nội địa dành riêng cho các doanh nghiệp của thị trường Việt Nam. Ngoài ra, thư viện theme của Haravan cũng không có bộ lọc nên doanh nghiệp sẽ gặp một số khó khăn để tìm ra được giao diện đúng theo nhu cầu.
Nền tảng thương mại điện tử Shopify sở hữu một thư viện theme với số lượng giao diện khổng lồ và thiết kế cực kỳ đa dạng. Doanh nghiệp sẽ có nhiều tùy chọn để xây dựng và thiết kế website bán hàng trực tuyến của mình thật bắt mắt và hấp dẫn người dùng truy cập. Doanh nghiệp có thể mua các Template tại kho giao diện của Shopify hoặc mua ở một bên cung cấp thứ ba có khả năng tích hợp với hệ thống của Shopify là Themeforest.
Kết nối API
Sự khác nhau tiếp theo giữa Haravan vs Shopify chính là kết nối API (hay giao diện lập trình ứng dụng) hỗ trợ các đối tác của doanh nghiệp có thể lập trình và cài đặt các ứng dụng kết nối với giải pháp của phía đối tác một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Kết nối API của hệ thống Haravan chỉ ở mức độ cơ bản và hiện tại vẫn chưa được xây dựng theo một quy mô chuyên nghiệp và lớn mạnh như Shopify. Có thể nói, kết nối API của nền tảng thương mại điện tử Shopify được lập trình và xây dựng giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng và nhanh chóng kết nối với bất kỳ đối tác bên thứ ba nào, chẳng hạn như các hệ thống CRM, hệ thống ERP, máy POS,…
Mức chi phí
Sự khác nhau tiếp theo giữa Haravan vs Shopify chính là mức chi phí.
Hiện tại, nền tảng thương mại điện tử Haravan có các gói dịch vụ sau đây:
- Gói Standard có mức giá 200,000đ/tháng: Dành cho những nhà bán hàng theo dạng cá nhân, được trang bị tất cả tính năng quản lý kinh doanh trực tuyến trên Facebook, Instagram, Zalo, trên các sàn thương mại điện tử và tại cửa hàng truyền thống.
- Gói Pro có mức giá 600,000đ/tháng: Bao gồm các tính năng của gói Standard và hỗ trợ thêm việc xây dựng website bán hàng trực tuyến chuyên nghiệp cũng như khả năng quản trị hệ thống bán hàng.
- Gói Grow có mức giá 1,500,000đ/tháng: Bao gồm các tính năng của gói Pro và hỗ trợ thêm tính năng Marketing Automation.
- Gói Scale có mức giá 3,000,000đ/tháng: Đây là gói cao cấp của Haravan hỗ trợ quá trình bán hàng trực tuyến trên Website theo chuỗi cửa hàng truyền thống. Gói Scale cũng bao gồm các tính năng của gói Grow.
Đối với nền tảng thương mại điện tử Shopify, khi đăng ký lần đầu và trả một khoản chi phí cho giấy phép sử dụng (hay License Fee), doanh nghiệp sẽ được dùng thử miễn phí 3 ngày, sau đó trải nghiệm phần mềm với mức giá $1 trong 3 tháng. Sau khi kết thúc 3 tháng trải nghiệm, nếu doanh nghiệp thanh toán gói đăng ký theo năm thì hệ thống sẽ giảm giá 25% cho chúng ta. Mức giảm này áp dụng cho tất cả các gói dịch vụ sau:
- Gói Shopify Basic có mức giá $29/tháng.
- Gói Shopify có mức giá $79/tháng.
- Gói Advanced Shopify có mức giá $299/tháng.
- Gói Shopify Plus có mức giá $2,000/tháng.
Một điều cần lưu ý, đối với Shopify, doanh nghiệp sẽ phải tốn một mức chi phí cho việc triển khai giao dịch qua các cổng thanh toán bên ngoài, dao động từ 0.5% – 2% cho mỗi lần giao dịch tùy vào từng gói dịch vụ mà chúng ta sử dụng. Nếu doanh nghiệp sử dụng cổng thanh toán Shopify Payment thì sẽ không phải chịu mức phí này.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Sự khác nhau tiếp theo giữa Haravan vs Shopify chính là dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Haravan vẫn còn nhiều thiếu sót trong dịch vụ chăm sóc khách hàng khi quy trình xử lý các thắc mắc và yêu cầu từ phía người dùng vẫn còn chậm trễ. Đội ngũ chăm sóc khách hàng của Haravan làm việc trong giờ hành chính từ 8h00 – 18h00 hàng ngày. Shopify trang bị một đội ngũ hỗ trợ vô cùng chuyên nghiệp luôn túc trực suốt 24/7. Doanh nghiệp chỉ cần truy cập vào công cụ Livechat là sẽ được hỗ trợ ngay lập tức. Tuy nhiên, hiện tại, hệ thống chăm sóc khách hàng của Shopify vẫn chưa có hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt.
Sau đây là bảng tóm tắt những điểm khác nhau giữa Haravan vs Shopify:
Haravan | Shopify | |
Mức độ phổ biến | Chỉ phổ biến tại Việt Nam với khoảng 50,000 khách hàng. | Nằm trong top 4 thế giới với hơn 3,000,000 khách hàng và tại Việt Nam có khoảng 2,418 khách hàng. |
Đối tượng khách hàng | SMEs, chủ yếu hỗ trợ theo mô hình B2C. | Hỗ trợ doanh nghiệp ở đa dạng quy mô và ngành nghề, ở cả mô hình B2C lẫn B2B. |
Các tính năng chính | Các tính năng cơ bản, chủ yếu phù hợp với hoạt động kinh doanh trực tuyến của khách hàng SMEs. | Đầy đủ tính năng chuyên nghiệp cho mọi doanh nghiệp ở các quy mô và ngành nghề, cả B2C lẫn B2B. |
Tiện ích bổ sung | Còn hạn chế, chủ yếu do nội bộ tự phát triển. | Rất nhiều và đa dạng, bao gồm nội bộ tự phát triển và tích hợp của các bên thứ ba. |
Khả năng xử lý số lượng SKU - Traffic - đơn hàng | Không quá nhiều. | Rất lớn. |
Kết nối với các bên thứ ba | Đồng bộ tốt với hầu hết các bên thứ ba tại thị trường Việt Nam. | Đồng bộ tốt với các bên thứ ba tại thị trường quốc tế, còn tại Việt Nam cần sự hỗ trợ của đơn vị trung gian. |
Phương thức thanh toán | Hầu hết phương thức thanh toán tại Việt Nam. | Các phương thức thanh toán quốc tế và một số cổng thanh toán tại Việt Nam. |
Các đơn vị vận chuyển | Hầu hết các đơn vị vận chuyển tại Việt Nam. | Các đơn vị vận chuyển quốc tế và một số đơn vị vận chuyển tại Việt Nam. |
Thư viện theme cho website | Còn hạn chế. | Rất nhiều và đa dạng. |
Kết nối API | Mức độ cơ bản. | Mức độ cao cấp và chuyên nghiệp. |
Mức chi phí | - Gói Standard có mức giá: 200,000đ/tháng. - Gói Pro có mức giá 600,000đ/tháng. - Gói Grow có mức giá 1,500,000đ/tháng. - Gói Scale có mức giá 3,000,000đ/tháng. | - Gói Shopify Basic có mức giá $29/tháng. - Gói Shopify có mức giá $79/tháng. - Gói Advanced Shopify có mức giá $299/tháng. - Gói Shopify Plus có mức giá $2,000/tháng. |
Dịch vụ chăm sóc khách hàng | Hoạt động 8h00 - 18h00. | Hoạt động suốt 24/7. |
Haravan vs Shopify: Doanh nghiệp nên lựa chọn nền tảng thương mại điện tử nào?
Sau những so sánh giữa Haravan vs Shopify trong việc cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp thương mại điện tử cho người dùng nói chung và cho khách hàng Việt Nam nói riêng thì chúng ta thấy, Haravan đang khá phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta khi cung cấp đầy đủ các tính năng cơ bản để hỗ trợ hoạt động bán hàng trực tuyến.
Nền tảng thương mại điện tử nằm trong top đầu thế giới Shopify có rất nhiều tiềm năng tuyệt vời nhưng cũng gặp phải không ít thách thức để triển khai nền tại tại thị trường Việt Nam, nhất là trong các vấn đề tích hợp thanh toán, vận chuyển cũng như hỗ trợ về ngôn ngữ Tiếng Việt. Để có thể tìm hiểu chi tiết và cài đặt, sử dụng nền tảng Shopify tại Việt Nam, doanh nghiệp thực sự rất cần đến sự hỗ trợ của một Agency chuyên nghiệp.
Hiện nay, Magenest là đối tác chính thức của Shopify tại thị trường Việt Nam, đã hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp triển khai Shopify thành công. Để tham khảo thêm về quy trình thiết kế web trên nền tảng Shopify và nhận báo giá chi tiết, doanh nghiệp hãy tham khảo đường link dưới đây nhé!
Kết luận
Haravan vs Shopify đều là những nền tảng thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn sử dụng bởi các tính năng hỗ trợ hữu ích, giao diện thân thiện và mức chi phí phù hợp với từng quy mô kinh doanh khác nhau. Hiểu được đặc trưng và sự khác nhau giữa hai nền tảng này, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất hỗ trợ hoạt động bán hàng online của mình.