Ngày nay, thương mại điện tử nói chung và trên các website bán hàng chính chủ nói riêng ngày càng trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp mong muốn ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong kinh doanh. Để có thể cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định hợp lý, chính xác nhất, đảm bảo giảm thiểu chi phí và tăng trưởng lợi nhuận vượt bậc, doanh nghiệp cần tìm hiểu đầy đủ về ưu nhược điểm của website bán hàng.
Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm của website bán hàng cùng những lợi ích tuyệt vời mà chúng ta nhận được khi triển khai hình thức kinh doanh mới mẻ và hiện đại này nhé!
Mục lục
Website bán hàng là gì?
Website bán hàng là trang web mang đến cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng một địa điểm trực tuyến tiến hành các quá trình giao dịch thương mại, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể hơn, khi khách hàng truy cập vào các website này, họ sẽ tìm kiếm, xem xét một cách dễ dàng hơn những thông tin chi tiết và hình ảnh mô tả của sản phẩm để có thể đưa ra các quyết định đặt hàng và thanh toán nhanh chóng.
Ngày nay, website bán hàng đóng vai trò quan trọng và thay thế cho khá nhiều cửa hàng vật lý truyền thống cùng đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng của doanh nghiệp. Website bán hàng cũng không giới hạn vị trí địa lý hay các yếu tố thời gian của người dùng truy cập. Bất cứ khách hàng nào cũng đều dễ dàng nghiên cứu, tìm kiếm thông tin và mua sắm hàng hóa – dịch vụ nào trên website chỉ với thao tác nhấp chuột đơn giản. Nhờ đó, việc mua sắm trực tuyến ngày nay đã trở nên vô cùng phổ biến. Mỗi doanh nghiệp đều nên xây dựng riêng cho mình một website bán hàng online để góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh cũng như tăng trưởng doanh số và doanh thu bán hàng vượt trội hơn.
Ưu nhược điểm của website bán hàng
Trong phần này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về ưu nhược điểm của website bán hàng để chúng ta có thể cân nhắc cẩn thận trước khi gia nhập vào thị trường kinh doanh theo hướng hiện đại và phát triển cực kỳ nhanh chóng này.
Ưu điểm của website bán hàng
Tiếp cận đối tượng mục tiêu
Ưu điểm của website bán hàng đầu tiên chính là khả năng tiếp cận đa dạng đối tượng mục tiêu. Nếu doanh nghiệp chỉ sở hữu hình thức cửa hàng vật lý truyền thống và chỉ là một doanh nghiệp nhỏ ở địa phương, chúng ta sẽ chỉ tiếp cận được một số đối tượng nhất định ở xung quanh khu vực đó.
Còn khi triển khai website bán hàng, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi và tiếp cận dễ dàng hơn với mọi đối tượng đang nảy sinh các nhu cầu, mong muốn và tìm kiếm thông tin về sản phẩm – dịch vụ trên mạng Internet. Những đối tượng này có thể đến từ bất cứ đâu, không bị giới hạn bởi một khu vực địa phương nhỏ như khi chúng ta kinh doanh dạng cửa hàng truyền thống. Ưu điểm này cũng giúp doanh nghiệp mở rộng hơn nữa các tệp khách hàng tiềm năng nhanh chóng, dễ dàng với mức chi phí không quá cao.
Giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng
Ưu điểm của website bán hàng tiếp theo chính là có thể giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng hơn rất nhiều. Chúng ta sẽ hiểu được những đối tượng khách hàng mục tiêu của mình đang có những nhu cầu gì, các sản phẩm – dịch vụ hay xu hướng nào thu hút họ,… Thông qua các công cụ hỗ trợ hoạt động Marketing cùng các công cụ phân tích các chỉ số của website bán hàng, doanh nghiệp có thể biết được người dùng truy cập đang quan tâm đến những nội dung gì, ưa chuộng những hình ảnh nào, hài lòng về các chính sách hàng tính năng vận hành nào cũng như những nhu cầu, sở thích về sản phẩm – dịch vụ của họ là gì,… Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ sở dữ liệu về các đối tượng khách hàng tiềm năng và tiến hành nhiều chiến lược cải thiện quá trình vận hành kinh doanh nhằm mang đến cho họ những trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất.
Khả năng hoạt động 24/7
Đặc biệt, ưu điểm của website bán hàng chính là khả năng hoạt động 24/7. Nhờ ưu điểm này, người tiêu dùng có thể lựa chọn và mua hàng mọi lúc mọi nơi và có thể được nhận hàng tận nhà cực kỳ tiện lợi. Ưu điểm này của website bán hàng hướng đến các đối tượng khách hàng là những người bận rộn, làm việc vào những khoảng thời gian đặc biệt, khó có thể đến các cửa hàng truyền thống để lựa chọn, mua sắm sản phẩm – dịch vụ trong giờ hành chính mà chỉ rảnh rỗi vào những buổi đêm.
Tối ưu chi phí vận hành
Một ưu điểm của website bán hàng nữa chính là khả năng tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp. Website bán hàng có thể giúp chúng ta giảm đáng kể chi phí thuê mặt bằng, chi phí trả lương cho đội ngũ nhân viên bán hàng, chi phí vận hành của cửa hàng (như bảo dưỡng nội thất, tiền đóng điện, nước,…).
Website bán hàng cũng dễ dàng tích hợp các tính năng quản trị thông minh ngay trên hệ thống như: tư vấn tự động 24/7, các trang tổng hợp thắc mắc,… giúp giảm tối đa chi phí trực đêm hay làm thêm ngoài giờ của các nhân viên chăm sóc khách hàng. Tiết kiệm được những chi phí này, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đầu tư mạnh mẽ hơn vào các hoạt động Marketing, nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên website bán hàng để từ đó, tăng trưởng doanh số và doanh thu vượt bậc hơn.
Mở rộng thị trường kinh doanh
Một ưu điểm của website bán hàng tiếp theo là khả năng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh một cách nhanh chóng. Triển khai website bán hàng, doanh nghiệp sẽ nhận ra các nhu cầu mạnh mẽ của khách hàng tại nhiều khu vực và quốc gia khác nhau đối với sản phẩm – dịch vụ của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng đáp ứng được bằng các phương pháp truyền thông – Marketing, chẳng hạn như: thiết lập tùy chỉnh các ngôn ngữ khác nhau trên website hoặctiến hành hợp tác xuất khẩu, phân phối hàng hóa với những công ty, cửa hàng ở nước ngoài.
Tiềm năng phát triển mạnh mẽ
Ưu điểm của website bán hàng cuối cùng như không kém phần quan trọng chính là tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Khi bán hàng trực tuyến trên website, doanh nghiệp sẽ hạn chế các nhược điểm của hình thức bán hàng truyền thống, nhất là vấn đề về rào cản địa lý. Phối hợp ưu điểm này với chiến lược Digital Marketing hiệu quả cùng kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh chi tiết, doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy doanh số, doanh thu bán hàng ngày càng tăng.
Nhược điểm của website bán hàng
Thiếu sự tiếp xúc vật lý với sản phẩm
Đầu tiên, nhược điểm của website bán hàng là việc khách hàng thiếu sự tiếp xúc vật lý với sản phẩm, hàng hóa. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng tin tưởng và lựa chọn chốt giao dịch.
Để cải thiện nhược điểm này, doanh nghiệp cần lưu ý tối ưu hình ảnh minh họa ở nhiều góc chụp khác nhau trên giao diện website và cung cấp chi tiết, đầy đủ, chính xác các nội dung mô tả hàng hóa, sản phẩm. Từ đó, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc thuyết phục người dùng tin tưởng về chất lượng hàng hóa mà không cần phải trực tiếp nhìn thấy hay sử dụng thử.
Các vấn đề về an toàn bảo mật
Nhược điểm của website bán hàng tiếp theo chính là các vấn đề về an toàn bảo mật. Sự tăng trưởng bùng nổ của thị trường kinh doanh, bán lẻ trực tuyến đã thu hút sự chú ý của tin tặc hay tội phạm mạng với những thủ đoạn tinh vi. Những đối tượng này có thể làm ra những hành vi gây thất thoát dữ liệu, ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như các kết quả về kinh doanh của doanh nghiệp vô cùng nghiêm trọng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào hệ thống an toàn bảo mật mới và hiện đại nhất để bảo vệ website bán hàng của mình tránh khỏi những vấn đề gây hại từ các đối tượng tin tặc trên trong quá trình vận hành kinh doanh.
Khả năng tạo niềm tin cho khách hàng
Nhược điểm của website bán hàng mà doanh nghiệp phải đối mặt chính là khó khăn trong việc tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Nếu không có được những thành tích hay dấu ấn nổi bật, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc thiết lập một thương hiệu đáng tin cậy trong mắt khách hàng trên thị trường kinh doanh trực tuyến.
Tính cạnh tranh tăng cao
Một nhược điểm của website bán hàng khác chính là tính cạnh tranh cao. Website bán hàng mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội bán hàng mới, không những trong nước mà còn ở quy mô thế giới. Những tiềm năng phát triển vượt bậc trên cũng đi kèm rất nhiều thách thức khi chúng ta phải đối mặt với vô vàn đối thủ cạnh tranh trong ngành – những doanh nghiệp cũng đang chớp lấy các thời cơ tuyệt vời này.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần làm danh tiếng của mình để thu hút và lôi kéo sự chú ý của khách hàng khi họ phải lựa chọn giữa rất nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm – dịch vụ khác nhau. Lúc này, doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược phát triển website chính xác, các kế hoạch Marketing sáng tạo,… nhằm chuyển hướng khách hàng tiềm năng đến với website của mình và gia tăng cơ hội bán hàng.
Chi phí bảo dưỡng, tối ưu và làm SEO
Nhược điểm của website bán hàng còn là các chi phí bảo dưỡng, tối ưu và làm SEO. Nếu doanh nghiệp không thường xuyên triển khai tối ưu thì website bán hàng của họ sẽ càng lúc càng trì trệ, vận hành kém chất lượng khiến khách hàng thất vọng và rời bỏ website. Đặc biệt, nếu không có các chiến lược tối ưu từ khóa SEO trên các công cụ tìm kiếm một cách phù hợp, khách hàng cũng khó có thể tìm thấy doanh nghiệp và được điều hướng về website để xem xét các sản phẩm – dịch vụ.
Việc tối ưu SEO tương đối khó khăn với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, không có đủ đội ngũ IT và SEO chuyên nghiệp, dẫn đến việc tự làm có nhiều sai sót, gây tổn hao rất nhiều chi phí. Để khắc phục nhược điểm này, doanh nghiệp có thể lựa chọn hợp tác với các Agency chuyên môn về tối ưu toàn diện SEO của website để đạt được các kết quả tốt nhất mà chi phí vẫn được đảm bảo ở mức hợp lý.
Nếu doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ SEO website tổng thể, hãy xem thêm trang thông tin chi tiết dưới đây của Magenest. Magenest đã có nhiều năm kinh nghiệm triển khai SEO website tổng thể thành công cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được nhược điểm này khi vận hành website bán hàng.
Lợi ích của website bán hàng
Sau khi đã hiểu về ưu nhược điểm của website bán hàng, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết hơn về lợi ích của nền tảng kinh doanh trực tuyến cực kỳ hiệu quả này nhé!
Nâng cao doanh số và doanh thu bán hàng
Đầu tiên, lợi ích của website đối với doanh nghiệp chính là nâng cao doanh số và doanh thu bán hàng hiệu quả. Từ đợt giãn cách xã hội do dịch Covid-19 kéo dài đến hiện nay, người tiêu dùng càng lúc càng ưa chuộng việc mua sắm trên các nền tảng trực tuyến và xu hướng này vẫn đang tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ. Một số nền tảng mua sắm trực tuyến phổ biến hiện nay chính là: các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… những website bán hàng chính chủ của các doanh nghiệp,…
Trong số những nền tảng trên, website bán hàng của doanh nghiệp vẫn được người tiêu dùng đánh giá vô cùng tích cực và là địa điểm mua sắm trực tuyến uy tín và đáng tin cậy. Từ đó, khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn tham khảo và mua sắm sản phẩm – dịch vụ trên các website, còn doanh nghiệp sẽ dễ dàng tăng số lượng tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng để từ đó, tiến hành những cuộc giao dịch, chốt đơn thành công, góp phần nâng cao doanh số và doanh thu bán hàng cho mình.
Không bị hạn chế về mặt thời gian và không gian
Lợi ích của website đối với doanh nghiệp còn là khả năng không bị hạn chế về mặt thời gian và không gian và đây cũng là lý do chính khiến khách hàng ưa chuộng hình thức mua sắm trực tuyến này. Bất cứ thời điểm nào trong ngày và tại bất cứ vị trí nào, khách hàng đều có thể dễ dàng nghiên cứu, tìm kiếm sản phẩm – dịch vụ, sau đó tiến hành thanh toán và chọn đặt hàng ngay trên website của doanh nghiệp. Để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu mà khách hàng nảy sinh mọi lúc mọi nơi, doanh nghiệp khi xây dựng website bán hàng cần tích hợp vào hệ thống các phần mềm chăm sóc khách hàng 24/7, chẳng hạn như: Livechat, Hotline,…
So với các chi phí khi doanh nghiệp xây dựng và vận hành hình thức cửa hàng vật lý truyền thống, các cửa hàng dạng trực tuyến như website bán hàng tiết kiệm hơn rất nhiều. Chúng ta sẽ tối ưu được mức giá mặt bằng cũng như mức giá chi trả cho đội ngũ nhân viên bán hàng, lao công, bảo vệ,… mà vẫn đảm bảo hoạt động bán hàng hiệu quả, mang lại doanh số và doanh thu cho doanh nghiệp. Tùy vào mức ngân sách, doanh nghiệp có thể tự mình xây dựng website bán hàng hoặc liên hệ các Agency hỗ trợ thiết kế website phù hợp.
Xây dựng hình ảnh uy tín – chuyên nghiệp cho thương hiệu
Bên cạnh việc là nơi bán hàng, lợi ích của website bán hàng còn chính là góp phần lớn vào việc xây dựng hình ảnh uy tín cho thương hiệu. Một website bán hàng có thiết kế các tính năng và quy trình vận hành chuyên nghiệp kết hợp với giao diện thu hút, bắt mắt chính là cách để doanh nghiệp củng cố hình ảnh uy tín, đẹp đẽ của mình trong tâm trí của đông đảo khách hàng và các công ty, doanh nghiệp đối tác.
Kết luận
Hiểu về ưu nhược điểm của website bán hàng, doanh nghiệp sẽ cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định hợp lý, chính xác nhất khi triển khai hình thức kinh doanh này, đảm bảo giảm thiểu chi phí và tăng trưởng lợi nhuận vượt bậc.
Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích về thương mại điện nói chung và những phương thức quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh website bán hàng nói riêng, hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!