Web App và Mobile đều là những loại ứng dụng được nhiều doanh nghiệp lập trình và triển khai. Để lựa chọn được loại App phù hợp nhất với mình, doanh nghiệp cần xem xét các tiêu chí về mục tiêu, nhu cầu, đối tượng khách hàng và đặc biệt cân nhắc các đặc điểm riêng biệt của từng loại ứng dụng.
Ở bài viết này, Magenest sẽ mang đến cho các doanh nghiệp những kiến thức hữu ích về Web App và Mobile App cũng như phân biệt những điểm khác nhau giữa 2 ứng dụng cực kỳ tuyệt vời này nhé!
Mục lục
Tổng quan về Web App
Web App là gì?
Web App là ứng dụng được người dùng truy cập thông qua trình duyệt Web của các thiết bị di động. Web App sở hữu mức độ tương thích tương đối giống nhau trên toàn bộ các hệ điều hành và người dùng không cần phải cài đặt riêng từng App ở mỗi nền tảng. Việc sử dụng Web App cũng giống như khi người dùng thao tác trên bất kỳ Website nào trên máy tính, chỉ khác ở điểm là Web App sẽ bao gồm những trang HTML dựa trên trình duyệt được tiến hành liên kết với nhau và hoạt động khi có kết nối Internet.
Nội dung, hình ảnh và những yếu tố khác trên Web App cũng giống như Website tiêu chuẩn, nhưng sẽ được tối ưu hóa thiết kế để phù hợp với giao diện hiển thị và kích thước của các thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng.
Ưu điểm nhược điểm của Web App
Ưu điểm
Web App có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Người dùng sử dụng Web App không cần phải tải hoặc cài đặt ứng dụng bởi chúng hoạt động ngay trên các trình duyệt.
- Web App sở hữu cơ sở mã hóa chung, không phân biệt thiết bị hay nền tảng mà người dùng sử dụng. Nhờ đó, việc nâng cấp, cập nhật và bảo trì Web App sẽ dễ dàng, nhanh chóng, tốn ít chi phí và công sức hơn rất nhiều.
- Web App có thể cập nhật một cách tự động và không bắt buộc người dùng phải cài đặt hay tiến hành nâng cấp định kỳ.
- Ứng dụng Web App có thể giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu của người dùng nhờ thao tác tìm kiếm trên các công cụ như Google.
- Web App không cần đợi các chợ ứng dụng như Google Play hoặc App Store phê duyệt, do đó việc khởi chạy ứng dụng cực kỳ dễ dàng.
Nhược điểm
Web App cũng có một số nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý:
- Web App không hoạt động khi ngoại tuyến được.
- Quá trình tải khá chậm và không có nhiều tính năng nâng cao như Mobile App.
- Do không cần được các chợ ứng dụng kiểm tra và phê duyệt hoạt động nên Web App không hoàn toàn được đảm bảo an toàn và bảo mật.
Tổng quan về Mobile App
Mobile App là gì?
Mobile App là những ứng dụng được thiết kế dành cho người dùng sử dụng trên thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng,… Mobile App được doanh nghiệp xây dựng dành cho một nền tảng di động cụ thể và dễ dàng được cài đặt trên các thiết bị Mobile tương ứng. Doanh nghiệp ứng dụng Mobile App để có thể đạt được hiệu suất cao và đặc biệt là mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng.
Mobile App cũng cho phép các quyền truy cập vào những loại API khác nhau và sẽ không có hạn chế trong việc sử dụng ứng dụng. Theo một thống kê trong chuyên mục Công nghệ của báo Tuổi trẻ, hiện nay, trên chợ ứng dụng Google Play có khoảng 2.8 triệu Mobile App và trên chợ ứng dụng App Store có khoảng 2.2 triệu Mobile App.
Ưu điểm nhược điểm của Mobile App
Ưu điểm
Mobile App sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
- Do là ứng dụng được cài đặt và sử dụng trên thiết bị di động của từng người dùng, Mobile App có tính cá nhân hóa cao. Dựa trên vị trí địa lý hoặc lịch sử tìm kiếm, người dùng có thể được ứng dụng gợi ý và dễ dàng tìm kiếm nên những sản phẩm cần mua đúng theo mong muốn, nhu cầu của mình.
- Tốc độ tải trang nhanh hơn nhiều so với Web App
- Dễ dàng gửi các tin tức cập nhật mới và các thông điệp đến người người dùng nhờ tính năng Push Notification (thông báo đẩy) và In-App Notification (thông báo trong ứng dụng).
- Nếu được người dùng cấp quyền, Mobile App có thể kết nối với một số tính năng trên các thiết bị di động như định vị địa điểm, truy cập Camera để chụp và gửi hình ảnh, gọi điện và ghi lại lịch sử các cuộc gọi,…
- Một số Mobile App có khả năng hoạt động khi đang Offline
- Đảm bảo tính bảo mật và an toàn bởi phải được các chợ ứng dụng như Google Play hay App Store phê duyệt thì các Mobile App mới được đăng tải cho người dùng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, Mobile App cũng có một số nhược điểm như:
- Tốn nhiều chi phí để lập trình và thiết kế hơn so với Web App. Ngoài ra, chi phí và thời gian bảo trì ứng dụng cũng rất cao.
- Mobile App cần sự tương thích với từng hệ điều hành khác nhau như Windows, iOS, Android,… Do đó, với mỗi nền tảng, doanh nghiệp cần phải tốn công xây dựng một phiên bản riêng.
- Quá trình phê duyệt để được đăng tải công khai trên các chợ ứng dụng tốn rất nhiều thời gian.
So sánh Web App và Mobile App
Sự khác nhau giữa Web App và Mobile App
Việc phát triển Web App và Mobile App
Sự khác nhau đầu tiên giữa Web App và Mobile App chính là việc phát triển của 2 loại ứng dụng. Nói về sự phát triển này, Web App và Mobile App có sự khác nhau về cả thiết kế và các chức năng. Thông thường, Web App sẽ được lập trình và thiết kế nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng hơn so với Mobile App.
Vấn đề đầu tiên trong quá trình phát triển Web App chính là xây dựng cấu trúc hệ thống, xác định cách thiết lập cơ sở dữ liệu cũng như phương pháp mà dữ liệu lưu chuyển giữa cơ sở và ứng dụng. Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (tức Database Management System hay DBMS) sẽ cung cấp những API nhất quán để thiết lập, cập nhật và xóa bỏ các dữ liệu dựa vào yêu cầu mà người dùng đưa ra. Thêm vào đó, DBMS còn cho phép người dùng có thể đọc và ghi lại các dữ liệu vào cơ sở dữ liệu với khả năng truy cập đảm bảo an toàn. Sau khi xây dựng cấu trúc hệ thống và các chức năng, chúng ta sẽ nói đến việc thiết lập giao diện người dùng trên Web App. Để trải nghiệm người dùng được tối ưu một cách tuyệt vời nhất, hình ảnh hiển thị trên giao diện của Web App cần đảm bảo được chất lượng cao. Do đó, giao diện hiển thị của Web App thường được lập trình bằng ngôn ngữ CSS, HTML và JavaScript.
Nói về sự phát triển của Mobile App, loại ứng dụng này hầu như gặp các hạn chế lớn từ các tính năng riêng biệt của thiết bị di động. Chẳng hạn, doanh nghiệp thiết kế nên Mobile App cần chú ý đến kích thước màn hình thiết bị di động, các thông số kỹ thuật trên phần cứng cũng như cấu hình phần mềm ở từng hệ điều hành khác nhau để đảm bảo chất lượng hiển thị đạt mức tối ưu nhất cho người dùng. Tuy nhiên, ngày nay với việc phát triển ứng dụng đa nền tảng, Mobile App đã có thể được lập trình dựa trên các công nghệ giống như Web App nhưng vẫn chạy mã gốc (Java hay Objective-C,…). Từ đó, Mobile App đã có khả năng vận hành trên các nền tảng khác nhau như iOS, Android, MacOS hay Windows.
Kết nối và tốc độ của Mobile App và Web App
Sự khác nhau thứ hai giữa Web App và Mobile App chính là việc kết nối và tốc độ. Ngày nay, khá nhiều Mobile App cho phép người dùng có thể truy cập bất kể thời gian, địa điểm, thậm chí là khi không có kết nối Internet. Song song đó, các Mobile App cũng có tốc độ vận hành nhanh hơn hẳn 1.5 lần so với các Web App. Tốc độ nhanh chóng này của Mobile App là nhờ các chức năng của ứng dụng đã được tích hợp ngay vào những tính năng của thiết bị di động và dữ liệu cũng được lưu trữ cục bộ ngay trên thiết bị đó.
Ngược lại, Web App hoạt động với tốc độ chậm hơn Mobile App vì các ứng dụng này cần có 1 máy chủ đảm nhận việc quản lý mọi yêu cầu được gửi đến từ máy khách. Ngoài ra, Web App cũng cần có máy chủ ứng dụng để triển khai những tác vụ cần thiết và cơ sở dữ liệu để lưu trữ các thông tin. Ngoài ra, Web App sẽ không thể hoạt động được nếu bị mất kết nối Internet vì các ứng dụng này đang được đọc từ trình duyệt. Trải nghiệm của người dùng trên Web App tốt hay không tốt còn phải phụ thuộc một phần vào kết nối Internet nhanh hay chậm.
Bảo mật của Mobile App và Web App
Sự khác nhau tiếp theo giữa Web App và Mobile App chính là vấn đề bảo mật. Mobile App sẽ được người dùng tải xuống từ các chợ ứng dụng như Google Play hoặc App Store và chắc chắn, những ứng dụng này phải được các chợ ứng dụng sàng lọc, kiểm tra và phê duyệt. Nhờ đó, khi sử dụng Mobile App, người dùng sẽ được đảm bảo tính an toàn, bảo mật và tương thích với từng thiết bị di động. Quá trình phê duyệt một Mobile App lên các chợ ứng dụng có thể tốn rất nhiều thời gian và đôi khi sẽ không thành công. Tuy nhiên, nhờ có sự nghiêm ngặt này mà người dùng có thể được bảo mật an toàn thông tin, dữ liệu và thiết bị phần cứng của mình về sau.
Mặt khác, Web App được tải trực tiếp từ chính các trình duyệt Internet nên không có sự đảm bảo an toàn và bảo mật. Web App cũng dễ dàng thích ứng và đáp ứng việc vận hành trên mọi thiết bị phần cứng. Nếu Website được tối ưu hóa và đảm bảo tính thân thiện với các thiết bị Mobile thì khi Web App hiển thị trên di động vẫn sẽ đảm bảo chất lượng cao.
Chi phí của Web App và Mobile App
Sự khác nhau thứ tư giữa Web App và Mobile App chính là về chi phí. Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì tiêu chí về chi phí khá quan trọng trong việc quyết định ứng dụng Mobile App hay Web App trong doanh nghiệp mình.
Lập trình và thiết kế 1 Web App tiết kiệm chi phí hơn so với Mobile App, dù các khoản chi phí này vẫn phụ thuộc nhiều vào tính chất phức tạp của ứng dụng. Doanh nghiệp cũng cần xem xét đến chi phí bảo trì về sau cho Web App, mức phí này sẽ tiêu tốn khoảng 15 – 20% chi phí phát triển ứng dụng ban đầu.
Xây dựng 1 Mobile App tốn kém hơn nhiều so với Web App do phải thiết kế nhiều phiên bản tương ứng với từng hệ điều hành cũng như những thiết bị di động phần cứng khác nhau. Nếu doanh nghiệp muốn tích hợp thêm nhiều tính năng nâng cao vào Mobile App thì mức chi phí phát triển này sẽ càng cao hơn, song song đó, thời gian và công sức lập trình cho từng phiên bản cũng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến chi phí bảo trì và nâng cấp về sau cho Mobile App, với càng nhiều phiên bản thì chi phí bỏ ra tương ứng cũng sẽ càng cao hơn
Bảng so sánh Web App và Mobile App
Để doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể hơn, Magenest sẽ tóm tắt các điểm khác nhau giữa Web App và Mobile App trong bảng so sánh sau nhé:
Tiêu chí | Web App | Mobile App |
Phát triển App | Nhanh chóng và dễ dàng, bao gồm phát triển cấu trúc hệ thống và xây dựng giao diện người dùng được tối ưu hóa các mặt hình ảnh. | Phức tạp, tốn thời gian và sẽ bị hạn chế bởi tính năng và đặc điểm riêng của từng thiết bị di động. |
Kết nối và tốc độ | Tốc độ khá chậm do phải phụ thuộc 1 máy chủ khi xử lý các yêu cầu của người dùng. Không truy cập được khi mất kết nối Internet. | Tốc độ truy cập nhanh hơn đến 1.5 lần so với Web App. Một số Mobile App cho phép truy cập ngoại tuyến. |
Bảo mật | Không đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho người dùng. | Khả năng bảo mật và tính an toàn cao. |
Chi phí | Chi phí phụ thuộc vào tính phức tạp của các tính năng được tích hợp nhưng vẫn đảm bảo ổn định và tiết kiệm | Chi phí phát triển, bảo trì và nâng cấp đều cao hơn so với Web App do phải triển khai cho nhiều nền tảng khác nhau. |
Doanh nghiệp nên lựa chọn Web App hay Mobile App?
Mobile App và Web App đều sở hữu những ưu điểm tuyệt vời cũng như một số nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý. Chính vì vậy, việc lựa chọn và triển khai dạng ứng dụng nào còn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu cũng như đối tượng khách hàng của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần trả lời được một số câu hỏi sau để rút ra được kết luận bản thân nên sử dụng Mobile App hay Web App:
- Tính năng mà chúng ta mong muốn tích hợp trên ứng dụng có phức tạp không? Web App sẽ giải quyết nhanh chóng được hay phải cần đến sự trợ giúp của Mobile App?
- Tỷ lệ ROI mà Web App và Mobile App mang lại như thế nào?
- Doanh nghiệp cần xác định xem đối tượng khách hàng mục tiêu thường ưa chuộng sử dụng loại App nào?
- Trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, Mobile App và Web App, loại nào được ứng dụng phổ biến hơn?
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đạt đủ mọi điều kiện cần thiết, chúng ta cũng có thể phát triển riêng biệt cả 2 loại App này để tối ưu hơn phễu khách hàng cho mình.
Kết luận
Hiểu rõ đặc điểm và phân biệt sự khác nhau giữa Web App và Mobile App, doanh nghiệp sẽ rất dễ dàng xác định được loại ứng dụng phù hợp để triển khai và đạt được hiệu quả tối ưu vượt bậc nhất.
Để được tư vấn thêm về Mobile App và Web App cũng như tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về các giải pháp công nghệ và ứng dụng công nghệ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Magenest nhé!