Hiện nay, Mobile Commerce ngày càng phổ biến và được rất nhiều người dùng ưa chuộng nhờ những ưu điểm như tính năng đa dạng và tính cá nhân hóa cao. Để hiểu thêm về Mobile Commerce là gì cũng như các ứng dụng thương mại di động tại Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp hãy xem chi tiết bài viết sau của Magenest nhé!
Mục lục
Tổng quan về Mobile Commerce
Để hiểu hơn về thương mại di động, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu khái niệm Mobile Commerce là gì, bản chất cũng như sự tiện lợi của Mobile Commerce nhé.
Mobile Commerce là gì?
Mobile Commerce (tức M-Commerce hay mCommerce) có nghĩa là thương mại di động, một mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm – dịch vụ và hoàn thành các giao dịch với người tiêu dùng thông qua các thiết bị công nghệ hiện đại không dây. Hầu như các giao dịch trong Mobile Commerce từ quá trình mua bán hàng hóa, thanh toán đến việc truyền thông quảng bá và vận chuyển đều được thực hiện trên thiết bị di động không dây có kết nối Internet như điện thoại thông minh, máy tính bảng,…
Sau đây là một số ví dụ về thương mại di động Mobile Commerce ứng dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay:
- Những ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng đều cho phép người dùng thực hiện những giao dịch như chuyển khoản, thanh toán, gửi tiền,… từ xa bằng những thiết bị di động không dây có kết nối Internet như điện thoại thông minh.
- Ứng dụng nổi tiếng VinID cho phép người dùng dễ dàng đặt các loại vé như vé tham quan các khu vui chơi, vé xem phim, vé máy bay,… và sau đó, thanh toán trực tuyến qua chính ứng dụng.
Bản chất của thương mại di động là gì?
Về bản chất, Mobile Commerce không quá khác biệt so với eCommerce (tức thương mại điện tử). Điểm không giống nhau ở đây chính là việc gắn kết mô hình kinh doanh với các thiết bị công nghệ không dây, mà chủ yếu là chiếc điện thoại thông minh của người dùng. Có thể nói, có nhiều yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của thương mại di động, nhưng trong đó, sức mạnh của các thiết bị di động không dây cùng sự tăng trưởng vượt bậc của các ứng dụng Mobile Commerce là quan trọng hơn cả.
Sự tiện lợi của thương mại di động là gì?
Ngày nay, số lượng những thiết bị cho phép người dùng ứng dụng thương mại di động ngày càng nhiều, chẳng hạn như ví điện tử Android Pay của các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và ví điện tử Apple Pay của các thiết bị ứng dụng nền tảng iOS đều cho phép người dùng có thể dễ dàng thanh toán các hóa đơn mà không cần quẹt thẻ khi mua sắm tại cửa hàng.
Từ giữa những năm 2010, các kênh Social Media nổi bật như Facebook, Instagram, Twitter,… đã cho ra mắt nút mua ngay trên nền tảng Mobile của họ. Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng mua sắm hàng hóa từ các đơn vị bán lẻ trực tiếp từ chính các kênh Social Media này.
Những lợi ích của Mobile Commerce đối với khách hàng và doanh nghiệp
Mobile Commerce chính là là một phần cực kỳ quan trọng trong eCommerce. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại di động đã đem lại rất nhiều lợi ích cho cả phía doanh nghiệp lẫn đối với khách hàng.
- Đối với khách hàng: Thương mại di động đem đến cho khách hàng sự tiện lợi, giúp họ có thể thực hiện các giao dịch một cách dễ dàng, nhanh chóng, đáp ứng các mong muốn và nhu cầu của mỗi cá nhân được tốt hơn. Khách hàng có thể sử dụng các ứng dụng Mobile Commerce một cách cá nhân hóa ở bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu.
- Về phía doanh nghiệp: Khi khách hàng hài lòng với các ứng dụng thương mại di động của doanh nghiệp, họ sẽ mua sắm ngày càng nhiều, dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng trưởng hiệu quả. Từ đó, quy mô công ty của chúng ta sẽ ngày càng được phát triển lớn mạnh, khẳng định được vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Ưu nhược điểm của Mobile Commerce là gì?
Ưu điểm của Mobile Commerce là gì?
Mobile Commerce sở hữu những ưu điểm vượt bậc như dễ dàng kết nối và mang theo bên mình, đa dạng tiện ích,… do đó, hình thức này được rất nhiều người dùng hiện đại ưa chuộng. Theo một nghiên cứu của BSS Commerce, trong 5 năm sắp tới, thương mại di động sẽ trở thành kênh mua sắm Online được yêu thích bậc nhất của người tiêu dùng. Điều này phần lớn là do người dùng hiện nay đang phụ thuộc rất nhiều vào các thiết bị di động không dây, dẫn đến thương mại di động cũng dần thay đổi thói quen mua sắm của họ.
Người dùng sử dụng App trên các thiết bị di động tiếp tục tăng, đặc biệt là với 2 đối tượng khách hàng Gen Y và Gen Z với khả năng chi tiêu lớn. Đây chính là yếu tố đóng góp rất lớn vào việc tăng trưởng doanh số bán hàng trên Mobile Commerce cho doanh nghiệp. Với những khách hàng có hiểu biết về lĩnh vực công nghệ, họ sẽ càng nâng cao tỷ lệ mua sắm trên Mobile hơn rất nhiều.
Nếu doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành Thương mại điện tử Mobile Commerce, chúng ta có thể dễ dàng nhận nhiều đơn hàng trong cùng một lúc và nâng cao giới hạn xử lý hiệu quả các đơn hàng của mình. Những tính năng của Mobile Commerce, doanh nghiệp sẽ mở rộng hiệu quả quy mô và nhu cầu kinh doanh Online của mình để có thể đáp ứng với tình hình kinh doanh trên thị trường hiện nay.
Ngoài ra, có đến 86% các hoạt động Online được tiến hành trên các App dành cho thiết bị di động. Nếu doanh nghiệp cập nhật các ứng dụng Mobile Commerce thì chúng ta có thể truy cập trực tiếp vào dữ liệu của người dùng thực một cách dễ dàng.
Nhược điểm của Mobile Commerce là gì?
Nhược điểm đáng lo lắng hơn cả của Mobile Commerce là việc có quá nhiều gian lận và hackers với ý định hack các thông tin của khách hàng dẫn đến nguy cơ xảy ra sự cố bảo mật dữ liệu. Chính vì vậy, nhiều người dùng hoàn toàn không thích thực hiện những giao dịch từ các thiết bị di động của họ.
Ngoài ra, Mobile Commerce còn đòi hỏi người dùng phải tiếp cận với các công nghệ hiện đại. Nếu người dùng không có kết nối Internet để đặt hàng trên thiết bị di động thì sẽ không thể nhận được các lợi ích tuyệt vời của hình thức mua bán trực tuyến này.
Cuối cùng, khi mua sắm Online trên các thiết bị di động, hầu như khách hàng sẽ rất ít tương tác với người bán hay các công ty khiến giảm mức độ trung thành của khách hàng.
Sự khác nhau giữa eCommerce và Mobile Commerce là gì?
Đặc điểm của eCommerce là gì?
Sau đây là một số đặc điểm nổi bật của hình thức kinh doanh eCommerce:
- Thiết bị sử dụng: Mạng máy tính trên các thiết bị như Laptop, máy tính để bàn.
- Hình thức: Các Website được kết nối nhờ mạng Internet.
- Tính an toàn bảo mật: Phụ thuộc vào sự an toàn bảo mật của các Website sử dụng.
- Định vị khách hàng: eCommerce có phạm vi rộng, không thể định vị khách hàng.
- Phạm vi tiếp cận: Cần phải được kết nối Internet và chỉ có thể tiếp cận ở những địa điểm có điện.
- Các phương thức thanh toán: Thanh toán qua thẻ tín dụng.
- Chi phí: Ít tốn kém chi phí.
Đặc điểm của Mobile Commerce là gì?
Sau đây là một số đặc điểm nổi bật của hình thức kinh doanh Mobile Commerce:
- Thiết bị sử dụng: Ứng dụng công nghệ không dây hiện đại với kết nối Internet như điện thoại thông minh, máy tính bảng.
- Hình thức: Các App trên điện thoại thông minh, Website trên Smartphone, các diễn đàn, nút gọi trên nền tảng Facebook,…
- Tính an toàn bảo mật: Phụ thuộc vào sự an toàn bảo mật của Website và các thiết bị Smartphone hiện đại.
- Định vị khách hàng: Mobile Commerce có khả năng định vị khách hàng.
- Phạm vi tiếp cận: Rộng khắp toàn cầu nhờ tính chất dễ sử dụng, dễ mang theo bên mình và có thể truy cập khi Offline.
- Các phương thức thanh toán: Ứng dụng Mobile Banking hiện đại của các ngân hàng, thẻ tín dụng.
- Chi phí: Cần tiêu tốn nhiều chi phí cho việc xây dựng các ứng dụng di động cũng như sử dụng dữ liệu di động.
Bảng so sánh eCommerce và Mobile Commerce
Tiêu chí | eCommerce | Mobile Commerce |
Thiết bị | Laptop, Desktop | Smartphone, Tablet |
Hình thức | Website | App, Website trên điện thoại, diễn đàn, nút gọi trên Facebook |
Bảo mật | Dựa vào bảo mật của Website | Dựa vào bảo mật của Website và thiết bị di động |
Định vị khách hàng | Không định vị được | Định vị được |
Phạm vi tiếp cận | Những địa điểm có điện và Internet | Toàn cầu, có thể kết nối khi Offline |
Phương thức thanh toán | Thẻ tín dụng | Mobile Banking và thẻ tín dụng |
Chi phí | Ít tốn kém | Tốn nhiều chi phí |
Ứng dụng Mobile Commerce tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam, Mobile Commerce khá phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Hãy cùng Magenest tìm hiểu tại Việt Nam, ứng dụng của thương mại di động là gì nhé!
Dịch vụ mua sắm trực tuyến
Thị trường thương mại di động tại Việt Nam đang có sự phát triển thần tốc, đặc biệt, 3 thương hiệu lớn đang đang dẫn đầu hiện nay chính là các sàn thương mại điện tử nổi tiếng Lazada, Shopee và Tiki.
Được đánh giá là sàn eCommerce đứng đầu thị trường, Shopee có sức ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ đến người tiêu dùng tại Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ưu điểm mạnh mẽ nhất của sàn Shopee là đã xây dựng thành công giao diện App tối ưu trên các nền tảng mua sắm với những tính năng đa dạng và hữu ích, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người sử dụng.
Các sàn Lazada và Tiki cũng nhanh chóng nắm bắt được xu hướng kinh doanh trên thị trường và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Từ đó, họ đã cung cấp rất nhiều dịch vụ hỗ trợ người tiêu dùng bao gồm giải đáp các thắc mắc, đa dạng hình thức thanh toán, chính sách đổi trả hàng ngay trên App cực kỳ dễ sử dụng.
Một điểm chung của 3 sàn Shopee, Lazada và Tiki chính là các chương trình khuyến mãi cực kỳ tốt dành cho mọi người dùng hàng tháng hoặc cách 2 tuần. Hầu hết các hình thức ưu đãi này thu hút được sự quan tâm và đón nhận của khách hàng, mang đến cho họ trải nghiệm ấn tượng và tuyệt vời.
Dịch vụ thanh toán trực tuyến
Để đáp ứng được nhu cầu của người dùng sau khi mua sắm trên di động, thị trường Việt Nam đã sự xuất hiện rất nhiều hình thức thanh toán trực tuyến, mà trong đó nổi bật là ví điện tử tích hợp nhiều tính năng hữu ích, có thể sử dụng ngay trên chính ứng dụng mua sắm.
Hiện nay, ví điện tử Momo cực kỳ nổi bật và với sự đa dạng về các tính năng, tiện ích. Người dùng có thể dễ dàng và nhanh chóng chuyển tiền từ các ngân hàng khác nhau vào Momo, thanh toán từ Online đến Offline thông qua việc quét mã QR hoặc số điện thoại của mình. Ngoài ra, App Momo còn hỗ trợ khách hàng nhiều mã ưu đãi mua sắm sản phẩm – dịch vụ, thanh toán các hóa đơn điện, nước, Internet hay mua vé xem phim… online cực kỳ tiện lợi mà không cần trực tiếp đến cửa hàng. Momo chính là một trong các ứng dụng Mobile Commerce thành công trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Một số ví dụ khác về dịch vụ thanh toán trực tuyến là các App Zalo Pay, Airpay hay ví điện tử Moca dùng để thanh toán Online và có nhiều dịch vụ thanh toán khác nhau như trả tiền ăn uống, mua sắm sản phẩm – dịch vụ, mua vé các phương tiện di chuyển,…
Dịch vụ nhắn tin
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ về giao tiếp thông qua việc nhắn tin, rất nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới đã đặc biệt phát triển các App riêng để người dùng nhắn tin và tương tác qua lại với nhau, dù đang ở bất cứ nơi đâu, vào bất kỳ lúc nào. Khi công nghệ kỹ thuật số ngày càng phát triển, doanh nghiệp chắc chắn sẽ cần áp dụng tích hợp dịch vụ nhắn tin vào ứng dụng Mobile Commerce của họ.
Một số ví dụ về dịch vụ nhắn tại Việt Nam là các ứng dụng Zalo hoặc Viber. Còn ở Mỹ lại phổ biến các App Snapchat, Twitter hay Instagram. Ở Hàn Quốc có các App Line, KakaoTalk và Trung Quốc là App Weibo, Wechat.
Kết luận
Hiểu được Mobile Commerce là gì và ứng dụng hiệu quả, doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ thêm trong lĩnh vực thương mại di động và thương mại điện tử, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng và có được mức doanh thu vượt bậc, khẳng định được vị thế trên thị trường kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp muốn cập nhật nhanh những tin tức liên quan đến thương mại điện tử và các ứng dụng eCommerce tốt nhất hiện nay, hãy đăng ký theo dõi Magenest nhé!