Ngày nay, Cross Platform đã trở thành một ứng dụng công nghệ hỗ trợ rất tốt cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và bán hàng trực tuyến. Để có thể triển khai hiệu quả, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết Cross Platform là gì cũng như các ưu nhược điểm của ứng dụng công nghệ này nhé!
Mục lục
Cross Platform là gì?
Cross Platform (hay Multi Platform) là những phần mềm hoặc ứng dụng chạy trên đa nền tảng, đa hệ điều hành, thậm chí là trên những thiết bị phần cứng hay các môi trường lập trình khác nhau chỉ với một Code duy nhất được phiên dịch và triển khai. Nhờ đó, Cross Platform giúp các lập trình viên tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức, dần trở nên phổ biến và được rất được ưa chuộng hiện nay.
Ví dụ về một số Cross Platform nổi tiếng hiện nay: Bộ ứng dụng chạy đa dạng trên các hệ điều hành khác nhau của Microsoft Office (bao gồm Word, Excel, PowerPoint, Outlook,…), trình duyệt Firefox, Google Chrome, phần mềm Adobe Reader, TeamViewer, VMware,…
Ưu nhược điểm của Cross Platform là gì?
Để có thể tận dụng tối đa các điểm mạnh cũng như hạn chế những điểm yếu, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết ưu nhược điểm của Cross Platform là gì trong phần tiếp theo nhé!
Ưu điểm của Cross Platform là gì
Tối thiểu Code sử dụng
Cross Platform được lập trình chỉ với một Code duy nhất chạy trên nhiều hệ điều hành, các nền tảng và phiên bản khác nhau, nhờ đó, đội ngũ lập trình sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức viết Code hơn so với khi xây dựng những loại ứng dụng khác.
Tiết kiệm chi phí
Từ việc tối thiểu Code sử dụng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình lập trình, phát triển và bảo trì các ứng dụng. Ngoài ra, Cross Platform còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản lớn ngân sách đầu tư triển khai các thiết bị phần cứng phù hợp với từng Code. Chính vì vậy, Cross Platform rất phù hợp với các dự án có quy mô lớn, đòi hỏi sự đa dạng và linh hoạt khi vận hành.
Tái sử dụng Code
Bản chất của Code được viết cho Cross Platform có thể chạy tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau nên đội ngũ lập trình có thể tái sử dụng chúng cho những ứng dụng Cross Platform khác trong các dự án của doanh nghiệp, dù những phần mềm này không phải là Cross Platform.
Bảo trì và phát triển dễ dàng
Trong quá trình thiết kế Cross Platform, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ chặt chẽ theo đúng mô hình MVVM hoặc mô hình MVC nhằm tránh việc phụ thuộc vào nền tảng, giúp chúng chạy tốt trên đa dạng hệ điều hành. Nhờ những yêu cầu cao về kỹ thuật này mà các ứng dụng Cross Platform đề có hiệu năng hoạt động vượt trội, giúp cho quá trình bảo trì và phát triển, mở rộng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhược điểm của Cross Platform là gì
Không tận dụng được thư viện nguồn mở của iOS và Android
Một hạn chế đáng lưu ý của Cross Platform chính là không tận dụng được khả năng khai thác thư viện nguồn mở của những hệ điều hành lớn nhất hiện nay là iOS và Android. Theo đánh giá của nhiều lập trình viên, dù Cross Platform sử dụng công cụ hỗ trợ xây dựng có độ tương thích tương đối cao như Xamarin thì ứng dụng vẫn gặp phải hạn chế này.
Quá trình cấp phép khó khăn
Quá trình cấp phép thương mại cho công nghệ của các ứng dụng Cross Platform khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn, ngay cả khi sử dụng Frameworks hạng đồng là Sencha Touch thì ứng dụng vẫn có thể bị từ chối.
Một số công cụ hỗ trợ xây dựng Cross Platform
Ionic
Dựa trên AngularJS, Ionic là một trong những Framework hỗ trợ xây dựng ứng dụng đa nền tảng phổ biến và hiệu quả bật nhất hiện nay. Ionic cho phép các lập trình viên kết hợp các ngôn ngữ lập trình thông dụng như HTML5, CSS và JavaScript với trình Framework Cordova để truy cập được các bộ điều khiển nền tảng gốc.
Ionic cũng cho phép doanh nghiệp phát triển giao diện người dùng sáng tạo hơn bằng các tính năng thân thiện trong quá trình thao tác ứng dụng. Các phần mềm được xây dựng bởi Ionic có tính tương tác cao và giống như nguyên gốc, do đó, Framework Ionic cũng cực kỳ phù hợp cho việc phát triển PWA.
React Native
Khi nói đến các công cụ hỗ trợ xây dựng Cross Platform thì không thể bỏ qua React Native. Framework này được tạo nên từ JavaScript nhằm viết các Code mang tính thực tế, giúp các ứng dụng di động trên iOS và Android được tự nhiên và chân thực hơn.
React Native tích hợp các lợi ích nổi bật của JavaScript với React.JS, mang đến cho các lập trình viên nhiều ưu điểm khi viết các Module ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình Java, Swift hoặc Objective-C. Ngoài ra, bằng việc ứng dụng các Module và thư viện gốc trong ứng dụng đa nền tảng React Native, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện các thao tác nặng như xử lý Video, chỉnh sửa hình ảnh chất lượng cao hoặc một số thao tác nâng cao khác không thuộc bộ khung của API.
Flutter
Flutter là một Framework ứng dụng đa nền tảng được Google cho ra mắt vào năm 2017. Bộ công cụ phát triển phần mềm này được thiết kế để hỗ trợ xây dựng ứng dụng trên iOS và Android một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Đây cũng là phương pháp chính để phát triển các ứng dụng Google Fuschia. Flutter cho phép các ứng dụng vận hành hiệu quả và linh hoạt trên nhiều nền tảng khác nhau với sự đồng nhất và mượt mà.
Xamarin
Xamarin có nhiều khác biệt đáng kể so với các công cụ hỗ trợ xây dựng Cross Platform khác. Framework này là khung được dùng để phát triển ứng dụng cho cả hệ điều hành iOS, Android lẫn Windows với sự hỗ trợ của C# và .Net thay vì các thư viện HTML và JS.
Xamarin cho phép các lập trình viên sử dụng 90% Code để xây dựng ứng dụng cho 3 nền tảng riêng biệt trên. Xamarin mang đến các ứng dụng có tính thẩm mỹ cao không khác gì ứng dụng gốc nhờ sự hỗ trợ tuyệt vời của các API.
NativeScript
NativeScript là một công cụ hỗ trợ xây dựng Cross Platform miễn phí, dựa trên JavaScript.
NativeScript cực kỳ phù hợp cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm chức năng WORA. Framework NativeScript còn cung cấp toàn bộ API gốc, tạo khả năng phát triển sử dụng lại các Plugin sẵn có từ NPM vào các dự án cho doanh nghiệp.
Sự khác nhau giữa Native App, Hybrid App và Cross Platform là gì?
Để có thể dễ dạng lựa chọn được loại ứng dụng phù hợp cho dự án của mình, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu sự khác nhau giữa 3 ứng dụng Native App, Hybrid App và Cross Platform là gì nhé!
Đặc điểm nổi bật của Native App là gì
Native App là ứng dụng gốc, được ứng dụng để lập trình các loại phần mềm, ứng dụng quản lý doanh nghiệp, quản lý hoạt động bán hàng, quản lý trung tâm,… Native App được triển khai chủ yếu trên 2 hệ điều hành là iOS và Android.
Những ứng dụng, phần mềm được thiết kế bởi Native App hoạt động cực kỳ linh hoạt, mượt mà. Đồng thời, với sự hỗ trợ của SDK, những ứng dụng này có thể khai thác tối đa các tính năng, tiện ích của nền tảng mà chúng hoạt động. Native App mang đến cho phần mềm ngôn ngữ lập trình hoàn toàn phù hợp với nền tảng của thiết bị di động. Tuy nhiên, ngân sách để xây dựng Native App khá cao, lại tốn nhiều công sức và thời gian lập trình ứng dụng cho riêng từng hệ điều hành bởi ứng dụng không thể chạy đa nền tảng.
Đặc điểm nổi bật của Hybrid App là gì
Hybrid App là ứng dụng lai được lập trình từ ngôn ngữ HTML, JavaScript và CSS, tạo nên một khung rỗng và đội ngũ lập trình sẽ đưa khung rỗng này lên các kho ứng dụng. Bên trong khung rỗng này chính là không gian của hoạt động thiết kế Website.
Hybrid App chỉ cần 1 Codebase duy nhất cho quá trình xây dựng ứng dụng trên các nền tảng khác nhau, nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí, công sức và thời gian lập trình, bảo trì ứng dụng. Tuy nhiên, do dùng chung Codebase nên hiệu suất xử lý của Hybrid App không bằng Native App và giao diện hiển thị phần mềm cũng khá đơn giản, không quá bắt mắt người dùng.
Đặc điểm nổi bật của Cross Platform là gì
Cross Platform là ứng dụng đa nền tảng, dễ dàng ứng dụng hiệu quả trên nhiều hệ điều hành phần mềm lẫn các thiết bị di động phần cứng khác nhau.
Cross Platform tiết kiệm được chi phí, công sức và thời gian viết Code, phát triển và bảo trì ứng dụng của đội ngũ lập trình, phù hợp với xu hướng kinh doanh linh hoạt, đa dạng hiện nay của các dự án quy mô lớn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số công cụ hỗ trợ xây dựng Cross Platform lại gặp vấn đề về cấp phép thương mại cũng như khả năng kém khi khai thác những thư viện nguồn mở của 2 hệ điều hành iOS và Android.
Dưới đây là bảng so sánh điểm khác nhau giữa Native App, Hybrid App và Cross Platform
Native App | Hybrid App | Cross Platform | |
Ngôn ngữ lập trình | Trên iOS: Swift & Objective-C Trên Android: Java | JavaScript, HTML và CSS | C#, Java, Swift |
Xây dựng Code | Code riêng cho từng hệ điều hành khác nhau | Sử dụng 1 Codebase duy nhất cho mọi nền tảng | Lập trình 1 Code duy nhất cho đa hệ điều hành |
Chi phí | Chi phí rất cao | Chi phí thấp | Chi phí thấp |
Doanh nghiệp nên lựa chọn Native App, Hybrid App hay Cross Platform?
Để lựa chọn được ứng dụng phù hợp nhất, doanh nghiệp cần căn cứ vào những tiêu chí cụ thể như nhu cầu sử dụng và khả năng về chi phí của mình.
Nhu cầu sử dụng
Nếu doanh nghiệp muốn sử dụng một ứng dụng đem lại hiệu suất cao mà vẫn đảm bảo mượt mà, có thể tận dụng tối đa các cơ sở hạ tầng của từng nền tảng riêng biệt thì nên lựa chọn Native App. Nếu ứng dụng cần tính linh hoạt và sự đa dạng, nhất là khi đang triển khai những dự án có quy mô đa nền tảng, triển khai trên nhiều hệ điều hành thì doanh nghiệp nên lựa chọn Cross Platform.
Khả năng về chi phí
Nếu doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức trong việc viết Code cũng như bảo trì thì nên lựa chọn Hybrid App với 1 Codebase duy nhất cho cả quá trình xây dựng ứng dụng trên các nền tảng khác nhau. Tương tự Hybrid App thì Cross Platform cũng có chi phí thấp hơn rất nhiều so với Native App. Đây cũng là một ưu điểm mà chúng ta có thể xem xét nếu muốn lựa chọn Cross Platform.
Kết luận
Hiểu Cross Platform là gì và ứng dụng hiệu quả, hoạt động kinh doanh và bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ cực kỳ hiệu quả, đem lại những kết quả tuyệt vời về doanh số và doanh thu.
Để được tư vấn thêm về các ứng dụng công nghệ hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay, hãy đăng ký theo dõi và cập nhật các tin tức mới nhất tại Magenest!