Dropshipping đang là công việc được ưa chuộng vì sự đơn giản để bắt đầu, tính linh hoạt trong công việc, khả năng sinh lời mà nó đem lại và đặc biệt là ai cũng có thể thực hiện được. Bạn không cần phải bỏ một số vốn quá lớn để có thể bắt đầu công việc kinh doanh dropshipping và cũng có thể linh hoạt về thời gian và không gian để thực hiện công việc. Đối với những mặt hàng thông thường thì lợi nhuận của việc kinh doanh dropshipping dao động trong khoảng 30-60%. Hơn thế, đối với những mặt hàng có giá trị cao hơn như dropshipping mỹ phẩm thì lợi nhuận có khả năng lên đến hàng trăm phần trăm. Hãy cùng Magenest tìm hiểu dropshipping là gì và cách áp dụng dropshipping cho người mới bắt đầu kinh doanh online như thế nào với những bước cụ thể mà bạn có thể áp dụng được ngay.
Mục lục
Dropshipping là gì?
Dropshipping là một phương thức thực hiện bán lẻ mà cửa hàng không giữ các sản phẩm của họ trong kho, hay nói cách khác là bán lẻ theo đơn đặt hàng. Một cách đơn giản, dropshipping là hình thức mà bạn mua hàng từ bên thứ ba và vận chuyển trực tiếp đến khách hàng. Nói cách khác, bạn không cần phải xây dựng cơ sở vật chất, chỉ tập trung vào công việc quảng bá sản phẩm, theo dõi đơn hàng và chăm sóc khách hàng của mình. Vì vậy, doanh thu của bạn chính là sự chênh lệch của giá gốc (giá bạn mua ở bên thứ 3) và giá bán (giá bạn bán cho khách hàng của mình), kèm theo một số chi phí phụ như vận chuyển. Hiện nay, kinh doanh dropshipping đang được ưa chuộng bởi vì khả năng sinh lời của nó có thể lên đến vài trăm % nếu bạn chọn đúng sản phẩm và bán hàng một cách hiệu quả.
Dropshipping phù hợp với ai?
Hiện nay, nhiều người đã xem dropshipping là công việc chính của mình và đổ toàn bộ thời gian của mình để tìm nguồn hàng và bán lại. Tuy nhiên, dropshipping là sân chơi mở dành cho tất cả mọi người, dù bạn chỉ rảnh 2-3 tiếng mỗi ngày, bạn vẫn có thể tham gia vào thị trường kinh doanh béo bở này. Nói cách khác, nhiều người xem công việc kinh doanh dropshipping là nghề tay trái, tận dụng nó như một khoản thu nhập thêm. Vậy nên, Magenest chia những người kinh doanh dropshipping bán thời gian thành 4 nhóm chính:
Sở hữu vốn nhưng không có thời gian
Dân văn phòng là ví dụ điển hình trong nhóm này. Nếu bạn đang đi làm văn phòng, hẳn bạn sẽ có một nguồn vốn dự trữ tích góp sau nhiều năm đi làm. Kinh doanh dropshipping là một kênh đầu tư tuyệt vời để bạn có thể sinh lời từ số tiền tích góp của mình. Chỉ cần một vài tiếng mỗi ngày, bạn vẫn có thể xây dựng cho mình một kênh dropshipping hiệu quả và kiếm thêm một khoản thu nhập kha khá cho bản thân. Với sức mạnh về vốn sẵn có, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những mặt hàng giá trị cao để bán ví dụ như dropshipping mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,… Với nguồn vốn có sẵn, bạn có nhiều tiềm lực hơn để đầu tư vào phát triển kênh bán hàng như trang web, sàn thương mại điện tử hay đầu tư vào hoạt động marketing để thu hút khách hàng. Nhờ những hoạt động này, khách hàng sẽ biết đến bạn nhiều hơn và tăng khả năng mua hàng, từ đó nâng cao doanh thu đáng kể.
Ngân quỹ eo hẹp nhưng có nhiều thời gian rảnh
Có thể nói, sinh viên là đại diện cho nhóm thứ hai, khi thời gian là nguồn vốn lớn nhất mà bạn có. Tuy không có tiềm lực tài chính mạnh như những người đã đi làm, các bạn sinh viên lại có thế mạnh về thời gian và đây cũng là một trong những yếu tố then chốt tạo nên thành công của kinh doanh dropshipping. Các bạn có thể bỏ thời gian để học hỏi kinh nghiệm, kiến thức về dropshipping và thử nghiệm nhiều mặt hàng khác nhau. Đặc biệt, dropshipping không yêu cầu bạn phải bỏ một số vốn lớn, thậm chí không có vốn bạn vẫn có thể tham gia kinh doanh. Chỉ cần bạn bỏ thời gian nghiên cứu thị trường, sản phẩm và khách hàng thì vẫn có khả năng thành công và kiếm được tiền.
Các bà nội trợ
Các bà nội trợ sẽ không phải lo lắng cho tình hình tài chính của mình sau khi sinh con vì đã có kinh doanh dropshipping. Tận dụng thể mạnh về cả thời gian, vốn và mối quan hệ sẵn có, họ có thể bắt đầu kinh doanh dropshipping để kiếm thêm thu nhập. Ví dụ, những bà mẹ bỉm sữa thường kinh doanh những sản phẩm liên quan đến trẻ sơ sinh hay mỹ phẩm, đầu tiên để mở rộng hiểu biết và phục vụ bản thân, sau đó làm nền tảng để bắt đầu một công việc kinh doanh dropshipping riêng.
Có đam mê với kinh doanh online
Nếu bạn đang kinh doanh online trên các nền tảng như mạng xã hội, website,… với phương thức nhập hàng truyền thống và chưa có cơ hội được tiếp cận với dropshipping, bạn có thể rất phù hợp với công việc này. Tận dụng thế mạnh về kiến thức và kinh nghiệm đã có trong công việc bán hàng online, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh dropshipping một cách nhanh, an toàn và hiệu quả hơn những người khác.
Các loại hình dropshipping phổ biến
Hình thức truyền thống
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “môi giới”, hay là một người đứng ở giữa bên cung cấp (bên bán) và bên có nhu cầu (bên mua), nhằm kết nối người có nhu cầu với người phục vụ yêu cầu đó. Theo định nghĩa, thì môi giới chính là hình thức dropshipping, sử dụng mối quan hệ cá nhân hay hình thức truyền miệng để giới thiệu sản phẩm của một nhà cung cấp đến với khách hàng tiềm năng.
Hình thức hiện đại (Online)
Vì sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mà hình thức dropshipping truyền thống cũng phải thay đổi để theo kịp xu hướng của khách hàng. Vì thế mà có nhiều cách thức để các bạn kinh doanh dropshipping hơn, trong đó có 2 loại chính:
- Xây dựng các cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT): Đây là một kênh bán hàng cực kì hiệu quả, vì bạn không phải trả một loại phí gì để đăng quảng bá sản phẩm trên các trang này trừ một khoản hoa hồng phải trả cho sàn TMĐT.
- Xây dựng website riêng và sử dụng công cụ SEO (Search Engine Optimization) để hỗ trợ bán hàng.
Các ưu điểm và nhược điểm của dropshipping
Ưu điểm
- Không cần vốn lớn – Chi phí ban đầu thấp
Đối với công việc kinh doanh bình thường, bạn sẽ bắt đầu nó bằng việc suy nghĩ đầu tư kho bãi và cửa hàng trưng bày. Nhưng với dropshipping thì không. Chi phí ban đầu để xây dựng một công việc kinh doanh dropshipping rất thấp và ít rủi ro cho bạn. Tất cả những gì bạn cần phải chuẩn bị đó là một kế hoạch nghiên cứu thị trường, khách hàng, sản phẩm,… Có thể nói, nguồn vốn lớn nhất bạn cần phải bỏ ra đó là thời gian để thăm dò, tìm hiểu thị trường, sản phẩm, nhà cung cấp, đối thủ. Nếu không có thời gian, bạn hãy tìm cho mình đội nhóm để thực hiện nhé.
- Chi phí hàng tồn kho thấp
Trong công việc buôn bán bình thường, rủi ro về hàng tồn kho luôn là thứ mà các nhà buôn lo ngại nhất. Bạn có thể nhận được hàng tồn kho quá cũ – buộc bạn phải tìm cách giảm lượng hàng tồn kho – hoặc bạn sẽ có quá ít hàng tồn kho – dẫn đến hết hàng và mất doanh thu. Dropshipping cho phép bạn tránh những vấn đề này và tập trung vào việc phát triển cơ sở khách hàng và xây dựng thương hiệu của bạn.
- Linh hoạt về thời gian và địa điểm làm việc
Bạn có thể làm vào bất kì thời gian nào và ở bất kì nơi đâu bạn muốn. Mọi quy trình quảng bá, quản lý đơn hàng hay chăm sóc khách hàng đều có thể thực hiện online.
- Chi phí thực hiện đơn hàng thấp
Để thực hiện đơn hàng thường yêu cầu bạn nhập kho, sắp xếp, theo dõi, dán nhãn, chọn và đóng gói và vận chuyển hàng. Dropshipping cho phép bên thứ 3 lo tất cả những điều đó. Công việc duy nhất của bạn trong sự sắp xếp này là đảm bảo rằng họ nhận được đơn đặt hàng của khách hàng. Mọi thứ khác sẽ do họ xử lý.
- Lợi nhuận cao
Như đã đề cập ở trên, kinh doanh dropshipping là một ngành “hot” vì lợi nhuận trung bình rơi vào khoảng 30-60%. Đặc biệt là với những mặt hàng giá trị cao như dropshipping mỹ phẩm, thì lợi nhuận có thể lên đến hàng trăm phần trăm.
- Dễ dàng mở rộng phạm vi buôn bán
Với hình thức dropship, bạn có thể bán hàng mọi lúc mọi nơi mà không phụ thuộc quá nhiều vào địa lý. Với một website được tiếp thị tốt hay một gian hàng trên trang thương mại điện tử, bạn có thể bán hàng cho khách hàng trên toàn cầu với nguồn hàng từ nhiều nước khác nhau. Nhờ tính chất không kho bãi, phạm vi kinh doanh có thể dễ dàng được mở rộng bất cứ lúc nào.
- Dễ dàng thay đổi và mở rộng ngành hàng buôn bán
Bạn có thể tìm hiểu và bắt đầu bán bất cứ mặt hàng nào bạn thích hoặc những mặt hàng đang “hot”. Khi bán thêm mặt hàng, bạn cần thêm danh mục trên trang web để khách hàng dễ nhận biết và phân biệt.
Nhược điểm
- Cạnh tranh khốc liệt
Vì lợi ích và quá trình bắt đầu quá đơn giản nên ngày càng có nhiều người muốn tham gia vào kinh doanh dropshipping. Hiện nay, khi chúng ta tìm kiếm một mặt hàng trên mạng, có thể cho ra kết quả hàng ngàn người bán hay nhà cung cấp khác nhau.
- Khó quản lý sản phẩm và chăm sóc khách hàng
Có thể nói việc kinh doanh dropshipping dựa trên uy tín cá nhân để quảng bá sản phẩm, làm cho khách hàng tiềm năng tin vào sản phẩm. Tuy nhiên khi khách hàng nhận được hàng thì chất lượng có thật sự như mong đợi không? Nếu không thì liệu chúng ta có thể thay đổi được hay không?
- Lợi nhuận thấp hơn so với mô hình bán hàng truyền thống
Mức chênh lệch bạn được hưởng phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp. Để gia tăng biên lợi nhuận, bạn có thể đẩy cao giá thành sản phẩm bán ra. Tuy nhiên việc tăng giá bán có thể khiến khách hàng không muốn mua sản phẩm từ bạn. Vì vậy, bạn cần cân nhắc để có thể lựa chọn được nhà cung cấp sản phẩm có vị trí thuận tiện, chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, mức lợi nhuận bạn đạt được tỉ lệ thuận với công sức bỏ ra, vì vậy lợi nhuận của dropshipping thường thấp hơn các hình thức bán hàng truyền thống.
Các nền tảng dropshipping được ưa thích hiện nay
Nền tảng trong nước
# Shopee
Shopee đang là trang thương mại điện tử với lượng truy cập nhiều nhất với 52,5 triệu lượt truy cập (tính đến quý 2/2020). Ngoài ra, Shopee còn là trang TMĐT tiên phong trong chương trình hợp tác affiliate marketing (tiếp thị liên kết). Hơn nữa, việc bắt đầu với Shopee là cực kì đơn giản, bạn chỉ có bỏ ra một vài phút là có thể tạo cho mình một tài khoản và có thể thể bắt đầu xây dựng cửa hàng.
>> Xem thêm: Dropshipping Shopee: Hướng dẫn làm Dropship cho người mới bắt đầu
# Tiki
Tiki xếp ngay sau Shopee về lượt truy cập, là trang TMĐT lớn thứ 2 tại Việt Nam. Thế mạnh của Tiki chính là uy tín về chất lượng sản phẩm, vì quá trình kiểm tra sản phẩm trước khi được công khai ra thị trường là rất nghiêm ngặt. Vì vậy mà quá trình đăng kí tài khoản cũng trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, Tiki được biết đến là đơn vị có chất lượng vận chuyển và xử lý đơn hàng tốt nhất, với sự ra đời của TikiNow – vận chuyển trong 2 giờ đồng hồ
# Lazada
Xếp thứ 3 trên bảng xếp hạng về lượt người truy cập là Lazada với hơn 18,5 triệu người (tính đến quý 2/2020). Tương tự như Shopee, Lazada cũng có một quy trình đăng ký đơn giản, cho phép người dùng có thể xây dựng cửa hàng một cách dễ dàng.
>> Tìm hiểu thêm: Dropshipping Lazada: Hướng dẫn kinh doanh Dropship Cơ Bản
Nền tảng quốc tế
# Amazon
Amazon hiện là trang TMĐT lớn nhất thế giới, với lượng truy cập lớn hơn của Shopee nhiều lần. Hơn nữa, Amazon hiện là công ty đa quốc gia, nên bạn có thể tận dụng để quảng bá sản phẩm đến với khách hàng quốc tế.
>> Xem thêm: Dropshipping Amazon có tốt không? Hướng dẫn kinh doanh từ A-Z
# eBay
eBay hiện là trang TMĐT có thời gian trung bình trên trang cao nhất thế giới, lớn hơn cả Amazon. Do đó eBay cũng là một lựa chọn để bạn quảng bá sản phẩm của mình ra thế giới. So với Amazon, thì khâu đăng kí và kiểm soát hàng hóa của eBay có phần “nhẹ tay” hơn, nên cũng thuận lợi cho bạn nếu đăng ký.
>> Xem thêm: Dropshipping eBay: Hướng dẫn cách thực hiện từ A đến Z
Hướng dẫn dropshipping hiệu quả nhất
Có 6 bước nên thực hiện để bạn có thể làm dropship thành công.
- Bước 1: Lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp
Đây là bước quan trọng nhất và cũng là tiền đề quyết định đến 80% chiến thắng của việc kinh doanh dropshipping của bạn. Bạn phải cân nhắc kĩ lưỡng về mặt hàng mình muốn bán, sau đó lựa chọn một nhà cung cấp phù hợp và đàm phán với họ về giá cả, vận chuyển, chi phí phát sinh,…
- Bước 2: Lựa chọn nền tảng bán hàng
Lựa chọn bán hàng trên nền tảng nào tùy thuộc vào khả năng, kiến thức chuyên môn và sở thích của bạn. Dựa trên những nền tảng và hình thức dropshipping đã đề cập ở trên, bạn có thể chọn cho mình một kênh bán hàng phù hợp. Ví dụ như mạng xã hội – Facebook hay TMĐT – Amazon,…
- Bước 3: Thiết lập thanh toán
Bạn phải cân nhắc các kênh thanh toán chính dựa trên tập khách hàng của mình. Ví dụ như đăng bán trên Amazon, thì cổng thanh toán phải là một cổng quốc tế với chi phí thấp như Paypal, Payoneer,…
- Bước 4: Bán hàng
Khi có đơn đặt hàng, bạn có thể dùng tiền đặt cọc của khách để mua hàng từ nhà cung cấp, rồi sau đó yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển hàng hóa đến khách hàng.
- Bước 5: Theo dõi đơn hàng
Sau khi đã thỏa thuận thành công về sản phẩm, và nhà cung cấp đã gửi hàng đi, bạn phải có trách nhiệm theo dõi đơn hàng và đảm bảo rằng hàng đã về được tay khách hàng an toàn hay không. Đây là bước đầu tiên trong chuỗi công việc chăm sóc khách hàng của bạn, hay cố gắng tạo thiện cảm tốt với khách hàng bằng cách theo dõi sát sao đơn hàng và hỗ trợ khách hàng kịp thời.
- Bước 6: Tổng kết công việc bán hàng
Sau một tháng bán hàng, bạn nên tổng kết lại số lượng đơn hàng, loại hàng nào được đặt nhiều nhất và doanh thu của tháng. Ngoài ra, lấy ý kiến khách hàng cũng là một công việc rất quan trọng bạn cần phải làm. Từ đó, bạn có thể rút ra được kinh nghiệm riêng cho bản thân và có thể cải thiện.
Nhìn chung, kinh doanh dropshipping phù hợp với mọi lứa tuổi vì không có quá nhiều yêu cầu để bắt đầu như vốn và tính linh hoạt của nó. Dropshipping cho người mới bắt đầu có thể sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian, nhưng nó cũng làm một bước đệm để bạn có thể có một công việc kinh doanh riêng cho mình. Như ông bà ta đã nói, “phi thương bất phú”, không kinh doanh buôn bán thì sẽ không giàu được. Vậy nên, dropshipping được xem là một sự khởi đầu hoàn hảo cho các bạn, hãy nhớ kĩ những bước để tạo nên một chiến lược thành công!