Dịch vụ AWS Fargate chính là một giải pháp điện toán phi máy chủ tuyệt vời dành cho bộ chứa, hỗ trợ doanh nghiệp mạnh mẽ trong quá trình quản lý các dữ liệu của mình. Hiểu AWS Fargate là gì, lợi ích và các tính năng nổi bật sẽ giúp chúng ta ứng dụng tối ưu và đạt hiệu quả tuyệt vời khi quản lý và triển khai các ứng dụng trong hệ thống, đảm bảo an toàn và tiết kiệm các loại chi phí cho mình.
Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về AWS Fargate là gì, các lợi ích, tính năng nổi bật, cách thức hoạt động cũng như trường hợp nào, doanh nghiệp nên sử dụng giải pháp Amazon Web Services này nhé!
Mục lục
AWS Fargate là gì?
AWS Fargate là giải pháp điện toán serverless (hay điện toán phi máy chủ), hỗ trợ doanh nghiệp tập trung mạnh mẽ trong việc xây dựng các ứng dụng mà không cần lo lắng về vấn đề quản lý máy chủ. AWS Fargate cũng cho phép các doanh nghiệp có thể thanh toán chi phí theo đúng mức sử dụng của mình.
Việc di chuyển những tác vụ trong doanh nghiệp, chẳng hạn như quản lý máy chủ, tiến hành phân bổ các tài nguyên cũng như điều chỉnh quy mô sang Amazon Web Services của AWS Fargate không những giúp cải thiện khả năng triển khai các hoạt động mà còn góp phần đẩy nhanh và đảm bảo quá trình chuyển đổi từ các ý tưởng sang phần sản xuất trên đám mây được mạnh mẽ, góp phần giảm thiểu tổng chi phí sở hữu.
Lợi ích của AWS Fargate là gì?
Sau khi hiểu về khái niệm AWS Fargate là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về các lợi ích của dịch vụ AWS Fargate là gì nhé!
- AWS Fargate sẽ quản lý và triển khai các ứng dụng của doanh nghiệp chứ không phải là những cơ sở hạ tầng. Nhờ đó, chúng ta có thể loại bỏ được các loại chi phí vận hành nhằm điều chỉnh, tối ưu hiệu quả về mặt quy mô hoạt động, tiến hành vá lỗi, hỗ trợ vấn đề an toàn bảo mật cũng như kiểm soát chặt chẽ máy chủ.
- Tiếp theo, lợi ích của giải pháp AWS Fargate còn là theo dõi và kiểm soát những ứng dụng của doanh nghiệp để chúng ta nhận được các chỉ số cùng thông tin mang tính chuyên sâu. Hoạt động kiểm soát những ứng dụng của doanh nghiệp sẽ được tiến hành thông qua các tích hợp được dựng sẵn cùng những dịch vụ Amazon Web Services, chẳng hạn như các thông tin chuyên sâu về thành phần bộ chứa của Amazon CloudWatch hoặc vấn đề thu thập số liệu và bản ghi nhờ vào những công cụ của các bên thứ ba khác.
- AWS Fargate còn giúp doanh nghiệp cải thiện vấn đề an toàn bảo mật thông qua hoạt động cô lập khối lượng các công việc theo thiết kế. Trong đó, cả 2 tác vụ Amazon ECS cũng như pod Amazon EKS đều được vận hành bên trong môi trường thời gian với các hoạt động chuyên dụng riêng.
- Cuối cùng, lợi ích của AWS Fargate còn là tối ưu hóa các loại chi phí cho doanh nghiệp. Chúng ta chỉ cần trả tiền cho những tài nguyên điện toán đám mây được sử dụng và không cần phải trả trước bất cứ loại chi phí thêm nào. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tối ưu hóa các loại chi phí hơn nữa khi sử dụng các gói tiết kiệm, phiên bản Fargate Spot cũng như bộ xử lý AWS Graviton.
Cách thức hoạt động của AWS Fargate là gì?
Sau khi hiểu rõ về những lợi ích của AWS Fargate là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về cách thức hoạt động của AWS Fargate là gì nhé. Dịch vụ AWS Fargate đảm bảo tính tương thích với cả giải pháp Amazon ECS (còn gọi là dịch vụ bộ chứa mang tính linh hoạt của Amazon) và giải pháp Amazon EKS (còn gọi là dịch vụ Kubernetes mang tính linh hoạt Amazon).
Cách hoạt động của AWS Fargate không quá phức tạp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn bất cứ hình ảnh bộ chứa nào đảm bảo tuân thủ OCI, xác định chính xác bộ nhớ, các tài nguyên về điện toán và vận hành bộ chứa thông qua điện toán phi máy chủ. Với rất nhiều kiến trúc CPU cùng hệ điều hành đã được hỗ trợ, chúng ta có thể đạt được các lợi ích tuyệt vời của giải pháp này trên nhiều ứng dụng, tiện ích khác nhau.
- Khi không triển khai AWS Fargate: Xây dựng vùng chứa hình ảnh của doanh nghiệp => Xác định và triển khai các phiên bản EC2 => Cung cấp và quản lý các tài nguyên điện toán và bộ nhớ => Cách ly các ứng dụng trong những máy ảo (hay VMs) riêng biệt => Vận hành và quản lý cả các ứng dụng lẫn những cơ sở hạ tầng => Thanh toán chi phí cho các phiên bản EC2.
- Khi triển khai AWS Fargate: Xây dựng vùng chứa hình ảnh của doanh nghiệp => Xác định bộ nhớ và tính toán các tài nguyên cần thiết => Vận hành và quản lý các ứng dụng => Thanh toán chi phí cho các tài nguyên điện toán được yêu cầu sử dụng, cách ly các ứng dụng theo thiết kế.
Các tính năng nổi bật của AWS Fargate là gì?
Sau khi đã hiểu về cách thức hoạt động của AWS Fargate là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích chi tiết về các tính năng nổi bật của dịch vụ AWS Fargate là gì nhé!
Vùng chứa không máy chủ
Tìm hiểu về các tính năng nổi bật của AWS Fargate là gì, doanh nghiệp không thể không nhắc đến vùng chứa không máy chủ. Tính năng này bao gồm: điện toán không máy chủ dành cho vùng chứa, điện toán không máy chủ đối với khối lượng các công việc sở hữu trạng thái rõ ràng và mở rộng quy mô một cách liền mạch với điện toán không máy chủ.
- Điện toán không máy chủ dành cho vùng chứa: Dịch vụ AWS Fargate quản lý các nhu cầu của doanh nghiệp về dung lượng, kiểm soát các bản cập nhật của hệ điều hành (hay OS), yêu cầu tuân thủ, khả năng phục hồi,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và công sức để tập trung vào việc quản lý các ứng dụng hơn là theo dõi máy chủ. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể triển khai bất cứ hình ảnh nào về vùng chứa đảm bảo tuân thủ OCI lên hệ thống của AWS Fargate và chuyển dời các phần việc khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý các cơ sở hạ tầng cơ bản sang cho hệ thống Amazon Web Services.
- Điện toán không máy chủ đối với khối lượng các công việc sở hữu trạng thái rõ ràng: Đối với những khách hàng đang vận hành khối lượng các công việc sở hữu trạng thái rõ ràng bên trong vùng chứa, chúng ta có thể tận dụng các giải pháp Amazon EFS và AWS Fargate nhằm truy xuất các dữ liệu ra bên ngoài các ứng dụng của mình.
- Mở rộng quy mô một cách liền mạch với điện toán không máy chủ: AWS Fargate có thể đáp ứng doanh nghiệp các thay đổi về nhu cầu hoạt động một cách liền mạch thông qua việc mở rộng yếu tố công suất một cách linh hoạt. Nhờ đó, chúng ta có thể tiết kiệm các loại tài nguyên mà vẫn đảm bảo được tính khả dụng của các ứng dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể triển khai các kỹ thuật phân chia tỷ lệ theo từng bước, theo dõi các mục tiêu và phân chia tỷ lệ tùy theo lịch trình của giải pháp AWS Auto Scaling; sử dụng những thành phần Horizontal Pod Autoscaler (HPA hay bộ phân chia tỷ lệ một cách tự động theo các nhóm ngang) và Vertical Pod Autoscaler (VPA hay bộ chia tỷ lệ một cách tự động theo các nhóm dọc) của Kubernetes thông qua dịch vụ AWS Fargate.
Bảo mật và tuân thủ
Tiếp theo, để trả lời cho câu hỏi các tính năng nổi bật của AWS Fargate là gì, doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố bảo mật và tuân thủ. Tính năng này bao gồm: ranh giới ảo hóa dành cho khối lượng các công việc được đóng gói, bảo mật và kiểm soát các lưu lượng mạng thông qua Amazon Virtual Private Networks (hay VPC), nền tảng tuân thủ dành cho các lĩnh vực được quản lý và việc truy cập các thiết bị đầu cuối một cách an toàn nhằm gỡ lỗi.
- Ranh giới ảo hóa dành cho khối lượng các công việc được đóng gói: Đối với khối lượng các công việc mang tính nhạy cảm, có nhiều người sử dụng hoặc được quản lý bên trong bộ chứa, AWS Fargate sẽ cung cấp cho doanh nghiệp ranh giới ảo hóa đảm bảo sự an toàn giữa tất cả các tác vụ Amazon ECS hay nhóm Amazon EKS. Từng tác vụ hoặc nhóm đều được triển khai trên một phần của điện toán dành riêng cho mỗi đối tượng người dùng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có được sự cách ly an toàn giữa những khối lượng công việc với nhau.
- Bảo mật và kiểm soát các lưu lượng mạng thông qua Amazon Virtual Private Networks: AWS Fargate có khả năng kết nối các ứng dụng với những khoản đầu tư doanh nghiệp hiện có vào mạng riêng ảo (Amazon Virtual Private Networks hay VPC), mang đến tính cân bằng tải và phân đoạn thông qua những nhóm bảo mật VPC cũng như kiểm soát các lưu lượng nhờ vào nhật ký luồng VPC (hay VPC Flow Logs). Để có thể định tuyến dựa vào máy của khách hàng và sở hữu khả năng quan sát các lưu lượng bên ngoài vị trí hộp, doanh nghiệp cần cấu hình khối lượng các công việc bằng Amazon ECS Service Connect nhằm liên lạc giữa các dịch vụ với nhau.
- Nền tảng tuân thủ dành cho các lĩnh vực được quản lý: Đối với các đối tượng khách hàng cần triển khai khối lượng công việc bên trong bộ chứa thuộc môi trường được quản lý hoặc kiểm soát, giải pháp AWS Fargate cũng được rất nhiều chương trình đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn ngành PCI, HIPAA, FedRAMP phê duyệt. Chúng đều sẵn có tại các khu vực AWS GovCloud (US).
- Việc truy cập các thiết bị đầu cuối một cách an toàn nhằm gỡ lỗi: Để khắc phục được các sự cố và gỡ lỗi, Amazon ECS Exec sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các quyền truy cập an toàn vào những bộ chứa đang vận hành mà không cần phải đăng nhập vào SSH thuộc máy chủ cơ bản. Những lệnh như Amazon ECS Exec sẽ được ghi lại cho mục đích kiểm tra bên trong AWS CloudTrail và Amazon CloudWatch.
Khả năng mở rộng
Một yếu tố cực kỳ quan trọng khi tìm hiểu về các tính năng nổi bật của AWS Fargate là gì chính là khả năng mở rộng của dịch vụ. Tính năng này bao gồm: khả năng tích hợp với đám mây Amazon Web Services, hiện đại hóa những ứng dụng .NET nhằm cải thiện vấn đề hiệu suất và các tiện ích.
- Khả năng tích hợp với đám mây Amazon Web Services: Khối lượng các công việc được đóng gói vận hành trên khối lượng các công việc AWS Fargate sẽ được hệ thống tích hợp một cách mạnh mẽ với những dịch vụ Amazon Web Services. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng bắt đầu với các công cụ cùng những bộ kỹ năng hiện có của mình. Khối lượng các công việc cũng được bảo mật thông qua AWS IAM (hay AWS Identity and Access Management), được theo dõi và kiểm soát thông qua Amazon CloudWatch Container Insights và được điều chỉnh về phần quy mô thông qua AWS Application Auto Scaling.
- Hiện đại hóa những ứng dụng .NET nhằm cải thiện vấn đề hiệu suất và các tiện ích: Doanh nghiệp có thể triển khai các ứng dụng .NET Framework thông qua Windows Container trên các hệ thống của Amazon ECS và AWS Fargate. Nhờ đó, chúng ta có thể triển khai một cách liền mạch, cải thiện hiệu quả khả năng theo dõi và kiểm soát, đồng thời loại bỏ các khoản chi phí quản lý và cấp phép cho việc duy trì những phiên bản Windows Server.
Mức chi phí linh hoạt
Cuối cùng, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về mức chi phí linh hoạt – một đặc điểm không thể bỏ qua khi chúng ta phân tích về các tính năng nổi bật của AWS Fargate là gì. Tính năng này bao gồm: định giá dựa theo các tài nguyên và khả năng thanh toán theo giây, mô hình định giá mang tính linh hoạt.
- Định giá dựa theo các tài nguyên và khả năng thanh toán theo giây: Nhờ có giải pháp AWS Fargate, doanh nghiệp có thể thanh toán theo quy mô những tác vụ mà mình sử dụng theo đúng khoảng thời gian mà chúng đã tiêu thụ các tài nguyên. Khi thêm thẻ vào Amazon ECS, chúng ta có thể sử dụng AWS Cost Explorer nhằm trực quan hóa các chi phí, xác định được những cơ hội tiết kiệm và cung cấp các hóa đơn chi tiết đối với mỗi khối lượng công việc.
- Mô hình định giá mang tính linh hoạt: Doanh nghiệp triển khai kế hoạch tiết kiệm điện toán sẽ giúp khóa rõ các khoản tiết kiệm trong khoảng thời gian tăng thêm 1 – 3 năm. Chúng ta có thể lựa chọn giữa hai loại On-Demand và Fargate Spot nhằm kết hợp hiệu quả giữa chi phí với tính khả dụng, song song đó là lựa chọn AWS Graviton giúp cải thiện hiệu suất chi phí. Trình tối ưu hóa điện toán Amazon Web Services sử dụng công nghệ máy học (hay machine learning) để phân tích về các mức sử dụng trước đây để từ đó, đưa ra những đề xuất về quy mô tác vụ và tối thiểu hóa chi phí.
Trường hợp nào doanh nghiệp nên sử dụng AWS Fargate
Cuối cùng, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về các trường hợp doanh nghiệp nên triển khai dịch vụ AWS Fargate là gì nhé!
- Doanh nghiệp mong muốn xây dựng và triển khai các ứng dụng web, kết nối API cũng như đảm bảo kiến trúc vi dịch vụ của chúng ta đạt tốc độ cao và sở hữu bất biến của vùng chứa. Lúc này, doanh nghiệp sẽ không cần quá lo lắng về vấn đề sở hữu, vận hành cũng như quản lý về vòng đời của các cơ sở hạ tầng điện toán mà sẽ tập trung mạnh mẽ vào các ứng dụng của mình.
- Doanh nghiệp mong muốn hiện đại hóa những ứng dụng của mình. Lúc này, triển khai kết hợp hai dịch vụ AWS Fargate với Amazon ECS hoặc Amazon EKS để vận hành và thay đổi về quy mô của khối lượng các công việc trong bộ chứa của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Chúng ta có thể di chuyển và triển khai những bộ chứa Windows Amazon ECS mà không cần phải tiến hành tái cấu trúc những ứng dụng cũ của chúng ta.
- Doanh nghiệp mong muốn hỗ trợ những ứng dụng AI và ML, tạo nên một môi trường phát triển về trí tuệ nhân tạo và máy học một cách linh hoạt, đảm bảo tính di động. Chúng ta cần huấn luyện, kiểm tra và triển khai những mô hình máy học của mình thông qua các tài nguyên có khả năng mở rộng để giúp nâng cao công suất máy chủ và tránh việc phải cung cấp quá mức.
- Doanh nghiệp mong muốn xử lý và vận hành khối lượng dữ liệu lớn, mở rộng quy mô lên đến 16 vCPU và bộ nhớ lên đến 120GB dành cho từng tác vụ. Ngoài ra, chúng ta cũng tích hợp dịch vụ AWS Fargate này với AWS Batch để xử lý xử liệu theo dạng song song không máy chủ.
Kết luận
Hiểu AWS Fargate là gì, lợi ích và các tính năng nổi bật sẽ giúp chúng ta ứng dụng tối ưu và đạt hiệu quả tuyệt vời khi quản lý và triển khai các ứng dụng trong hệ thống, đảm bảo an toàn và tiết kiệm các loại chi phí cho mình.
Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về xu hướng chuyển đổi số và ứng dụng AWS trong năm 2024 cũng như tham khảo thêm nhiều thông tin bổ ích về tính năng, cách thức hoạt động của các dịch vụ AWS, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!