Xu hướng bán hàng online ngày càng phát triển và được dự đoán sẽ càng bùng nổ mạnh mẽ trong giai đoạn cuối năm 2023 – năm 2024 sắp tới. Trong thời đại công nghệ kỹ thuật và mạng Internet phổ biến như hiện nay, bán hàng online chính là vấn đề tất yếu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.
Trong bài viết sau, Magenest sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu cụ thể hơn về xu hướng bán hàng online trong năm 2023 – 2024 sắp tới để chúng ta có những bước chuẩn bị trong kinh doanh hiệu quả hơn nhé!
Mục lục
Vì sao bán hàng online là xu hướng phát triển mạnh mẽ hiện nay?
Trước khi tìm hiểu về xu hướng bán hàng online nổi bật hiện nay, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu vì sao trong giai đoạn này, bán hàng online lại phát triển mạnh mẽ nhé!
Không cần quá nhiều vốn
Đầu tiên, xu hướng bán hàng online hiện nay phát triển cực kỳ mạnh mẽ là do hình thức kinh doanh này không cần quá nhiều vốn. Nếu triển khai bán hàng online, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều ngân sách cho các hạng mục trong kinh doanh theo dạng truyền thống như: chi phí thuê mặt bằng, tiền lương để trả cho đội ngũ nhân viên tại cửa hàng, các chi phí vận hành, sửa chữa, bảo trì cửa hàng vật lý,…
Tăng thu nhập đáng kể
Tiếp theo, xu hướng bán hàng online hiện nay phát triển cực kỳ mạnh mẽ là do giúp doanh nghiệp tăng thu nhập đáng kể. Như đã trình bày ở phần trước, do bán hàng online tối ưu được đáng kể chi phí của hình thức kinh doanh truyền thống nên khi doanh số tăng thì mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng đáng kể theo. Nếu doanh nghiệp kết hợp thêm những công cụ và chiến lược Marketing hiệu quả thì mức thu nhập này sẽ càng được nâng cao hơn rất nhiều.
Khả năng tiếp cận người dùng mạnh mẽ
Xu hướng bán hàng online hiện nay phát triển còn là do khả năng tiếp cận người mua mạnh mẽ của hình thức này. Hoạt động bán hàng online có thể diễn ra suốt 24/7 ở bất cứ địa điểm nào, người dùng không cần phải đến trực tiếp cửa hàng vật lý vào khung giờ hành chính để mua sắm sản phẩm – dịch vụ. Chính vì vậy, khả năng tiếp cận của hình thức kinh doanh trực tuyến này mạnh mẽ hơn bán hàng truyền thống rất nhiều. Không những vậy, doanh nghiệp còn có thể tương tác và giao dịch với nhiều khách hàng trên thế giới.
Đây là xu hướng phát triển chung của xã hội
Xu hướng bán hàng online hiện nay phát triển mạnh mẽ còn là do đây chính là xu hướng phát triển chung của xã hội, nhất là khi có sự phát triển vượt bậc của khoa học hiện đại và công nghệ digital. Trong năm 2022, tại Việt Nam có khoảng 72,1 triệu người sử dụng mạng Internet và trong số đó, tỷ lệ truy cập bằng điện thoại thông minh chiếm khoảng 95,8%. Không những vậy, thời gian trung bình người Việt Nam sử dụng mạng Internet mỗi ngày là 6.38 giờ và trong đó khoảng 58,2% dành cho mục đích mua sắm trực tuyến. Từ đó, chúng ta có thể thấy, bán hàng online chính là xu hướng phát triển chung của xã hội, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở phạm vi toàn cầu.
Xu hướng bán hàng online nổi bật trong năm 2023
KOLs/KOCs Marketing
Xu hướng bán hàng online nổi bật trong năm 2023 đầu tiên phải kể đến chính là KOLs/KOCs Marketing. Những KOLs, KOCs hay Influencers là những người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng. Doanh nghiệp kinh doanh trên những nền tảng trực tuyến có thể tận dụng lợi thế của những đối tượng có sự quan tâm lớn của dư luận, có kiến thức chuyên môn trong chính lĩnh vực, ngành nghề và có số lượng đông đảo người theo dõi trên các kênh social media phổ biến để quảng bá, truyền thông cho sản phẩm – dịch vụ của thương hiệu.
Trong năm 2023, KOLs/KOCs đã trở thành một kênh Marketing được rất nhiều thương hiệu từ phân khúc bình dân đến phân khúc cao cấp lựa chọn cho các chiến lược như: truyền thông, nâng cao nhận thức về thương hiệu, mở rộng phạm vi tiếp cận người dùng, kết nối và tương tác với các khách hàng mục tiêu, tăng trưởng doanh số cùng lợi nhuận bán hàng,…
Bên cạnh những nền tảng như Facebook, Zalo, Instagram, Youtube,… trong năm 2023, kênh Tiktok cũng đang được rất nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh hình thức tiếp thị liên kết (hay Affiliate Marketing) thông qua các KOLs/KOCs và nhận được nhiều kết quả tích cực cả về danh tiếng thương hiệu lẫn doanh số và lợi nhuận bán hàng..
Bán hàng đa kênh Omnichannel
Xu hướng bán hàng online nổi bật thứ hai trong năm 2023 chính là bán hàng đa kênh. Bán hàng đa kênh (hay Omnichannel) là một hệ thống giúp doanh nghiệp liên kết, trao đổi, tương tác và giao dịch với các khách hàng của mình thông qua nhiều nền tảng khác nhau như App bán hàng, website thương mại điện tử, các kênh social media như Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, Youtube, Email Marketing, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, các kênh Affiliate Marketing, KOLs/KOCs,… Theo nghiên cứu của TMX – Công ty chuyên về tư vấn về kinh doanh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng, trong năm 2023, có đến 68% doanh nghiệp tại Việt Nam và 40% doanh nghiệp trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào chiến lược bán hàng đa kênh Omnichannel.
Kinh doanh trên TikTok Shop
Xu hướng bán hàng online nổi bật tiếp theo trong năm 2023 chính là kinh doanh trên TikTok Shop. Xu hướng này có thể thay thế cho rất nhiều quảng cáo có chi phí CPA, CPM, CPS cao và bị hạn chế tương tác người dùng trên nền tảng Facebook. Đối với doanh nghiệp kinh doanh trên TikTok Shop, nền tảng này tạo nhiều điều kiện tốt hỗ trợ việc kinh doanh trực tuyến phát triển nhanh chóng, chẳng hạn như không cần đạt đến 1,000 Followers vẫn có thể được mở tính năng Livestream bán hàng. Ngoài ra, các tài khoản có mức độ nổi tiếng cao trên TikTok được hỗ trợ thêm các tính năng như nhận quà hay nhận tài trợ (Donate) trực tiếp trên nền tảng.
Bán hàng qua Livestream
Xu hướng bán hàng online nổi bật khác trong năm 2023 chính là bán hàng qua Livestream trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok, Youtube,… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh xu hướng bán hàng Livestream trên các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay như Shopee, Lazada, Tiki,…
Để đẩy mạnh xu hướng bán hàng online thông qua Livestream, doanh nghiệp cần đầu tư thật bài bản các yếu tố như: xây dựng kịch bản bán hàng hấp dẫn, sáng tạo các nội dung thu hút, trang bị đầy đủ công cụ máy quay, hệ thống âm thanh và ánh sáng chuyên nghiệp,… Nhờ đó, khi sản phẩm lên hình, người xem sẽ thấy được những góc độ và thước ảnh đẹp nhất cũng như có thể thông qua streamer để trải nghiệm sản phẩm trực tiếp ngay trên sóng Livestream. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên tăng view vào giai đoạn đầu nhằm thu hút sự chú ý và nâng cao số lượng người xem, từ đó, thúc đẩy mạnh mẽ hành vi mua hàng của người xem Livestream.
Hàng xách tay trên các sàn thương mại điện tử và các kênh social media
Xu hướng bán hàng online nổi bật tiếp theo trong năm 2023 chính là kinh doanh hàng xách tay trên các sàn thương mại điện tử và các kênh social media. Khi triển khai loại hình kinh doanh này, doanh nghiệp cần sở hữu nguồn cung hàng hóa có chất lượng, giá thành hợp lý và khoảng thời gian nhập hàng thật nhanh chóng nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng mua sắm trực tuyến. Khi nhập hàng xách tay về bán, doanh nghiệp thường sẽ ưu tiên bán trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo,… hoặc các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo,… để có thể tối ưu chi phí, nguồn vốn và nâng cao mức lợi nhuận hiệu quả.
Xu hướng bán hàng online dự kiến nổi bật 2024
Thương mại điện tử xuyên biên giới
Xu hướng bán hàng online nổi bật đầu tiên trong năm 2024 chính là thương mại điện tử xuyên biên giới. Ngày nay, khi càng nhiều người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu, mua sắm hàng hóa, sản phẩm từ các thị trường quốc tế thì doanh nghiệp càng có thêm cơ hội phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới mạnh mẽ, dự kiến mức doanh số và lợi nhuận có thể tăng trưởng theo cấp số nhân. Theo một phân tích của Euromonitor, vào năm 2025, thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ đạt hơn một nửa mức tăng trưởng giá trị tuyệt đối trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Technavio dự báo, thị trường thương mại điện tử toàn cầu có khả năng sẽ tăng thêm đến 12,951 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2022 – 2027 nhờ sự cùng nổ mạnh mẽ của công nghệ hiện đại ứng dụng trong các thiết bị điện thoại thông minh và các ứng dụng thanh toán trực tuyến. Đặc biệt, các nền tảng thương mại điện tử toàn cầu hàng đầu như Amazon, Alibaba, eBay,… sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới không ngừng phát triển. Đây chính là những nền tảng bán hàng trực tuyến cung cấp sẵn cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp để quá trình truyền thông và giao dịch hàng hóa, sản phẩm với khách hàng trên quy mô toàn cầu thêm thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều. Doanh nghiệp có thể tận dụng khả năng thu hút, tiếp cận cũng như độ tin cậy của các nền tảng thương mại điện tử này có thể đẩy nhanh quá trình thâm nhập vào các thị trường nước ngoài mới, đồng thời, giảm bớt những rào cản đối về vấn đề ngôn ngữ và tiền tệ toàn cầu.
Thương mại xã hội
Xu hướng bán hàng online nổi bật tiếp theo trong năm 2024 chính là thương mại xã hội (hay social commerce). Các phương tiện truyền thông xã hội từ những năm 2022 – 2023 đã là kênh bán lẻ vô cùng hiệu quả khi có thể tận dụng tối đa hoạt động mua sắm sản phẩm – dịch vụ của người dùng trên các thiết bị di động. Đến năm 2024, thương mại xã hội vẫn tiếp tục là xu hướng bán hàng online mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.
Theo Techjury, các thiết bị di động chiếm đến 80% lưu lượng truy cập trên những nền tảng mạng xã hội. Theo nghiên cứu của Oberlo, có đến 75% người dùng social media để tìm hiểu, tham khảo sản phẩm – dịch vụ và khoảng 79% người dùng điện thoại thông minh đã phát sinh các giao dịch mua sắm hàng hóa, sản phẩm bằng thiết bị di động của họ. Theo Statista, trong các nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay thì Facebook chiếm Top 1 với khoảng 2,9 triệu người dùng trên toàn thế giới. Từ những số liệu trên, doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử thực sự không thể bỏ qua và cần phải tận dụng tối đa xu hướng thương mại xã hội này trong năm 2024 để đạt hiệu quả tối ưu về danh tiếng thương hiệu cùng doanh số và lợi nhuận bán hàng.
Một số hình thức thương mại xã hội nổi tiếng và được nhiều doanh nghiệp triển khai hiện nay chính là: TikTok Shop, Instagram Shop, Facebook Shop, Livestream trên các nền tảng thương mại điện tử social media,…
Tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh
Xu hướng bán hàng online nổi bật thứ ba trong năm 2024 chính là tìm kiếm bằng giọng nói và hình ảnh nhờ vào sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ AI. Các hệ thống tìm kiếm trên website thương mại điện tử của doanh nghiệp cần được hỗ trợ bởi AI để xử lý các ngôn ngữ tự nhiên (NLP), xác định nội dung mà người dùng giọng nói tìm kiếm để có thể đưa ra các kết quả về hàng hóa, sản phẩm phù hợp nhất. Theo nghiên cứu của Couponfollow, khoảng 47% người mua hàng đã sử dụng các lệnh tìm kiếm bằng ngôn ngữ để mua sắm trực tuyến và có đến 58% trong số đó hài lòng với trải nghiệm của họ khi tiết kiệm thời gian và tránh được sự nhầm lẫn khi nhập văn bản trong thanh tìm kiếm trên website.
Bên cạnh tìm kiếm bằng giọng nói, tìm kiếm trực quan thông qua hình ảnh cũng là một xu hướng bán hàng online hiện nay. Theo nghiên cứu của ARM, xu hướng tìm kiếm bằng hình ảnh trên các website và các sàn thương mại điện tử được dự báo sẽ tăng trưởng vượt trội với tốc độ CAGR đến 17,5% và có khả năng đạt mức giá trị thị trường đến hơn 32 triệu USD vào năm 2028.
Các tùy chọn thanh toán linh hoạt
Xu hướng bán hàng online nổi bật tiếp theo trong năm 2024 chính là triển khai linh hoạt các tùy chọn thanh toán phổ biến và phù hợp với người tiêu dùng sử dụng các thiết bị di động như điện thoại thông minh. Theo nghiên cứu của Oberlo, ví tiền digital hoặc ví tiền di động chiếm đến 49% trong các giao dịch thương mại điện tử toàn cầu vào năm 2021 và được dự báo sẽ đạt mức 53% trong tổng số các giao dịch thương mại điện tử vào năm 2025.
Trải nghiệm VR và AR
Xu hướng bán hàng online nổi bật thứ năm trong năm 2024 chính là ứng dụng trải nghiệm VR và AR cho các giao dịch trực tuyến của khách hàng. Công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) ngày càng thay đổi phương pháp người tiêu dùng xem xét, tương tác cùng các sản phẩm – dịch vụ và đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng. Doanh nghiệp có thể ứng dụng các công nghệ nhập vai này nhằm nâng cao hiệu quả các trải nghiệm mua sắm khi cho phép khách hàng dễ dàng thử quần áo trên nền tảng ảo hoặc trực quan hóa các loại đồ nội thất trong gian phòng của mình,…
Ví dụ về ứng dụng trải nghiệm VR và AR trong thương mại điện tử hiện nay: nền tảng Amazon đã và đang tăng cường phạm vi tiếp cận người dùng trong Metaverse thông qua một công cụ mới là Amazon View. Công cụ này cho phép người dùng có thể xem xét ngôi nhà hoặc những căn phòng của họ dưới dạng 3D và thử đặt các món đồ nội thất, đồ trang trí khác nhau vào, sau đó, nhìn tổng thể giao diện sẽ như thế nào. Nhờ công cụ này, người dùng có thể cân nhắc thay đổi vị trí hoặc kích thước trước khi ra quyết định mua sản phẩm cũng như có thể mua thêm một số sản phẩm nào đó phù hợp với không gian của mình.
Báo cáo của Grand View Research đã dự báo rằng, trải nghiệm VR và AR trong thị trường bán lẻ trực tuyến toàn cầu sẽ đạt đến 23,69 tỷ USD vào năm 2030, mức tăng trưởng tốc độ CAGR khoảng 28% trong giai đoạn 2023 – 2030.
Một số rủi ro khi bán hàng online hiện nay
Khi triển khai hình thức bán hàng online, doanh nghiệp cũng sẽ gặp phải một số rủi ro nhất định. Hãy cùng Magenest tìm hiểu những rủi ro khi bán hàng online hiện nay là gì nhé!
Cạnh tranh về giá
Rủi ro đầu tiên khi doanh nghiệp bán hàng online chính là sự cạnh tranh về giá, nhất là từ sau đại dịch Covid-19, ngày càng nhiều doanh nghiệp dần chuyển đổi từ hình thức kinh doanh truyền thống sang mô hình bán hàng online. Khi thị trường ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt về giá, doanh nghiệp phải thật thận trọng khi tính toán mức chi phí và các khoản vốn bỏ ra để có thể thiết lập mức giá sản phẩm – dịch vụ của mình cạnh tranh nhưng vẫn luôn đảm bảo mức lợi nhuận tối ưu.
Khách không nhận hàng
Rủi ro tiếp theo khi doanh nghiệp bán hàng online chính là tình trạng khách không nhận hàng khiến chúng ta phải chịu phí ship hai chiều lúc đơn vị vận chuyển hoàn trả. Vấn đề này gây thiệt hại rất lớn cho quá trình kinh doanh, nhất là với các doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B hoặc kinh doanh những sản phẩm có hạn sử dụng ngắn. Để hạn chế tối đa tình trạng khách không nhận hàng, doanh nghiệp cần bố trí nhân viên gọi điện xác nhận trước khi vận chuyển hoặc yêu cầu khách hàng phải đặt cọc, thanh toán trước cho các đơn hàng giá trị cao.
Đơn vị vận chuyển thiếu sự chuyên nghiệp
Rủi ro thứ ba khi doanh nghiệp bán hàng online chính là đơn vị vận chuyển thiếu sự chuyên nghiệp, giao hàng cho khách chậm trễ, không cẩn thận khiến sản phẩm bị hư hỏng hoặc có thái độ không tích cực,… khiến khách hàng không hài lòng và hoàn toàn mất thiện cảm với thương hiệu của chúng ta. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần hợp tác với các công ty, đơn vị vận chuyển uy tín trên thị trường thay vì các shippers đơn lẻ.
Kết luận
Trong thời đại công nghệ kỹ thuật và mạng Internet phổ biến như hiện nay, xu hướng bán hàng online chính là vấn đề tất yếu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Doanh nghiệp hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng các xu hướng bán hàng online cuối năm 2023 – năm 2024 mà Magenest đã đề cập trong bài viết trên để có những bước chuẩn bị trong kinh doanh hiệu quả hơn nhé!
Doanh nghiệp muốn cập nhật những tin tức mới nhất về xu hướng bán hàng online hiện nay, cũng như các kiến thức và bí quyết hoạt động trên thị trường kinh doanh thương mại điện tử, hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!