Xây dựng hệ thống Marketing Automation sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động marketing hiệu quả hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng. Trong bài viết này, Magenest sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố trong hệ thống Marketing Automation, lợi ích và cách xây dựng quy trình Marketing Automation hiệu quả nhất!
Mục lục
Hệ thống Marketing Automation bao gồm những thành phần gì?
Marketing Automation là một công cụ được thiết lập để đồng hành cùng con người trong những hoạt động Marketing như phân đoạn thị trường, chăm sóc khách hàng, thu hút khách hàng mới… Thông qua đó mà hoạt động Marketing được tối ưu hiệu quả hơn.
Một hệ thống Automation Marketing được tạo nên bởi rất nhiều thành phần. Sau đây là những thành phần tiêu biểu trong một hệ thống Marketing Automation.
Thực hiện và quản lý chiến dịch (Run Campaigns)
Thành phần này được thực hiện thông qua việc đo lường mức độ hiệu quả của tất cả phương thức liên hệ với khách hàng, mức độ tương tác của khách hàng… Trên cơ sở đó có thể đưa ra những điều chỉnh và thay đổi phù hợp. Do vậy, hệ thống Marketing Automation có khả năng quản lý một hoặc thậm chí là nhiều chiến dịch cùng lúc.
Tối ưu trải nghiệm người dùng (Optimize User Experience)
Tính năng tối ưu trải nghiệm người dùng sẽ giúp doanh nghiệp phân tích các đặc điểm của khách hàng như giới tính, nhân khẩu học, thói quen… để tạo ra những thông điệp riêng, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Từ đó giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng, góp phần nâng cao vị trí thương hiệu.
Tạo danh sách Leads (Generate Leads)
Có thể thu thập rất dễ dàng những tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua email hoặc hệ thống trang web. Những dữ liệu như số điện thoại, thông tin người dùng, email… sẽ được lưu trữ trong hệ thống CRM của doanh nghiệp.
Nuôi dưỡng Leads (Nature Leads)
Nuôi dưỡng Leads là quá trình nuôi dưỡng khách hàng một cách liên tục và thường xuyên thông qua những dữ liệu đã có, bao gồm: khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, khách hàng lâu năm… Những nội dung nuôi dưỡng sẽ được thiết lập cụ thể thông qua việc phân loại mức độ tương thích của từng nhóm khách hàng.
Xác định Leads chất lượng (Identify Qualified Leads)
Xác định Leads chất lượng chính là cách mà hệ thống Marketing Automation có thể xác định được khách hàng thỏa mãn điều kiện để đưa ra quyết định mua hàng. Thông thường, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc chấm điểm khách hàng (Leads Scoring) để xác định đâu là những khách hàng tiềm năng, thật sự có nhu cầu.
Bằng những manh mối mà họ để lại mỗi khi sử dụng và hoạt động trên website hoặc email, hệ thống Marketing Automation sẽ lưu trữ lại những thông tin này. Sau đó, triển khai một số thuật toán để phân tích dữ liệu và phân loại nhóm khách hàng có tỷ lệ mua hàng cao hơn.
Đo lường hiệu quả chiến dịch (Evaluate Campaigns)
Đo lường hiệu quả chiến dịch thông qua những chỉ số tương thích của doanh nghiệp với khách hàng. Ngoài ra, còn có những chỉ số như số thông tin đã gửi đến khách hàng, chỉ số hiệu quả của hoạt động CSKH, mức độ tiếp nhận thông tin từ khách hàng… Những chỉ số này đều phục vụ cho việc tối ưu hiệu quả của chiến dịch.
Lợi ích khi xây dựng hệ thống Marketing Automation
Hệ thống Marketing Automation trở nên thịnh hành hơn và thông dụng hơn trong các doanh nghiệp ngày nay. Vậy việc xây dựng hệ thống Marketing Automation mang lại lợi ích cụ thể nào?
Thiết lập mối quan hệ với khách hàng
Ứng dụng hệ thống Marketing Automation trong doanh nghiệp giúp xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Thay vì thực hiện những cuộc gọi “làm phiền”, Marketing Automation sẽ gửi email với nội dung hữu ích mà khách hàng mong muốn được tìm hiểu.
Ngoài ra, Marketing Automation có khả năng phân tích hành vi của những vị khách truy cập vào trang web của doanh nghiệp. Song song với đó là chiết xuất dữ liệu và đề ra một kế hoạch CSKH tự động với từng đối tượng khách hàng.
Những điều này đều góp phần thiết lập mối quen hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Làm cho khách hàng có cái nhìn thiện cảm hơn về thương hiệu.
Tiết kiệm thời gian và chi phí
Hệ thống Marketing Automation sẽ đọc dữ liệu tự động và tiến hành gửi email cho người dùng thông qua những thiết lập trước đó của họ. Nhờ vậy mà góp phần tiết kiệm chi phí và nhân sự hơn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, khối lượng email và tốc độ gửi của hệ thống Marketing Automation rất chính xác và nhanh gọn.
Mở rộng tệp khách hàng
Xây dựng hệ thống Marketing Automation có thể làm mới liên tục danh sách khách hàng của doanh nghiệp một cách tự động. Thông qua đó, doanh nghiệp khó có thể bỏ sót được một khách hàng quý giá nào của mình.
Marketing Automation làm tăng tỷ lệ kết nối của doanh nghiệp tới khách hàng của mình. Nhờ vậy mà tệp khách hàng tiềm năng có cơ hội được mở rộng hơn.
Xác định cụ thể khách hàng tiềm năng
Phần lớn, các doanh nghiệp đều nhận biết khách hàng tiềm năng một cách cảm tính. Và không phải khách hàng tiềm năng nào cũng thực sự “tiềm năng”, họ có thể không mua sản phẩm của bạn. Vì vậy, quy trình Automation Marketing sẽ giúp xác định cụ thể khách hàng tiềm năng.
Theo đó, Marketing Automation sẽ cho điểm và xếp loại tự động các khách hàng tiềm năng dựa trên mức độ chuyển đổi từ đơn hàng bằng những dữ liệu cụ thể. Doanh nghiệp có thể nhờ đó mà chú trọng trực tiếp vào đối tượng khách hàng có khả năng mua hàng cao nhất.
Bí quyết xây dựng hệ thống Marketing Automation
Doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống Marketing Automation cần chuẩn bị một quy trình các bước như sau:
Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện trước khi bắt đầu xây dựng Marketing Automation. Việc này giúp bạn biết chính xác mục tiêu mà bạn hướng đến khi ứng dụng hệ thống này. Từ đó, các chiến lược đưa ra sẽ có khả thi và đi đúng hướng hơn.
Xác định khách hàng mục tiêu
Lựa chọn khách hàng mục tiêu dựa trên thời gian, mục tiêu chính và những nỗ lực mà bạn đã thực hiện. Nếu bạn mong muốn chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thì sẽ cần đầu tư về cả thời gian, công sức, tư duy và nhân sự cho điều đó.
Thiết lập danh sách người có nhu cầu mua hàng cao
Kế tiếp, doanh nghiệp nên giám sát và liệt kê ra những khách hàng có nhu cầu về sản phẩm cao nhất. Sau khi có kết quả, hệ thống Marketing Automation sẽ tiếp cận họ thông qua việc gửi thông tin tiếp thị và tiến hành tư vấn, hỗ trợ để thúc đẩy nhu cầu của họ.
Cũng cần lưu ý, không chỉ dừng lại ở việc liệt kê danh sách người dùng có nhu cầu mua hàng cao. Mà còn cần sắp xếp các dữ liệu này một cách hợp lý dựa trên sở thích, thói quen, loại sản phẩm mà họ quan tâm…
Lên chiến lược cho từng đối tượng
Doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược cụ thể cho từng nhóm và từng cá nhân khách hàng. Mặc dù vận hành tự động, song Marketing Automation vẫn có thể cá nhân hóa với từng người dùng. Và chính điều này sẽ gây một ấn tượng tích cực đến họ.
Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng khách hàng từ khi còn là khách hàng mới
Từ giai đoạn là khách hàng mới, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng khách hàng đó. Chẳng hạn như sử dụng một câu chào ở đầu Email, tin nhắn tiếp thị.
Để tìm hiểu thêm về phương thức thu hút và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể tham khảo ebook Cẩm nang thu hút khách hàng tiềm năng với Inbound Marketing do Magenest biên soạn nhé!
Kết luận
Để tối ưu hiệu quả từ hệ thống Marketing Automation, doanh nghiệp nên kết hợp sử dụng hệ thống CRM. HubSpot – một trong những hệ thống CRM hoàn hảo nhất cho các SME. HubSpot cung cấp một hệ sinh thái hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua những hoạt động Marketing, Sales, CSKH.
Magenest là đối tác chính thức và uy tín hàng đầu của HubSpot tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ đưa ra những hỗ trợ, tư vấn và cung cấp thêm nhiều giải pháp tuyệt vời khác cùng với HubSpot để tối ưu hóa hệ thống Marketing Automation. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu triển khai kết hợp Marketing Automation và HubSpot, quý doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp đến đội ngũ Magenest để được hỗ trợ kịp thời.