Mục lục
Người quản lý doanh nghiệp là ai?
Về khái niệm người quản lý doanh nghiệp, tại khoản 18, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty”.
Ba cấp bậc quản lý:
- Nhà quản lý cấp cao: là nhóm nhỏ các nhà quản lý ở cấp bậc tối cao trong tổ chức, chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng trong tổ chức.
- Nhà quản lý cấp trung: là một khái niệm rộng, dùng để chỉ những cấp chỉ huy trung gian (trên họ và dưới họ còn có những nhà quản lý khác).
- Nhà quản lý cấp cơ sở: là những nhà quản lý ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản lý trong cùng một tổ chức.
Tóm lại, nhà quản lý doanh nghiệp là những người làm việc trong doanh nghiệp, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý doanh nghiệp là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.
>> Xem thêm: Quản lý doanh nghiệp là gì? Quy trình và Phương pháp hiệu quả
Hệ thống quản lý doanh nghiệp
Giới thiệu hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP
Hiện nay, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện hơn bao giờ hết. Quá trình hội nhập mang đến nhiều cơ hội đồng thời cũng mang đến những thách thức vô cùng lớn với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để không bị thua trên chính sân nhà, các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay đã và đang áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất và quản lý trong doanh nghiệp của mình. Hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP là một trong số đó, việc tiếp cận và áp dụng ERP trong quá trình hoạt động doanh nghiệp sẽ góp phần tối ưu hóa hiệu suất của bộ phận quản lý doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phần mềm ERP (Enterprise – Resource – Planning) là một thuật ngữ liên quan đến một loạt các hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các hoạt động chính bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản lý quan hệ với khách hàng,…
Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực, vật tư, máy móc và tài chính) luôn sẵn sàng khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.
Phần mềm ERP là một hệ thống ứng dụng phần mềm đa phân hệ, tích hợp theo một kiến trúc tổng thể, giúp doanh nghiệp hoạch định, thực hiện, kiểm soát và ra quyết định.
Với ERP, mọi hoạt động của một công ty, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ, đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với đối tác, khách hàng… đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất. ERP được xem là một giải pháp quản trị doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới hiện nay. Nếu triển khai thành công phần mềm ERP, chúng ta sẽ có thể tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và thêm cơ hội để phát triển vững mạnh.
Phân tích hệ thống ERP
R: Resource (Tài nguyên). Trong kinh doanh, resource là nguồn lực nói chung bao gồm cả tài chính, nhân lực và công nghệ. Tuy nhiên, trong ERP, resource còn có nghĩa là tài nguyên. Việc ứng dụng ERP vào hoạt động quản trị công ty đòi hỏi chúng ta phải biến nguồn lực này thành tài nguyên. Cụ thể:
- Các nguồn lực phục vụ cho công ty được lưu hành, đảm bảo mọi bộ phận đều có khả năng khai thác và sử dụng.
- Hoạch định và xây dựng lịch trình khai thác nguồn lực sao cho giữa các bộ phận luôn có sự phối hợp nhịp nhàng.
- Thiết lập các quy trình khai thác đạt hiệu quả cao nhất.
- Thông tin cập nhật kịp thời và chính xác về tình trạng nguồn lực của công ty.
- Thay đổi văn hóa kinh doanh cả bên trong và bên ngoài công ty.
P: Planning (Hoạch định): Planning là khái niệm quen thuộc trong quản trị kinh doanh. Điều cần quan tâm ở đây là hệ ERP hỗ trợ công ty lên kế hoạch ra sao?
Trước hết, ERP tính toán và dự báo các khả năng có thể phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Hệ thống giải pháp ERP còn là công cụ hỗ trợ trong việc lên kế hoạch cho các nội dung công việc, nghiệp vụ cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như hoạch định chính sách giá, chiết khấu, các hình thức mua hàng, hỗ trợ tính toán ra phương án mua nguyên liệu, tính toán mô hình sản xuất tối ưu…Hơn nữa, ERP tạo ra mối liên kết văn phòng công ty – đơn vị thành viên, phòng ban – phòng ban và trong nội bộ các phòng ban, hình thành nên các quy trình xử lý nghiệp vụ mà mọi nhân viên trong công ty phải tuân theo.
Với hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán xuyến mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kiểm toán, phân tích, điều hành, ERP giúp theo dõi, quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài.
Quy định về người quản lý doanh nghiệp
Thông tin về người quản lý doanh nghiệp
Thông tin người quản lý doanh nghiệp là một trong những thông tin cần thiết khi doanh nghiệp làm việc với sở kế hoạch đầu tư. Trong một số trường hợp doanh nghiệp phải tiến hành báo các thông tin về người quản lý doanh nghiệp với cơ quan quản lý về đăng ký kinh doanh, cụ thể quy định tại điều 12 Luật doanh nghiệp 2014:
Doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người sau đây:
- Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
- Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Hồ sơ thay đổi thông tin về đơn vị quản lý doanh nghiệp
Theo quy định cụ thể hóa tại khoản 1 điều 54 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hồ sơ thay đổi người quản lý doanh nghiệp như sau:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người quản lý doanh nghiệp, thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên, doanh nghiệp gửi thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp.
Như vậy, trong trường hợp có sự thay đổi thông tin cá nhân của người quản lý doanh nghiệp kể trên, công ty cần thực hiện thủ tục thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi đó, hồ sơ gồm có:
- Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người quản lý doanh nghiệp.
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân người nộp hồ sơ.