Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu chuyển đổi số, Google đang nỗ lực chứng minh rằng họ là một “trợ thủ đắc lực” giúp cho mọi công ty có thể tiếp cận khách hàng online hiệu quả nhất.
Để thực hiện dự định này, vào tháng tư vừa rồi, Google đã có một nước đi quan trọng – cho phép các doanh nghiệp Mỹ đưa sản phẩm của họ lên Google Shopping mà không mất phí, đồng thời cũng áp dụng chính sách này tại các khu vực khác trên thế giới trong khoảng cuối năm 2020.
Đây là động thái mà Google đã lên kế hoạch thực hiện từ trước khi đại dịch COVID19 bùng nổ trên toàn cầu. Tuy nhiên, “gã khổng lồ” này cũng tuyên bố rằng đây là kế hoạch cải tiến nhằm tạo ra không gian bán hàng miễn phí, với nỗ lực cứu giúp các doanh nghiệp nhỏ khỏi nguy cơ phá sản và chuyển sang hình thức mua bán trực tuyến trong khi nguồn thu khác đã dần cạn kiệt.
Thay đổi cách mua sắm không phải là nước đi duy nhất mà Google đưa ra trong cuộc khủng hoảng COVID19. Trong ứng dụng tìm kiếm của mình, Google đã tiên phong và thử nghiệm các tính năng chưa từng có được thiết kế nhằm thích ứng với trạng thái “bình thường mới”, hay còn là những hệ quả kinh tế, xã hội do COVID19 gây ra, bằng Google Ads và Google Maps. Dĩ nhiên với mục đích là để thu hút nhiều người dùng sản phẩm và dịch vụ của họ hơn.
Một trong số các tính năng mới có thể kể đến như tìm kiếm các cơ sở xét nghiệm COVID19, tính năng này sẽ bị loại bỏ một khi đại dịch có chiều hướng suy giảm; nhưng với dự đoán về tầm ảnh hưởng của COVID19 lên hoạt động kinh doanh và đời sống, nhiều khả năng những thay đổi mới này sẽ còn được nhắc đến và sử dụng rộng rãi trong thời gian sắp tới.
Nhưng điều đó có ý nghĩa gì đối với cách chúng ta thực hiện tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm? Hãy cùng xem một số bản cập nhật gần đây được Google giới thiệu để đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19 và ý nghĩa của chúng đối với tiếp thị tìm kiếm trong tương lai.
Mục lục
Các danh mục sản phẩm bán lẻ đang tăng lên
Vì cuộc sống của con người đã bị đảo lộn hoàn toàn bởi COVID19, nên cách họ mua sắm và những thứ họ mua sắm cũng đã thay đổi một cách rõ ràng. Không có gì ngạc nhiên, một làn sóng trong nhu cầu tìm kiếm dữ liệu thể hiện rõ những thay đổi đó bao gồm việc: bán lẻ đang hoạt động tốt ở mảng nào, mảng nào đang gặp khó khăn và mức tăng giảm trong thị hiếu của người tiêu dùng.
Vào ngày 7 tháng 5, Google đã công bố ra mắt một công cụ mới trên Think With Google, đó là Danh mục bán lẻ tăng trưởng nhanh (Rising Retail Category). Về cơ bản, nó hoạt động giống như một phiên bản Google Xu hướng (Google Trends) theo sản phẩm, cho thấy mục đích tìm kiếm cho các danh mục sản phẩm khác nhau đã tăng lên theo thời gian như thế nào. Đối với bất kỳ quốc gia cụ thể nào (hiện tại, công cụ chỉ cung cấp dữ liệu cho Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Úc), người dùng có thể xem danh sách các danh mục xu hướng hàng đầu vào theo tuần, theo tháng hoặc theo năm, được sắp xếp theo tỷ lệ phần trăm tăng. Họ cũng có thể chọn một danh mục để đào sâu và xem các truy vấn tìm kiếm hàng đầu cho danh mục sản phẩm cụ thể đó là gì.
Ví dụ, khi họ thử công cụ này, bốn loại sản phẩm tăng hàng đầu ở Anh tính theo tháng là những tấm chắn giọt bắn, tăng 600%; ruy băng và rèm cửa, tăng 500% (có thể là một chuẩn bị cho lễ kỷ niệm ngày chiến thắng ở Châu Âu); thuốc bôi da chống côn trùng, tăng 400% và bộ công cụ pha chế, tăng 100%. Một số tìm kiếm hàng đầu trong các danh mục này bao gồm “màn hình Perspex”, “tấm chắn giọt bắn 1000mm”, “dây treo cờ ngày chiến thắng Châu Âu”, “tinh dầu chống muỗi citriodiol”, “thuốc chống muỗi mosi guard” “bộ dụng cụ pha chế cocktail”.
Mặc dù công cụ này sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc về thị trường, nó cũng chứa đựng những hạn chế nhất định: ví dụ, số tăng phần trăm thuần túy không cho thấy được mức độ quan tâm tìm kiếm mà một chủ đề có được trước đó, hoặc thậm chí là trong hiện tại.
Đào sâu vào từng danh mục cho thấy search interest có thể được điều hướng bởi các tìm kiếm cho một nhãn hiệu hoặc sản phẩm cụ thể, đặc biệt khi nhìn vào dữ liệu theo tuần:
Tuy nhiên, đây vẫn có thể là dữ liệu hữu ích cho các nhà bán lẻ và nhà tiếp thị (marketers) khi theo dõi các xu hướng vi mô. Bên cạnh đó, có một bản đồ bên dưới danh sách sản phẩm xu hướng cho thấy khu vực mà được tìm kiếm nhiều nhất, có thể sẽ giúp ích cho việc định hướng theo địa lý, mặc dù nó thường là nghiêng về các khu vực đông dân cư.
Google đã cam kết cập nhật dữ liệu mới cho công cụ này mỗi ngày, ít nhất là “vài tháng tới”, nhưng nếu các nhà bán lẻ tin rằng công cụ này sẽ là trợ thủ đắc lực cho chiến lược tiếp thị và bán hàng của họ, nó có khả năng sẽ trở thành công cụ cố định lâu dài. Ngay cả khi không có đại dịch toàn cầu làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, việc tìm kiếm sản phẩm thường có thể bị chi phối bởi những thay đổi và thay đổi đột ngột về những vấn đề mà người dùng quan tâm. Vậy nên nó sẽ rất hữu ích khi có thể hiểu rõ về những gì đang diễn ra, đặc biệt nếu Google thêm những tính năng về insights và địa lý vào công cụ của họ.
Nếu loại dữ liệu miễn phí này có sẵn mãi mãi cho các nhà tiếp thị tìm kiếm (search marketers), đây có thể sẽ là một trở ngại cho các agency cung cấp insight về các xu hướng tìm kiếm, nhưng ngược lại sẽ là tin tốt cho các nhà bán lẻ – đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập – trong việc xác định nơi tập trung tài nguyên khi tiếp thị tìm kiếm, cũng như các loại truy vấn mà người tiêu dùng đang thực hiện liên quan đến sản phẩm của họ. Từ điều này, các doanh nghiệp có thể đưa ra thời điểm và cách tiếp cận hiệu quả hơn cho các chiến dịch tiếp thị PPC, cũng như các từ khóa cần tập trung khi làm SEO.
Nó cũng có thể, như Google đã nêu trong thông báo của mình, giúp các nhà bán lẻ xoay vòng chiến lược nếu họ muốn phân nhánh với một phạm vi sản phẩm khác hoặc quảng bá các sản phẩm khác nhau.
Mặc dù điều này không hoàn toàn có nghĩa để thay thế cho việc tiến hành nghiên cứu từ khóa và sản phẩm như một phần của chiến lược tiếp thị tìm kiếm đầy đủ, Google’s Rising Retail Categories còn hữu ích trong việc cung cấp cho các nhà bán lẻ những dự đoán về lĩnh vực có vẻ như sẽ không ổn định trong thời gian tới.
>> Xem thêm: Chiến dịch Email Marketing: Cứu cánh cho doanh nghiệp hậu Covid-19
Cung cấp dịch vụ “pickup” (Curbside pickup) cho quảng cáo mua hàng địa phương
Kể từ cuối tháng 4, Google đã thử nghiệm một tính năng mới cho Local Inventory Ads: đó là đánh dấu “curbside pickup”, giúp các nhà bán lẻ cho phép khách hàng mua ở ngoài store mà không phải rời khỏi phương tiện của mình.
“Curbside pickup” đã được triển khai bởi một số nhà bán lẻ từ trước đại dịch COVID19, với mục đích mang lại trải nghiệm thuận tiện hơn cho những khách hàng có lộ trình lái xe phức tạp, giúp họ tiết kiệm chi phí giao hàng cũng như thời gian vào cửa hàng và chọn đồ. Kể từ khi COVID19 bùng phát, nó đã ngày càng được ưa chuộng như một cách để mua hàng trong khi giảm nguy cơ lây nhiễm (và cũng tiết kiệm chi phí giao hàng).
Việc Google bổ sung ‘curbside pickup’ cho Local Inventory Ads là một động thái thể hiện sự tiếp nhận xu hướng, đồng thời là cách giúp doanh nghiệp địa phương có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho khách hàng – cũng như cung cấp cho khách hàng thông tin mà họ đang muốn tìm kiếm trong thời gian ngắn. Và tất nhiên, khách hàng sẽ có nhiều khả năng nhấp vào quảng cáo hơn nếu họ cảm thấy chắc chắn rằng sản phẩm đang có sẵn và được giao một cách an toàn.
“Curbside pickup” là sự phát triển của tính năng nhận hàng tại cửa hàng của Google (Store pickup feature), cho phép doanh nghiệp xác định rằng liệu sản phẩm có sẵn để nhận tại cửa hàng hay không. Cả hai tính năng này đều có sẵn ở các quốc gia nơi Local Inventory Ads đã được triển khai (Úc, Áo, Brazil, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Mỹ và Anh) và các nhà quảng cáo cần phải đăng ký và hoàn thành quá trình tìm hiểu chương trình để đạt huy hiệu “curbside pickup”.
Có thể “curbside pickup” sẽ không trở thành một tính năng vĩnh viễn trên Local Inventory Ads nếu việc nhận hàng curbside trở nên không phổ biến. Tuy nhiên có một xu hướng là Google đang sẵn sàng làm nổi bật thông tin về doanh nghiệp để xây dựng niềm tin của khách hàng, thúc đẩy số lượt click vào sản phẩm và thu hút họ tới cửa hàng để mua trực tiếp.
Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của công cụ này đối với các nhà bán lẻ nếu họ mở lại các cửa hàng trực tiếp và lôi kéo khách hàng mua sắm tại cửa hàng sau khi đại dịch có chuyển biến khả quan hơn.
Những liên kết hỗ trợ trong Google Business
Với nhiều doanh nghiệp đóng cửa vô thời hạn hoặc bị hạn chế để kinh doanh trong đại dịch COVID19, chủ doanh nghiệp đã và đang rất hoang mang trong việc tìm kiếm các nguồn doanh thu khác. Một ví dụ điển hình là họ cố gắng thuyết phục khách hàng mua thẻ quà tặng để đổi lấy sản phẩm khi doanh nghiệp hoạt động bình thường trở lại.
Đầu tháng này, Google đã công bố ra mắt một tính năng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này: đó là những liên kết hỗ trợ – trong đó khoản quyên góp và liên kết thẻ quà tặng có thể được thêm vào hồ sơ doanh nghiệp đăng trên Google, cùng với thông báo kêu gọi khách hàng hỗ trợ doanh nghiệp. Google đã hợp tác với PayPal và GoFundMe cho hoạt động quyên góp và cùng với Square, Toast, Clover và Vagaro làm những thẻ quà tặng.
Cho đến nay, tính năng liên kết hỗ trợ đã được triển khai cho một số doanh nghiệp ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, Ireland, Úc và New Zealand, mặc dù chưa được hiển thị hoàn toàn đến cuối tháng 5 này. Có một điều cần chú ý là các doanh nghiệp phải được xác minh đăng ký với Google Doanh nghiệp (Google my Business) trước ngày 1 tháng 3 năm 2020 và có một cửa hàng offline. Các doanh nghiệp cũng chịu trách nhiệm thiết lập trang quyên góp hoặc thẻ quà tặng của riêng họ thông qua một nhà cung cấp được hỗ trợ.
Việc bổ sung các liên kết này sẽ mang lại tầm quan trọng mới cho hoạt động SEO của địa phương ngay cả với doanh nghiệp có cửa hàng thực bị đóng cửa. Mặc dù nghiên cứu từ Reputing.com cho thấy ấn tượng về Google My Business trong các ngành công nghiệp đã giảm 59% trong tháng 3 do đại dịch COVID19, nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng này đã giảm vào cuối tháng, trong khi với một số ngành – bao gồm bán lẻ và ô tô lại bắt đầu có chiều hướng tích cực.
Các lượt truy cập vào trang web và tìm kiếm thông tin doanh nghiệp đã giảm ít hơn (lần lượt là 31% và 21%), cho thấy rằng khi khách hàng tìm kiếm một doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm, họ sẽ tiếp tục quá trình tìm kiếm đó, có lẽ để tìm kiếm thêm thông tin hoặc tìm cách hỗ trợ doanh nghiệp. Nhiều khách hàng vẫn đang sử dụng công cụ search để tìm kiếm thông tin doanh nghiệp (và họ có thể kiểm tra lại định kỳ để xem có gì thay đổi không) và đang tìm cách hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là những khách hàng gắn bó lâu năm với thương hiệu – vì vậy việc thêm liên kết hỗ trợ vào Google My Business và tối ưu hóa SEO địa phương thực sự có thể mang tới nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
Còn về lâu dài thì sao? Không giống như “Rising Retail Categories” và “Curbside Pickup”, Google không thông báo bất cứ điều gì về tính chất tạm thời hay thử nghiệm của các liên kết hỗ trợ, vì vậy rất có thể tính năng này sẽ tồn tại vĩnh viễn theo một cách nào đó.
Google có thể loại bỏ các khoản đóng góp trực tiếp một khi các doanh nghiệp không còn gặp khó khăn nữa, nhưng sẽ giữ các liên kết thẻ quà tặng như một nguồn doanh thu bổ sung cho các doanh nghiệp địa phương cũng như chính Google. Điều này sẽ có thêm lợi ích khi thiết lập “Google My Business” như một kênh mà người tiêu dùng có thể sử dụng để mua thẻ quà tặng – nghĩa là sẽ có nhiều lưu lượng truy cập hơn được chuyển tới các thuộc tính của Google, và đây cũng là những gì Google mong muốn.
Tầm quan trọng của Search Marketing trong khủng hoảng covid-19
Mặc dù rất khó để biết những gì sẽ xảy ra hậu COVID19, nhưng có vẻ như Google sẽ tiếp tục thử nghiệm và phát triển các tính năng mới nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp – và chính bản thân họ. Khi các doanh nghiệp tìm cách tiếp cận khách hàng của mình thông qua các kênh online, Google muốn định vị bản thân là trung gian thiết yếu cho hoạt động trực tuyến của họ – đồng thời thể hiện mình là một tổ chức muốn đem lại thành công cho các doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, các tính năng này cũng là một lời nhắc nhở về những công cụ mà các nhà tiếp thị tìm kiếm đang sử dụng – và tầm quan trọng của công cụ tìm kiếm như là một kênh để tiếp cận và thấu hiểu người tiêu dùng.
Do đó, các nhà tiếp thị tìm kiếm nên tận dụng tối đa cơ hội này bằng cách làm quen với các công cụ mới và xem xét cách sử dụng chúng để tăng cường chiến lược tiếp thị tìm kiếm, mở ra con đường mới cho doanh nghiệp cũng như cái nhìn mới về cộng đồng khách hàng.