Khi ứng dụng các dịch vụ Amazon Web Services giúp quản lý hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp không thể bỏ qua EFS AWS – một dịch vụ lưu trữ tệp phi máy chủ cực kỳ tiện lợi. Để có thể ứng dụng hiệu quả, doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng về EFS AWS là gì, các đặc điểm, tính năng nổi bật cũng như cách thức hoạt động của dịch vụ AWS này là gì.
Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về tính năng, tiện ích nổi bật, cách thức hoạt động cũng như trong trường hợp, doanh nghiệp nên sử dụng EFS AWS nhé!
Mục lục
- EFS AWS là gì?
- Các tính năng nổi bật của EFS AWS là gì?
- Dịch vụ được quản lý hoàn toàn
- Tính khả dụng và độ bền cao
- Các lớp lưu trữ
- Khả năng mở rộng linh hoạt
- Quản lý vòng đời và phân bậc thông minh
- Chế độ thông lượng
- Bảo vệ các dữ liệu
- Hệ thống tệp được chia sẻ có hỗ trợ NFS v4.0 và v4.1
- Bộ chứa và lưu trữ tệp không máy chủ
- Cam kết về bảo mật
- Tính năng mã hóa
- Truyền dữ liệu
- Cách thức hoạt động của EFS AWS
- Các trường hợp sử dụng EFS AWS
EFS AWS là gì?
EFS AWS hay Amazon EFS (Amazon Elastic File System) là một dịch vụ lưu trữ tệp phi máy chủ (serverless) sở hữu quy mô cực kỳ linh hoạt, có khả năng động mở rộng và thu hẹp quy mô, tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của doanh nghiệp đối với việc lưu trữ tệp mà không cần phải đến phía nhà cung cấp dịch vụ can thiệp. Với AWS EFS, doanh nghiệp có thể dễ dàng chia sẻ đồng thời những dữ liệu tệp từ nhiều EC2 instance hoặc từ các on-premises instance với nhau.
EFS AWS sở hữu một số đặc điểm nổi bật sau:
- Khả năng xây dựng và cấu hình các hệ thống tệp chung một cách nhanh chóng và đơn giản cho các dịch vụ điện toán đám mây AWS mà không yêu cầu các hoạt động cung cấp, triển khai, sửa lỗi hoặc bảo trì.
- Doanh nghiệp không cần xây dựng các kế hoạch nguồn lực với kho lưu trữ cùng hiệu năng toàn phần linh hoạt.
- Doanh nghiệp chỉ cần thanh toán đúng cho mức dung lượng lưu trữ mà chúng ta sử dụng và có thể giảm đến 92% các khoản chi phí nhờ vào việc các tệp không được chúng ta truy cập thường xuyên có thể tự động được di chuyển đi nơi khác.
- Quá trình truy cập tệp cực kỳ an toàn bảo mật và đáng tin cậy nhờ vào hệ thống quản lý hoàn toàn các tệp. Hệ thống này được thiết kế nhằm đạt được độ sẵn sàng và độ bên cực kỳ cao.
Các tính năng nổi bật của EFS AWS là gì?
Sau khi đã hiểu khái niệm cùng một số điểm nổi bật của EFS AWS, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về những tính năng của dịch vụ này nhé!
Dịch vụ được quản lý hoàn toàn
Để trả lời cho câu hỏi tính năng nổi bật của EFS AWS là gì, chúng ta không thể không nhắc đến khả năng được quản lý hoàn toàn của dịch vụ này. Amazon EFS là dịch vụ được quản lý hoàn toàn, cung cấp cho doanh nghiệp bộ lưu trữ hệ thống các tệp dùng chung và chia sẻ tệp mạng (NFS) trong công việc. EFS AWS giúp cho quá trình thiết tạo và xây dựng cấu hình hệ thống tệp một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Doanh nghiệp không cần phải lo lắng về việc quản lý bộ lưu trữ tệp, máy chủ, định cấu hình phần mềm, cập nhật phần cứng hoặc thực hiện quá trình sao lưu. Chỉ trong vài giây, chúng ta có thể tạo ra một hệ thống tệp được quản lý hoàn toàn nhờ vào bảng điều khiển quản lý AWS, giao diện dòng lệnh AWS (CLI) hoặc AWS SDK.
Tính khả dụng và độ bền cao
AWS EFS cung cấp hai loại hệ thống tệp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu về độ bền và tính khả dụng của mình. Hệ thống tệp khu vực EFS (EFS Regional file systems) cung cấp độ bền và tính khả dụng cao nhất nhờ vào phương thức lưu trữ dữ liệu trong nhiều vùng sẵn sàng (AZ). Còn hệ thống tệp EFS One Zone lưu trữ dữ liệu dự phòng trong một AZ duy nhất, do đó, dữ liệu trong các hệ thống tệp này sẽ không khả dụng và có thể bị mất khi xảy ra thảm họa hoặc các lỗi phát sinh trong AZ.
EFS AWS được thiết kế để đạt được độ bền đến 99,999999999% (11 con số 9) của các lớp lưu trữ Amazon EFS trong từng năm nhất định. Dữ liệu hệ thống tệp EFS có thể được doanh nghiệp truy cập bằng việc gắn kết EFS với tính khả dụng cao dành riêng cho AZ trong vùng sẵn sàng này. Hệ thống tệp khu vực EFS sẽ hỗ trợ doanh nghiệp truy cập đồng thời và gắn kết EFS ở tất cả các AZ trong khu vực (Region) nơi chúng hiện diện. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta có thể chuyển đổi dự phòng từ một AZ này sang các AZ khác trong Region nhằm đạt được mức độ sẵn sàng của các ứng dụng cao nhất. Còn hệ thống tệp EFS One Zone chỉ hỗ trợ gắn EFS với tính khả dụng cao trong một AZ duy nhất. Điều này cũng có nghĩa là dữ liệu có thể không khả dụng khi xảy ra thảm họa hoặc các lỗi phát sinh trong AZ đó.
Các lớp lưu trữ
Amazon EFS được tích hợp ba lớp lưu trữ bao gồm: EFS Standard, EFS Infrequent Access và EFS Archive. Những dữ liệu được truy cập thường xuyên với xu hướng có nhu cầu hiệu suất cao sẽ được AWS EFS cung cấp lớp EFS Standard chạy trên SSD và được thiết kế với độ trễ dưới một phần nghìn giây. Còn đối với những dữ liệu không được truy cập thường xuyên, doanh nghiệp có thể sử dụng hai lớp lưu trữ được tối ưu hóa về chi phí của AWS EFS với độ trễ mili giây thấp ở mức hai chữ số bao gồm: EFS Infrequent Access (IA) – tính năng được thiết kế cho các dữ liệu chỉ được truy cập một vài lần trong mỗi quý và EFS Archive – tính năng được thiết kế cho các dữ liệu được truy cập ít hơn một vài lần mỗi năm. Có thể nói, EFS IA sở hữu mức chi phí thấp hơn đến 95% so với EFS Standard và đặc biệt dành cho những dữ liệu không được truy cập thường xuyên. Còn EFS Archive lại là một trải nghiệm được tối ưu hóa dành cho dữ liệu nguội của doanh nghiệp với mức chi phí thấp hơn đến 50% nếu so với EFS IA.
Khả năng mở rộng linh hoạt
Khi tìm hiểu các tính năng nổi bật của EFS AWS là gì, doanh nghiệp sẽ thấy khả năng mở rộng linh hoạt chính là yếu tố nổi bật mà chúng ta không thể không nhắc đến khả năng mở rộng linh hoạt. Dung lượng lưu trữ và thông lượng của hệ thống tệp AWS EFS linh hoạt, có khả năng tự động tăng lên và giảm xuống sao cho phù hợp với nhu cầu về khối lượng công việc của doanh nghiệp. Với dung lượng linh hoạt như thế này, doanh nghiệp chỉ bị tính phí cho đúng những gì mà chúng ta sử dụng trong dịch vụ.
Hệ thống tệp của Amazon EFS cũng có thể cung cấp thông lượng, IOPS và độ trễ thấp, cực kỳ cần thiết cho khối lượng công việc nhiều của doanh nghiệp và nhất là không phải phụ thuộc vào kích thước hệ thống tệp. EFS AWS được thiết kế để sở hữu khả năng mở rộng cao, gia tăng dung lượng lưu trữ lên đến petabyte. Hệ thống có thể tích hợp và triển khai hàng trăm nghìn thao tác I/O mỗi giây (IOPS) và tổng cộng hàng chục gigabyte mỗi giây. Không những vậy, AWS EFS còn có khả năng truy cập được song song theo một quy mô lớn từ rất nhiều phiên bản điện toán đám mây Amazon Web Services khác nhau.
Quản lý vòng đời và phân bậc thông minh
Một điểm tuyệt vời tiếp theo khi doanh nghiệp tìm hiểu về các tính năng nổi bật của EFS AWS là gì chính là khả năng quản lý vòng đời và phân bậc thông minh. Bằng cách khởi động tiện ích EFS Lifecycle Management, doanh nghiệp có thể tự động sắp xếp các tệp giữa những lớp lưu trữ dựa trên kiểu truy cập của mình và quản lý hiệu quả vòng đời dữ liệu. Doanh nghiệp có thể tạo nên nhiều chính sách quản lý vòng đời có khả năng tùy chỉnh để dễ dàng chuyển đổi qua lại các tệp giữa những lớp lưu trữ hoặc sử dụng chính sách mặc định. Chúng đều sẽ được đề xuất phân cấp các tệp từ EFS Standard sang EFS IA sau 30 ngày liên tục không được cấp quyền truy cập và sẽ chuyển vào EFS Archive sau 90 ngày liên tục không được cấp quyền truy cập. Doanh nghiệp cũng có thể khởi động EFS Intelligent-Tiering để chuyển các tệp từ EFS IA và EFS Archive trở lại EFS Standard để truy cập nhanh hơn và phân bậc thông minh dưới một phần nghìn giây.
Chế độ thông lượng
Với chế độ thông lượng có khả năng đàn hồi mặc định của EFS AWS, thông lượng hệ thống tệp của doanh nghiệp sẽ tự động được điều chỉnh tùy theo hoạt động và khối lượng công việc. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ chỉ trả tiền cho những gì mà chúng ta sử dụng. Chế độ thông lượng đàn hồi này thường được sử dụng nếu doanh nghiệp không chắc chắn về nhu cầu thông lượng cao nhất trong ứng dụng của mình hoặc trong trường hợp mức sử dụng thông lượng các ứng dụng của chúng ta tăng vọt.
Nếu biết rõ yêu cầu về thông lượng cao nhất của khối lượng công việc, đồng thời, mong muốn khối lượng công việc của mình chiếm tỷ trọng cao hơn trong công suất thông lượng cao nhất của các ứng dụng, doanh nghiệp nên sử dụng chế độ thông lượng này.
Bảo vệ các dữ liệu
Tính năng bảo vệ các dữ liệu của Amazon EFS bao gồm các bảo sao của EFS AWS và khả năng sao lưu AWS. Doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích về hai tính năng bảo vệ các dữ liệu của EFS AWS này là gì nhé!
Các bản sao của EFS AWS
Các bản sao của AWS EFS giúp doanh nghiệp có thể sao chép các dữ liệu trong hệ thống tệp của doanh nghiệp vào một hệ thống tệp khác trong khu vực AWS (AWS Region) mà họ đã chọn. Đội ngũ nhân viên trong các phòng ban – bộ phận của doanh nghiệp luôn được yêu cầu phải tuân thủ hoạt động này nhằm lưu trữ các bản sao thứ cấp cho các dữ liệu của họ. Nhờ đó, trong trường hợp xảy ra các vấn đề sai sót, lỗi hoặc thảm họa thì doanh nghiệp vẫn kịp thời lập được các kế hoạch với chi tiết công việc phục hồi sau thảm họa (DR).
Sử dụng tính năng các bản sao của EFS AWS, doanh nghiệp có thể thực hiện các quy trình công việc DR bao gồm: chuyển đổi dự phòng và quay lại các bản dự phòng mà không yêu cầu phải có các cơ sở hạ tầng bổ sung hoặc các quy trình tùy chỉnh. Các bản sao của EFS AWS không những chuyển những dữ liệu gia tăng để đồng bộ hóa hệ thống tệp của doanh nghiệp mà tính năng này còn được thiết kế để mang đến các mục tiêu điểm khôi phục (RPO) cùng các mục tiêu thời gian khôi phục (RTO) tính bằng phút. Doanh nghiệp có thể sử dụng bảng điều khiển Amazon EFS, CLI, AWS CloudFormation và kết nối API để có thể kích hoạt khả năng sao chép trên hệ thống tệp hiện có.
Khả năng sao lưu EFS AWS
Khả năng sao lưu của Amazon EFS được cung cấp bởi tiện ích AWS Backup – một dịch vụ sao lưu được quản lý toàn phần và tự động hóa tập trung các bản sao lưu của hệ thống tệp Amazon EFS của doanh nghiệp. Nhờ đó, chúng ta có thể tối ưu hiệu quả các giải pháp tùy chỉnh tốn kém chi phí cũng như hạn chế các quy trình thủ công. Tiện ích AWS Backup không những tích hợp khả năng sao lưu EFS AWS mà còn tập trung sao lưu các dữ liệu trên những dịch vụ Amazon Web Services khác trên đám mây.
Khi các ứng dụng được di chuyển lên đám mây, những dữ liệu của chúng có thể bị phân tán trên nhiều dịch vụ, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc quản lý và hợp nhất các hoạt động sao lưu nếu họ không tạo ra các tập lệnh tùy chỉnh và những quy trình thủ công. Chính vì vậy, khi sử dụng khả năng sao lưu AWS Backup này, doanh nghiệp có thể dễ dàng cài đặt cấu hình và kiểm tra các tài nguyên AWS một cách tập trung, đồng thời, tự động hóa trong việc lập kế hoạch sao lưu, đặt ra các chính sách lưu giữ và giám sát hoạt động sao lưu một cách chặt chẽ.
Hệ thống tệp được chia sẻ có hỗ trợ NFS v4.0 và v4.1
Amazon EFS cung cấp cho doanh nghiệp quyền truy cập an toàn đến hàng nghìn kết nối dành cho các phiên bản Amazon Elastic Computing Cloud (hay Amazon EC2) cùng những dịch vụ điện toán serverless và bộ chứa Amazon Web Services. EFS AWS cũng hỗ trợ đồng thời nhiều máy chủ tại chỗ trong cùng một lúc bằng mô hình cấp phép tệp truyền thống, khóa tệp và cấu trúc thư mục phân cấp thông qua giao thức NFS v4. Các phiên bản Amazon EC2 cũng có thể truy cập hệ thống tệp của doanh nghiệp trên khắp các vùng AZ và các Region trong khi những máy chủ tại chỗ có thể truy cập hệ thống đó thông qua các dịch vụ AWS Direct Connect hoặc AWS VPN.
Bộ chứa và lưu trữ tệp không máy chủ
Bên cạnh các phiên bản EC2 truyền thống, Amazon EFS còn vận hành được trên các bộ chứa AWS và các dịch vụ điện toán serverless với yêu cầu bộ nhớ dùng chung dành cho khối lượng công việc, đòi hỏi độ trễ cao và IOPS nặng ở mọi quy mô. Một cách cực kỳ nhanh chóng, Amazon EFS sẽ cung cấp cho các ứng dụng chạy trên Amazon Elastic Container Service (hay Amazon ECS), Amazon Elastic Kubernetes Service (hay Amazon EKS), AWS Fargate và AWS Lambda để cấp quyền truy cập vào hệ thống tệp dùng chung cho khối lượng công việc của doanh nghiệp.
Cam kết về bảo mật
Khi phân tích các tính năng nổi bật của EFS AWS là gì, doanh nghiệp không thể bỏ qua cam kết về bảo mật cực kỳ tuyệt vời của dịch vụ này. Amazon EFS sẽ kiểm soát quyền truy cập mạng vào hệ thống tệp của doanh nghiệp bằng các quy tắc nhóm bảo mật Amazon Virtual Private Cloud (VPC) và quyền truy cập các ứng dụng vào hệ thống tệp thông qua chính sách AWS Identity and Access Management (IAM) và điểm truy cập của Amazon EFS. Amazon Web Services cũng được chứng nhận bởi nhiều chương trình và cam kết giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu an toàn bảo mật theo đúng mục tiêu của họ.
Amazon EFS cũng được thiết kế để cung cấp các quyền truy cập an toàn cho hàng nghìn kết nối dành cho phiên bản Amazon Elastic Computing Cloud (EC2), cho các dịch vụ điện toán serverless và cho cả bộ chứa AWS. AWS EFS còn hỗ trợ đồng thời các máy chủ tại chỗ nhờ vào mô hình cấp phép cho các tệp truyền thống, khóa tệp và cấu trúc thư mục phân cấp thông qua giao thức NFS v4. Các phiên bản của dịch vụ Amazon EC2 có khả năng truy cập hệ thống tệp của doanh nghiệp trên khắp các vùng AZ và các Region trong khi các máy chủ tại chỗ vẫn có thể truy cập hệ thống đó thông qua các dịch vụ AWS Direct Connect hoặc dịch vụ AWS VPN.
Tính năng mã hóa
Cuối cùng, EFS AWS còn sở hữu tính năng mã hóa một cách toàn diện, giúp doanh nghiệp có thể bảo mật an toàn cả những dữ liệu được lưu trữ và các dữ liệu vẫn đang được xử lý. Dữ liệu ở trạng thái lưu trữ sẽ được mã hóa một cách minh bạch thông qua các khóa mã hóa do AWS Key Management Service (KMS) quản lý. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể không cần phải xây dựng và duy trì các cơ sở hạ tầng quản lý khóa. Mã hóa dữ liệu trong quá trình truyền tải và sử dụng bảo mật lớp vận chuyển (TLS) đạt tiêu chuẩn ngành có thể giúp doanh nghiệp bảo mật lưu lượng mạng mà không cần sửa đổi các ứng dụng của mình.
Truyền dữ liệu
Tính năng truyền dữ liệu của Amazon EFS bao gồm AWS DataSync và AWS Transfer Family. Doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích về hai dịch vụ truyền dữ liệu này của EFS AWS là gì nhé!
AWS DataSync
AWS DataSync là dịch vụ truyền dữ liệu giúp cho việc di chuyển các dữ liệu giữa AWS EFS với bộ lưu trữ tại chỗ nhanh chóng và đơn giản hơn. Đặc biệt, khi triển khai AWS DataSync để truyền những tập dữ liệu đang hoạt động qua kết nối mạng internet hoặc AWS Direct Connect sẽ có tốc độ nhanh hơn đến 10 lần so với khi doanh nghiệp ứng dụng những công cụ mã nguồn mở mà không cần sửa đổi ứng dụng của mình.
Không những vậy, AWS DataSync còn giúp doanh nghiệp có thể di chuyển các dữ liệu trong một lần với quy trình làm việc liên tục cùng khả năng đồng bộ hóa theo định kỳ và khả năng sao chép nhằm gia tăng mức độ bảo vệ và phục hồi thông tin – dữ liệu. AWS DataSync có thể tự động quản lý nhiều tác vụ làm chậm quá trình di chuyển hoặc tạo ra các gánh nặng cho hoạt động công nghệ thông tin, bao gồm mã hóa, quản lý cơ sở hạ tầng, xác thực các dữ liệu cũng như điều phối hoạt động truyền dữ liệu.
AWS Transfer Family
AWS Transfer Family hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hoàn toàn quá trình truyền các tệp một cách trực tiếp vào di chuyển chúng khỏi EFS AWS. Với sự hỗ trợ của giao thức truyền tệp an toàn (SFTP), giao thức truyền tệp qua SSL (FTPS) cùng giao thức truyền tệp (FTP), AWS Transfer Family giúp doanh nghiệp dễ dàng di chuyển một cách liền mạch cả quy trình truyền tệp của mình sang AWS.
Cách thức hoạt động của EFS AWS
Sau khi hiểu rõ về các tính năng của EFS AWS là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích kỹ lưỡng về cách thức hoạt động của EFS AWS là gì nhé! Amazon EFS tự động hóa trong hoạt động mở rộng và thu hẹp khi doanh nghiệp tiến hành bổ sung hoặc loại bỏ các tệp mà không cần phải tự mình thay đổi hay quản lý.
- Amazon Elastic File System: Xây dựng hệ thống tệp của doanh nghiệp bằng trình hướng dẫn khởi chạy phiên bản EC2, bảng điều khiển EFS, CLI hoặc API. Lúc này, hãy chọn chế độ hiệu suất và thông lượng phù hợp với mình.
- AWS EC2, ECS, EKS, Fargate, Lambda và các máy chủ: Kết nối hệ thống các tệp của doanh nghiệp vào các phiên bản của EC2, các bộ chứa Amazon Web Services, các tính năng Lambda cũng như những máy chủ tại chỗ.
- Kiểm tra và tối ưu: Kiểm tra và tối ưu hiệu suất cũng như khối lượng công việc của doanh nghiệp trong hệ thống.
- Di chuyển các dữ liệu: Di chuyển những dữ liệu đến hệ thống các tệp của doanh nghiệp từ đám mây hoặc từ các nguồn tại chỗ bằng cách sử dụng các giao thức như DataSync, SFTP, FTPS và FTP thông qua AWS Transfer Family.
- Chia sẻ và bảo vệ các dữ liệu tệp nhiều hơn: Chia sẻ tệp dữ liệu, tối ưu hóa chi phí với EFS Lifecycle Management và bảo vệ các dữ liệu hơn với AWS Backup và AWS Replication.
Các trường hợp sử dụng EFS AWS
Cuối cùng, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích, tìm hiểu chi tiết về các trường hợp sử dụng EFS AWS là gì nhé!
- Doanh nghiệp mong muốn đơn giản hóa DevOps: Lúc này, khi doanh nghiệp cần chia sẻ các mã và tệp khác nhau một cách an toàn bảo mật, có tổ chức nhằm tăng cường tính linh hoạt của DevOps, đồng thời, có khả năng phản hồi lại các cuộc hội thoại của khách hàng nhanh chóng.
- Doanh nghiệp mong muốn hiện đại hóa quá trình phát triển của các ứng dụng: Duy trì dài lâu và chia sẻ các dữ liệu từ bộ chứa Amazon Web Services cũng như những ứng dụng phi máy chủ serverless của doanh nghiệp mà không yêu cầu phải có khả năng quản lý.
- Doanh nghiệp mong muốn nâng cao hệ thống quản lý nội dung: Đơn giản hóa hoạt động lưu trữ và ổn định khối lượng công việc của các hệ thống quản lý nội dung (hay CMS) hiện đại. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa các sản phẩm – dịch vụ của chúng ta ra thị trường nhanh chóng, đảm bảo đáng tin cậy hơn và an toàn bảo mật hơn với mức chi phí thấp hơn rất nhiều.
- Doanh nghiệp mong muốn tăng tốc về khoa học dữ liệu: Chúng ta có thể dễ dàng sử dụng và mở rộng hơn khía cạnh quy mô nhờ khả năng cung cấp hiệu năng, đảm bảo mức độ nhất quán cần thiết cho máy học cũng như khối lượng công việc phân tích các dữ liệu lớn của EFS AWS.
Kết luận
Để có thể ứng dụng, quản lý hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng về EFS AWS là gì, các đặc điểm, tính năng nổi bật cũng như cách thức hoạt động của dịch vụ AWS này là gì.
Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh, các thông tin cũng như cách thức ứng dụng các dịch vụ của Amazon Web Services, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi ngay những bài viết mới nhất của Magenest nhé!