Chuyển đổi số là khái niệm thường xuyên được nhắc đến và quen thuộc với các doanh nghiệp. Với sự xuất hiện của đại dịch COVID19, việc giãn cách xã hội cũng như xu hướng chuyển đổi sang mua hàng trực tuyến trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết. Các lợi thế cạnh tranh truyền thống như vị trí cửa hàng và lượng người mua hàng đã dần trở nên ít quan trọng, thay vào đó các doanh nghiệp cần đặt các mục tiêu trực tuyến để tồn tại và phát triển. Chiến dịch Email Marketing là một trong số đó.
Mục lục
Chiến dịch Email Marketing hậu COVID19
Để đối mặt với diễn biến phức tạp trong bối cảnh đại dịch, các nhà bán lẻ sẽ phải tận dụng những gì họ có một cách hiệu quả để có thể tồn tại, và một trong những công cụ sẽ giúp họ trụ vững trong thị trường chính là email. Việc tối ưu hóa chiến lược tương tác với khách hàng qua email là tương đối dễ dàng và hoàn toàn có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng cũng như đẩy mạnh doanh thu. Tuy nhiên, để biến email thành một công cụ hữu dụng, nhiều nhà bán lẻ sẽ phải thay đổi tư duy marketing. Đối với nhiều doanh nghiệp, họ coi email là một chiếc loa phóng thanh và sử dụng nó để phát đi những thông điệp chung đến tới khách hàng.
Dưới đây là một số điều mà các nhà bán lẻ nên cân nhắc về chiến email marketing sau khi giãn cách xã hội kết thúc.
>> Xem thêm: 8 Cách tạo chiến dịch Quà Tặng Điện Tử nhằm tạo sự Khác Biệt
Chiến dịch Email Marketing cần ngắm đúng đối tượng khách hàng
Trước khi COVID19 diễn ra dẫn đến biện pháp cách ly xã hội, việc gửi các tin nhắn phù hợp với ngữ cảnh là một điều cần thiết; hầu hết các nhà bán lẻ đều sử dụng mẫu email chung chung gửi đến hàng loạt khách hàng khác nhau. Đại dịch đã khiến hành vi người tiêu dùng thay đổi, và các nhà bán lẻ giờ đây phải xem xét kỹ càng để tối ưu hóa chiến dịch email marketing khi gửi tới khách hàng.
Cách ly xã hội khiến cho nhiều thương hiệu gặp khó khăn trong việc quảng bá sản phẩm theo cách mà họ đã từng làm – bởi vì sản phẩm họ cung cấp đã không còn phù hợp với túi tiền người tiêu dùng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, hoặc đơn giản là họ đang hoạt động tốt đến mức khách hàng tự tìm đến họ.
Trong tình trạng giãn cách xã hội, các marketer đã phải dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu và đảm bảo rằng nội dung email phù hợp với tình hình hiện tại. Do đó, COVID19 đã khuyến khích các thương hiệu xem xét kỹ hơn về phản ứng của khách hàng khi nhận được thông điệp – Marketing qua email cần phải lấy khách hàng làm trung tâm. Nhiều thương hiệu đã gặt hái được thành công khi áp dụng cách tiếp cận phù hợp hơn với hoạt động tiếp thị.
Công ty thương mại điện tử Trouva là một ví dụ điển hình trong việc đạt được thành tựu nhờ chuyển hướng sang chiến dịch email marketing linh hoạt hơn, dựa trên hành vi và xu hướng của khách hàng.
Trouva cho phép khách hàng khám phá các sản phẩm mới từ hơn 900 cửa hàng độc lập, đồng nghĩa với việc khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm mình muốn bất cứ lúc nào.
Do đó, trong đợt cách ly xã hội đầu tiên do COVID19, Trouva tập trung vào việc thiết kế các email phản hồi nhanh và phù hợp nhất có thể đối với từng khách hàng cá nhân. Nó kết hợp thông tin chi tiết về khách hàng từ Ometria với dữ liệu nội bộ và xu hướng xã hội để tạo ra các chiến dịch quảng cáo phản ánh sở thích mua hàng hiện tại của khách hàng. Hơn nữa, họ cũng tìm cách để đưa những sản phẩm và nội dung đang thịnh hàng vào các email quảng cáo. Kết quả là, mức độ tương tác qua email của Trouva đã tăng vọt, với tỷ lệ nhấp chuột tăng hơn 50% và thời gian khách hàng dành ra để đọc email quảng cáo tăng 74%.
Tập trung vào các sản phẩm và hoạt động cụ thể trước lúc giãn cách xã hội mới chỉ là bước khởi đầu. Các thương hiệu cần nắm bắt các cơ hội để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng sao cho phù hợp với bối cảnh riêng của từng khách hàng.
>> Xem thêm: 7 Bước tạo Chiến lược email marketing Tuyệt Hảo dành cho bạn
Chiến dịch Email Marketing cần kết hợp các yếu tố về giá trị, sự sáng tạo và cảm xúc
Thay vì gửi hàng loạt những email đại trà với hàng tá những sản phẩm đính kèm mà khách hàng không quan tâm, doanh nghiệp cần phải sáng tạo trong chiến dịch email marketing. Điều này vô cùng quan trọng với kỳ vọng của khách hàng.
Các thương hiệu đã phải định hình lại việc cung cấp công cụ giải trí, sự quan tâm và giá trị cho khách hàng của họ thông qua việc xây dựng tương tác và kết nối cảm xúc mang tính cá nhân hóa. Điều này có thể thấy thông qua việc các thương hiệu chia sẻ danh sách bài hát cho đến bài tập thể dục tại nhà trong thời gian cách ly; những công thức nấu ăn và hoạt động giúp trẻ giải trí khi cách ly.
Ví dụ, nhà bán lẻ văn phòng phẩm Ryman đã gửi các tranh có sẵn theo chủ đề “đi săn” hoặc tranh tô màu cho khách hàng. Họ cũng gửi các email được thiết kế liên quan đến hoạt động tại nhà trong thời gian cách ly như: dạy trẻ tại nhà hay các hoạt động làm vườn.
Khách hàng đã quen với việc các thương hiệu cần phải trở nên sáng tạo hơn và nỗ lực hơn để cung cấp giá trị cho họ thay vì chỉ thúc đẩy việc kinh doanh sản phẩm. Rõ ràng rằng trong marketing, cũng như bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, khách hàng sẽ không chấp nhận việc phát triển theo lối mòn.
COVID19 đã khiến kết nối xã hội trở nên đặc biệt quan trọng, đặc biệt đối với chuỗi cung ứng cũng như những người phụ trách việc giao sản phẩm trực tiếp tới tay khách hàng. Các nhà bán lẻ có ý định trục lợi từ tình huống này đã vấp phải nhiều chỉ trích của khách hàng trên các mạng xã hội.
Hơn bao giờ hết, các nhà bán lẻ nhận thức được nhu cầu kết nối giữa con người và cảm xúc. Do đó, họ cần bày tỏ sự tri ân với những người đứng sau thương hiệu, theo đuổi các sáng kiến CSR và khuyến khích khách hàng tham gia vào các chiến dịch email của họ.
Thương hiệu túi xách cao cấp DeMellier đã thực hiện một chiến dịch email nhằm tri ân những nữ nhiếp ảnh gia, nhà tạo mẫu và nghệ sĩ đã đóng góp cho các chiến dịch của họ trước đây.
Đây là thời điểm vàng để xem xét cách các nhà bán lẻ có thể truyền tải giá trị xã hội – từ sự bền vững đến tính đa dạng, hòa nhập.
>> Xem thêm: Học được gì từ Email Marketing của đối thủ cạnh tranh trực tiếp?
Tập trung vào dữ liệu khách hàng
Cách ly đã tác động rất nhiều đến hành vi người tiêu dùng trong khoảng thời gian ngắn – từ các sản phẩm mà khách hàng đang mua đến các kênh mà họ tương tác, rõ ràng là các marketer không còn có thể dựa vào linh cảm hoặc hiệu suất của các năm trước để đưa ra chiến lược marketing của họ.
Các nhà bán lẻ đang sở hữu một lượng lớn dữ liệu khách hàng, mà họ thường gặp khó khăn trong việc tận dụng chúng cho quá trình cá nhân hóa và tự động hóa. Đây sẽ là một thách thức trong quá trình chuyển đổi số khi ngày càng có nhiều kênh online đảm bảo sự nhất quán trong hệ thống thông tin khách hàng.
Nguồn dữ liệu này là cơ hội lớn để hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng, nhằm tạo ra trải nghiệm về công cụ email, nhưng cũng là thách thức trong việc tập trung và phân tích dữ liệu khách hàng để có cái nhìn tổng quan sâu sắc hơn.
Để dẫn đầu, các nhà bán lẻ cần đưa ra những lựa chọn công nghệ phù hợp. Việc truy cập và sử dụng thông tin chi tiết về khách hàng trong chiến dịch email marketing đang trở nên ngày càng quan trọng. Điều này giúp các marketer có thể đáp ứng xu hướng khách hàng kịp thời, thay vì phụ thuộc vào các bộ phận khác hoặc bên thứ ba trong quá trình chuyển tiếp thông tin.
Việc cá nhân hóa giúp loại bỏ hầu hết các quy trình thủ công trong việc tổng hợp và phân tích dữ liệu. Điều này cũng đảm bảo rằng các thông điệp được gửi tới đúng đối tượng khách hàng. Quy trình này sẽ được thực hiện nhờ các công nghệ phù hợp, giúp các marketer có thể tập trung tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp họ trở nên khác biệt trong thời đại cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Các thương hiệu đã coi cách ly xã hội là thời điểm phù hợp để cải thiện chiến lược email của họ – từ đó, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Họ không thể lãng phí cơ sở dữ liệu của mình theo cách cũ với hy vọng điều này sẽ giúp ích cho họ. Khi các kênh kỹ thuật số mở rộng và các thương hiệu cố gắng để tích hợp trải nghiệm online và offline, điều này sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với các thương hiệu để có thể phân tích và đáp ứng nhu cầu, sở thích của khách hàng.
Đây có thể không phải là dấu chấm hết cho việc marketing dựa trên sản phẩm, nhưng những nhà bán lẻ cần thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu và đáp ứng những gì khách hàng thực sự mong muốn khi triển khai hoạt động kinh doanh.