AWS – Amazon Web Services từ lâu đã được coi là gã khổng lồ trong việc triển khai nền tảng dịch vụ điện toán đám mây, khi mà thị phần của nó còn lớn hơn thị phần của 4 đối thủ kế tiếp là Microsoft, Google, IBM và Alibaba cộng lại. Hiểu về AWS là gì, các dịch vụ cơ bản cùng những đặc trưng của AWS là gì, doanh nghiệp sẽ triển khai hiệu quả hơn dịch vụ hữu ích này và đạt hiệu suất vượt bậc trong công việc.
Trong bài viết này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu tất tần tật về AWS là gì, dịch vụ điện toán đám mây được cung cấp bởi AWS là gì để biết tại sao doanh nghiệp nên chọn AWS là giải pháp điện toán mây nhé!
Tổng quan về AWS
Trong phần tổng quan về AWS, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về khái niệm AWS là gì cũng như một số đặc trưng hiện nay của thị phần điện toán đám mây Cloud AWS là gì nhé!
AWS là gì?
AWS là một hệ thống các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp về: storage, computing power, databases, networking, analytics, developer tools, security, virtualization,…
Amazon Web Services là nền tảng dịch vụ điện toán đám mây an toàn, mang đến khả năng tính toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu, phân phối nội dung và các chức năng khác nhằm giúp các doanh nghiệp mở rộng và phát triển.
Thị phần điện toán đám mây của Amazon
Sau đây, doanh nghiệp hãy cùng Magenest điểm qua về tình hình cũng như sự phát triển thị phần điện toán đám mây AWS Cloud là gì nhé!
Thị trường điện toán đám mây xét đến quý 2 năm 2022 đạt hơn 55 tỷ USD. Cụ thể như sau:
- Amazon Web Services đạt vị trí dẫn đầu toàn ngành với khoảng 34%, đạt hơn ⅓ thị phần ngành
- Vị trí thứ hai chính là thương hiệu Azure thuộc tập đoàn Microsoft đạt 21%
- Vị trí thứ ba là Alibaba Cloud với 10%
Theo báo cáo của Synergy Research Group, tổng quy mô thị trường trong 12 tháng qua (quý 2 năm 2021 – quý 2 năm 2022) đạt 203,5 tỷ USD.
Về hướng phát triển trong năm 2023, trong tháng 5 vừa qua, Amazon Web Services đã công bố về kế hoạch đầu tư 13 tỷ USD vào thị trường Ấn Độ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của quốc gia này trong lĩnh vực điện toán đám mây. Ngoài ra, AWS cũng thông báo về tổng mức vốn ban đầu theo kế hoạch phát triển tại thị trường Ấn Độ có thể đạt đến 16,4 tỷ USD, dự kiến vào năm 2030.
Trong những năm qua, Amazon Web Services cũng đã và đang đẩy mạnh quá trình đầu tư vào rất nhiều quốc gia trên thế giới để có thể đảm bảo về việc kết nối liền mạch trong hoạt động điện toán đám mây Amazon của mình. Đặc biệt, trong đầu năm nay, AWS đã công bố về kế hoạch lớn, đầu tư đến 6 tỷ USD nhằm xây dựng 1 AWS khu vực tại đất nước Malaysia vào năm 2037 sắp tới.
Các dịch vụ cơ bản của AWS là gì?
Sau khi hiểu về khái niệm AWS là gì cũng như xem xét tổng quan về thị phần điện toán đám mây Amazon, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu chi tiết về một số dịch vụ và ứng dụng cơ bản của AWS Amazon là gì nhé!
AWS là nền tảng đám mây toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất, cung cấp trên 165 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. Hàng triệu khách hàng – bao gồm các công ty khởi nghiệp tăng trưởng nhanh nhất, các tập đoàn lớn nhất cũng như các cơ quan hàng đầu của chính phủ – đều tin tưởng vào AWS để phát triển cơ sở hạ tầng, trở nên linh hoạt hơn và giảm chi phí.
Dưới đây là những dịch vụ chính mà Amazon Web Services cung cấp:
- Compute: Tính toán
- Storage: Lưu trữ
- Networking & Content Delivery: Phân phối mạng và nội dung
- Management Tools: Các công cụ quản lý
- Developer Tools: Các Công cụ phát triển
- Analysis: Phân tích
- Customer Engagement: Cam kết khách hàng
- Application Integration: Tích hợp ứng dụng
- Business Productivity: Năng suất nghiệp vụ
- Công nghệ thực tế ảo (AR & VR)
- Machine Learning (ML)
- Desktop & App Streaming: Ứng dụng máy tính và Streaming
Mỗi dịch vụ trên lại chia ra các dịch vụ nhỏ hơn, tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp. Một số dịch vụ nổi bật hiện nay bao gồm: Dịch vụ máy chủ đám mây (Amazon Elastic Compute Cloud – Amazon EC2), dịch vụ lưu trữ gồm dịch vụ lưu trữ đơn giản (Amazon Simple Storage Service – Amazon S3), dịch vụ lưu trữ theo dạng khối (Amazon Elastic Block Storage – Amazon EBS),…
Amazon EC2
Amazon EC2 (Amazon Elastic Compute Cloud) chính là một dịch vụ máy chủ đám mây, cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tính toán nhằm hỗ trợ việc thay đổi kích thước lưu trữ trên Amazon điện toán đám mây. Không những vậy, Amazon EC2 còn phép doanh nghiệp mở rộng quy mô tài nguyên dựa trên các nhu cầu của chúng ta một cách đơn giản và nhanh chóng. Sau đây là một số trường hợp ứng dụng phổ biến của dịch vụ máy chủ đám mây Amazon EC2:
- Lưu trữ ứng dụng web (web application hosting): Amazon EC2 cho phép doanh nghiệp lưu trữ các ứng dụng web trên cơ sở hạ tầng với khả năng mở rộng linh hoạt. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xử lý các mức lưu lượng truy cập khác nhau thông qua những phiên bản tương ứng cùng khả năng thay đổi quy mô một cách tự động của Amazon EC2.
- Xử lý hàng loạt (batch processing): Amazon EC2 chính là một giải pháp lý tưởng giúp doanh nghiệp thực hiện các tác vụ xử lý hàng loạt, chẳng hạn như phân tích, truy xuất hoặc chuyển mã dữ liệu. Doanh nghiệp cũng có thể khởi chạy các phiên bản dịch vụ, xử lý khối lượng công việc và sau đó, nhanh chóng chấm dứt hoạt động của phiên bản nếu cần.
- Machine Learning: Dịch vụ Amazon EC2 cung cấp cho doanh nghiệp các tính năng Machine Learning được tích hợp liền mạch với hệ thống quản lý của Amazon EC2. Nhờ công nghệ hiện đại được tích hợp sẵn này, doanh nghiệp có thể thiết lập để hệ thống tự động tiếp nhận, nghiên cứu các dữ liệu nhằm ứng dụng và xử lý phù hợp cho nhiều tình huống công việc khác nhau.
Amazon S3
Amazon S3 (Amazon Simple Storage Service) chính là dịch vụ lưu trữ đơn giản và có khả năng mở rộng, tùy chỉnh cao do AWS cung cấp. Tính đơn giản, tiện dụng cùng mức độ an toàn và đáng tin cậy trong lưu trữ của Amazon S3 giúp dịch vụ này trở thành một công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện nay. Sau đây là một số trường hợp ứng dụng phổ biến của dịch vụ lưu trữ đơn giản Amazon S3:
- Sao lưu và lưu trữ dữ liệu (data backup and storage): Amazon S3 cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp lưu trữ an toàn và bền bỉ nhằm sao lưu hiệu quả các dữ liệu quan trọng trên hệ thống. Kiến trúc dự phòng của Amazon S3 luôn đảm bảo độ bền cùng tính sẵn sàng cao của dữ liệu cho doanh nghiệp.
- Lưu trữ trang web tĩnh (static website hosting): Với Amazon S3, doanh nghiệp có thể lưu trữ các trang web tĩnh một cách đơn giản và dễ dàng. Dịch vụ này cung cấp những giải pháp lưu trữ có khả năng mở rộng và tiết kiệm tối ưu chi phí cho doanh nghiệp thông qua việc định cấu hình nhóm dưới dạng một trang web tĩnh.
- Lưu trữ dữ liệu (data archiving): Amazon S3 mang đến cho doanh nghiệp khả năng lưu trữ dữ liệu cực kỳ hiệu quả và đảm bảo tiết kiệm tối ưu chi phí. Bằng cách sử dụng các chính sách về vòng đời lưu trữ, doanh nghiệp có thể chuyển đổi dữ liệu một cách liền mạch sang những tầng lưu trữ với mức chi phí thấp hơn hiện tại rất nhiều.
Amazon EBS
Amazon EBS (Amazon Elastic Block Store) chính là dịch vụ lưu trữ theo dạng khối (block storage) của Amazon Web Services với mức hiệu suất cao, có khả năng mở rộng linh hoạt và dễ dàng triển khai trong doanh nghiệp. Không giống với dịch vụ Amazon S3 đã đề cập ở phần trước đó, Amazon EBS chỉ hỗ trợ doanh nghiệp một khối lượng lưu trữ nhất định và chúng sẽ được kết nối theo hướng trực tiếp với dịch vụ Amazon EC2. Sau đây là một số trường hợp ứng dụng phổ biến của dịch vụ lưu trữ theo dạng khối Amazon EBS:
- Khả năng mã hóa dữ liệu (data encryption capabilities): Amazon EBS hỗ trợ khả năng mã hóa dữ liệu cho doanh nghiệp. Lúc này, một khóa chính mặc định default master key sẽ được hệ thống tự động thiết lập khi doanh nghiệp khởi tạo nên các EBS volume được mã hóa ngay trong lần đầu tiên.
- Chụp và ghi nhanh bản sao dữ liệu (Snapshot tool): Snapshot trong Amazon EBS là một tệp backup của EBS volume bất kỳ, khi doanh nghiệp tiến hành chụp và ghi nhanh bản sao dữ liệu. Bản sao dữ liệu này sẽ sau khi ghi sẽ được tự động đưa lên hệ thống của Amazon S3.
- Khả năng thay đổi vị trí địa lý (change geographical location): Amazon EBS có khả năng thay đổi vị trí địa lý. Doanh nghiệp rất dễ dàng trong việc nhân bản các file chụp và ghi nhanh những bản sao của các dữ liệu đến nhiều vị trí, đồng thời, tiến hành thiết lập các tài nguyên và dữ liệu tại những vị trí khác nhau.
Amazon RDS
Amazon RDS (Amazon Relational Database Service) giúp doanh nghiệp đơn giản hóa hoạt động quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ thông qua phương pháp tự động hóa các tác vụ quản trị. Dịch vụ này cung cấp các tính năng hỗ trợ cho những công cụ về cơ sở dữ liệu khác nhau, nhất là tăng mức độ linh hoạt và khả năng thích ứng. Sau đây là một số trường hợp ứng dụng phổ biến của dịch vụ tự động hóa các tác vụ quản trị Amazon RDS:
- Quản lý cơ sở dữ liệu (database management): Amazon RDS hỗ trợ doanh nghiệp hợp lý hóa các quy trình triển khai, vận hành và mở rộng quy mô hoạt động của cơ sở dữ liệu các mối quan hệ. Tính năng này cũng cho phép doanh nghiệp tập trung mạnh mẽ vào việc phát triển ứng dụng hơn là quản lý cơ sở dữ liệu.
- Kho lưu trữ dữ liệu (data warehousing): Amazon RDS mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp đáng tin cậy khả năng mở rộng linh hoạt cho việc lưu trữ dữ liệu trong một kho lưu trữ. Doanh nghiệp cũng được hỗ trợ đầy đủ trong hoạt động phân tích kết quả của các hiệu suất ở mức cao và có khả năng tích hợp cực kỳ dễ dàng với những dịch vụ Amazon Web Services khác.
- Khắc phục các gián đoạn (Disaster recovery): Với Amazon RDS, doanh nghiệp có thể thiết lập sẵn các phương pháp khắc phục khủng hoảng gây nên sự gián đoạn cho cơ sở dữ liệu của mình một cách hiệu quả. Thông qua việc ứng dụng triển khai Multi-AZ và khả năng sao lưu tự động, doanh nghiệp có thể đảm bảo tính liên tục về dữ liệu cũng như hoạt động kinh doanh.
Amazon Lambda
Amazon Lambda là một dịch vụ điện toán phi máy chủ mà tại đó, doanh nghiệp có thể cho chạy các code lập trình của mình mà không cần máy chủ phải cung cấp hay quản lý chúng. Dịch vụ này mang đến cho doanh nghiệp một phương pháp tiếp cận với khả năng mở rộng cao và tiết kiệm tối ưu chi phí nhằm tiến hành quá trình chạy các code. Sau đây là một số trường hợp ứng dụng phổ biến của dịch vụ điện toán phi máy chủ Amazon Lambda:
- Điện toán phi máy chủ (serverless computing): Amazon Lambda cho phép doanh nghiệp tập trung vào việc lập trình code cho hệ thống mà không cần phải lo lắng quá nhiều về việc quản lý máy chủ. Dịch vụ này sẽ tự động chia tỷ lệ ứng dụng của doanh nghiệp dựa trên các yêu cầu được gửi đến và tiến hành quá trình tự quản lý.
- Xử lý các tệp theo thời gian thực (real-time file processing): Với Amazon Lambda, doanh nghiệp có thể xử lý các tệp theo đúng thời gian khi chúng đang được tải lên Amazon S3 hoặc các dịch vụ Amazon Web Services khác. Điều này cực kỳ hữu ích, nhất là đối với các tác vụ như thay đổi kích thước hình ảnh hoặc chuyển đổi dữ liệu.
- Xử lý dữ liệu IoT (IoT data processing): Amazon Lambda có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xử lý các dữ liệu do thiết bị IoT tạo ra. Ứng dụng này cũng cho phép hệ thống của doanh nghiệp tiếp thu, chuyển đổi và phân tích khối lượng lớn dữ liệu IoT theo đúng thời gian thực.
Amazon DynamoDB
Amazon DynamoDB là dịch vụ cơ sở dữ liệu NoSQL được quản lý toàn phần, cung cấp cho doanh nghiệp mức hiệu suất nhanh chóng và có khả năng dự đoán được. Dịch vụ này được thiết kế để xử lý khối lượng công việc có độ trễ thấp và quy mô cao. Sau đây là một số trường hợp ứng dụng phổ biến của dịch vụ cơ sở dữ liệu NoSQL Amazon DynamoDB:
- Quản lý cơ sở dữ liệu NoSQL (NoSQL database management): Amazon DynamoDB cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp linh hoạt và có khả năng mở rộng ở mức độ cao nhằm quản lý hiệu quả cơ sở dữ liệu NoSQL. Chúng ta cũng có thể dựa vào dịch vụ Amazon DynamoDB để dễ dàng xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ với độ trễ thấp.
- Ứng dụng di động và ứng dụng web (mobile and web applications): Amazon DynamoDB cực kỳ phù hợp cho các ứng dụng web và ứng dụng di động thực hiện các yêu cầu truy cập dữ liệu và phản hồi nhanh chóng. Khả năng tự động mở rộng quy mô của ứng dụng này đảm bảo một mức hiệu suất ổn định cho hệ thống hoạt động ngay cả khi cơ sở người dùng ngày càng tăng cao.
- Ứng dụng trò chơi (gaming applications): Hiện này, rất nhiều ứng dụng trò chơi đang dựa vào dịch vụ Amazon DynamoDB để lưu trữ và truy xuất các dữ liệu của người chơi, quản lý những bảng xếp hạng và hỗ trợ các hoạt động tương tác theo đúng thời gian thực.
Amazon Redshift
Amazon Redshift là dịch vụ lưu trữ dữ liệu với khả năng phân tích nhanh chóng và có thể dễ dàng mở rộng cho doanh nghiệp. Dịch vụ này còn cho phép doanh nghiệp phân tích khối lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả và đáp ứng yêu cầu tối ưu ở khía cạnh chi phí. Sau đây là một số trường hợp ứng dụng phổ biến của dịch vụ lưu trữ dữ liệu với khả năng phân tích và mở rộng linh hoạt Amazon Redshift:
- Kho lưu trữ dữ liệu (data warehousing): Amazon Redshift được tối ưu hóa nhằm đáp ứng được khối lượng công việc xử lý phân tích trực tuyến (OLAP). Dịch vụ này cũng cho phép các doanh nghiệp phân tích khối lượng lớn dữ liệu và tổng hợp insights một cách chuyên sâu nhằm hỗ trợ các chiến lược khách hàng về sau một cách hiệu quả.
- Business Intelligence (BI): Amazon Redshift tích hợp một cách liền mạch với các công cụ Business Intelligence phổ biến hiện nay. Chính vì vậy, ứng dụng này cực kỳ phù hợp với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm kiếm phương thức thu thập thông tin theo hướng chi tiết từ các dữ liệu của họ.
- Phân tích bảng tổng hợp đo lường các yếu tố (log analysis): Khả năng lưu trữ theo cột và tiến hành hoạt động truy vấn song song của Amazon Redshift khiến dịch vụ này cực kỳ phù hợp khi doanh nghiệp muốn phân tích bảng tổng hợp đo lường các yếu tố của hệ thống. Doanh nghiệp có thể phân tích các bảng tổng hợp được tạo nên từ nhiều hệ thống khác nhau để từ đó, tổng hợp được những insights có giá trị ứng dụng cao với khách hàng.
Amazon SNS
Amazon SNS (Amazon Simple Notification Service) là một dịch vụ nhắn tin không đồng bộ (hay pub/sub messaging) được hệ thống quản lý hoàn toàn. Dịch vụ này cho phép doanh nghiệp gửi các thông báo đến người đã đăng ký hoặc đến những hệ thống phân tán khác. Amazon SNS luôn đảm bảo tính linh hoạt trong quy trình và rất dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác. Sau đây là một số trường hợp ứng dụng phổ biến của dịch vụ nhắn tin không đồng bộ pub/sub messaging Amazon SNS:
- Các thông báo đẩy trên thiết bị di động (mobile push notifications): Amazon SNS cho phép doanh nghiệp gửi những thông báo đẩy khác nhau đến các thiết bị di động của người dùng. Dịch vụ này hỗ trợ thông báo đẩy trên nhiều nền tảng, bao gồm iOS, Android và Kindle Fire.
- Thông báo qua email (email notifications): Amazon SNS còn cho phép doanh nghiệp gửi thông báo qua email đến các đối tượng người dùng hoặc đến những hệ thống khác nhau. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi các tin cảnh báo, thông báo hoặc gửi báo cáo qua email.
- Giám sát ứng dụng (application monitoring): Bằng cách tích hợp Amazon SNS với các công cụ giám sát, doanh nghiệp có thể nhận được những cảnh báo và thông báo về tình trạng cũng như mức hiệu suất sử dụng trong các ứng dụng của mình.
Amazon CloudFormation
AWS CloudFormation cung cấp cho doanh nghiệp một phương pháp khai báo nhằm xác định, triển khai và quản lý cơ sở hạ tầng dưới dạng mã (IaC). Dịch vụ này cũng cho phép doanh nghiệp tự động hóa hoạt động cung cấp và cấu hình các tài nguyên. Sau đây là một số trường hợp ứng dụng phổ biến của dịch vụ quản lý cơ sở hạ tầng dưới dạng mã Amazon CloudFormation:
- Tự động hóa triển khai cơ sở hạ tầng (infrastructure deployment automation): Amazon CloudFormation cho phép doanh nghiệp xác định IaC của chúng ta là gì và tự động hóa quy trình triển khai chúng. Doanh nghiệp có thể đảm bảo được tính nhất quán và giảm tối đa các nguy cơ xảy ra những lỗi sai khi tiến hành theo phương pháp thủ công.
- Quản lý các ngăn phân chia ứng dụng (application stack management): Với Amazon CloudFormation, doanh nghiệp có thể xác định và quản lý các ngăn phân chia ứng dụng phức tạp với đa dạng tài nguyên AWS chứa trong đó. Điều này sẽ giúp chúng ta đơn giản hóa được quy trình triển khai và quản lý các ứng dụng.
- Cơ sở hạ tầng dưới dạng mã (IaC – Infrastructure as Code): Amazon CloudFormation cho phép các doanh nghiệp xem xét cơ sở hạ tầng của họ dưới dạng code nhằm dễ dàng kiểm soát các phiên bản, hoạt động thử nghiệm và triển khai lặp lại các quy trình.
Amazon ECS
Amazon ECS (Amazon Elastic Container Service) là dịch vụ điều phối bộ chứa được quản lý toàn phần, cho phép doanh nghiệp triển khai và mở rộng quy mô các ứng dụng trong bộ chứa một cách nhanh chóng. Dịch vụ này giúp doanh nghiệp đơn giản hóa việc quản lý các khoảng chứa dữ liệu trong một môi trường có khả năng mở rộng cao. Sau đây là một số trường hợp ứng dụng phổ biến của dịch vụ điều phối bộ chứa được quản lý toàn phần Amazon ECS:
- Triển khai ứng dụng trong bộ chứa (containerized application deployment): Amazon ECS giúp doanh nghiệp đơn giản hóa việc triển khai các ứng dụng trong bộ chứa. Dịch vụ này còn cung cấp cơ sở hạ tầng được quản lý và có khả năng mở rộng, giúp doanh nghiệp vận hành các bộ chứa mà không cần quản lý dạng cụm theo phương pháp thủ công.
- Kiến trúc vi dịch vụ (microservices architecture): Amazon ECS cực kỳ phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu triển khai dạng kiến trúc vi dịch vụ. Doanh nghiệp có thể dễ dàng chia nhỏ ứng dụng của họ thành những dịch vụ nhỏ hơn và những dịch vụ nhỏ hơn này đều có khả năng triển khai một cách độc lập.
- Triển khai đám mây kết hợp (hybrid cloud deployments): Amazon ECS hỗ trợ doanh nghiệp triển khai đám mây kết hợp hybrid cloud. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể chạy các bộ chứa trên cơ sở hạ tầng tại chỗ và trên AWS một cách liền mạch.
Amazon IoT
Amazon IoT (Amazon Internet of Things) cung cấp cho doanh nghiệp một bộ dịch vụ được quản lý nhằm hỗ trợ xây dựng và kiểm soát các ứng dụng IoT. Đồng thời, doanh nghiệp cũng được cung cấp các giải pháp an toàn và có khả năng mở rộng để tiến hành những hoạt động kết nối, quản trị, phân tích dữ liệu lẫn thiết bị IoT. Sau đây là một số trường hợp ứng dụng phổ biến của dịch vụ xây dựng và kiểm soát các ứng dụng AWS IoT:
- Tự động hóa nhà thông minh (intelligent home automation): Amazon IoT cho phép các doanh nghiệp xây dựng các giải pháp tự động hóa nhà thông minh. Ngoài ra, Amazon IoT còn cho phép các thiết bị được kết nối an toàn, khả năng trao đổi dữ liệu và phản hồi các sự kiện theo đúng thời gian thực.
- Ứng dụng IoT công nghiệp (industrial IoT applications): Amazon IoT cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp mạnh mẽ, ứng dụng cực kỳ hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp. Dịch vụ này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát theo đúng thời gian thực, bảo trì, dự báo và quản lý các thiết bị từ xa trong môi trường công nghiệp.
- Giải pháp phương tiện được kết nối (connected vehicle solutions): Amazon IoT còn mang đến cho doanh nghiệp khả năng thiết lập các giải pháp phương tiện được kết nối. Ứng dụng cho phép cả những nhà sản xuất và người điều hành phương tiện có thể thu thập và phân tích dữ liệu được đo từ xa của phương tiện đó. Từ đó, chúng ta có thể tối ưu hóa hoạt động và nâng cao mức độ an toàn vượt bậc.
Các đặc trưng của AWS là gì?
Sau khi nắm rõ về các dịch vụ cơ bản của Amazon AWS là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu những đặc trưng của AWS là gì nhé!
Nền tảng AWS đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu sử dụng
Hơn 60 dịch vụ sẽ sẵn sàng chỉ sau một vài thao tác với AWS, từ việc lưu trữ dữ liệu đến các công cụ triển khai, thư mục để phân phối nội dung,… Các dịch vụ mới được cung cấp nhanh chóng, không cần chi phí vốn trả trước, cho phép các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm, các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như khách hàng trong khu vực nhà nước tiếp cận các khối hợp nhất cần thiết để đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu kinh doanh thay đổi.
Tính năng vô cùng chuyên sâu của AWS là gì?
Sau gần một thập kỷ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức như Pinterest, GE và MLB, Amazon Web Services cho phép khách hàng cộng tác theo cách hoàn toàn mới. Các tính năng chuyên sâu chẳng hạn như hệ thống các công cụ cơ sở dữ liệu, cấu hình máy chủ, mã hóa và công cụ dữ liệu mạnh mẽ cho phép doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình chứ không phải tập trung vào cơ sở hạ tầng bảo vệ hay hệ thống làm mát.
Nếu chưa rõ về AWS là gì hay các tính năng chuyên sâu liên quan, doanh nghiệp có thể liên hệ nhà cung cấp dịch vụ và sẽ nhanh chóng nhận được câu trả lời.
Tính bảo mật mạnh mẽ hơn nền tảng máy chủ vật lý
Tính bảo mật trong đám mây được công nhận là tốt hơn so với nền tảng máy chủ vật lý. Sự công nhận và chứng nhận bảo mật rộng rãi, mã hóa dữ liệu khi ngừng hoạt động lẫn khi chuyển tiếp, các mô đun bảo mật phần cứng và bảo mật vật lý mạnh mẽ đều góp phần tạo ra một cách quản lý cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp an toàn hơn.
Tầm nhìn sâu rộng về tuân thủ và quản lý
Kiểm soát, kiểm tra và quản lý định danh, cấu hình và cách sử dụng là một phần quan trọng trong cấu trúc hạ tầng CNTT ngày nay. Với Amazon Web Services, những tính năng này được tích hợp sẵn trong nền tảng giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về tuân thủ, quản lý và luật định của mình.
Tính năng tích hợp
Lựa chọn giữa đầu tư vào cơ sở hạ tầng như hiện tại với chuyển sang đám mây không phải là một quyết định dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chưa rõ AWS là gì và AWS có ứng dụng như thế nào cho doanh nghiệp. Các tính năng chuyên sâu, kết nối chuyên biệt, liên kết danh tính và các công cụ tích hợp cho phép doanh nghiệp chạy các ứng dụng lai trên các dịch vụ tại chỗ và đám mây, vô cùng hữu ích cho doanh nghiệp.
Mạng lưới AWS các khu vực và vị trí máy chủ trên toàn cầu
AWS lan truyền các dịch vụ của mình trên khắp thế giới và có hàng triệu khách hàng. Cơ sở hạ tầng toàn cầu của AWS đang mở rộng để khách hàng hoặc người dùng cuối cùng có khả năng nhận được kết quả với thông lượng cao hơn và độ trễ thấp hơn và cũng để đảm bảo rằng dữ liệu khách hàng vẫn còn trong không gian hoặc khu vực mong muốn mà họ chỉ định. Các khu vực AWS và các Vùng sẵn có có số lượng lớn trên toàn thế giới. Mỗi khu vực bao gồm nhiều địa điểm, được đặt tên là Vùng sẵn có. AWS có 42 Vùng sẵn có ở 16 vị trí địa lý trên toàn cầu. Những lợi ích của phạm vi địa lý rộng lớn của AWS là gì?
- Tăng tính khả dụng: Nhiều Vùng sẵn có và trung tâm dữ liệu được thiết lập ở mỗi vị trí địa lý được kết nối với chất lượng cao, nhanh, riêng tư và được kết nối bằng cáp quang. Liên kết mạnh mẽ này cho phép các ứng dụng chạy trơn tru và mượt mà.
- Dịch vụ tốt hơn: AWS cho phép doanh nghiệp tăng khả năng dự phòng và khả năng xử lý dữ liệu khi có vấn đề xảy ra bằng cách sao chép dữ liệu giữa các vị trí địa lý cho phép tốc độ truy cập cao hơn và độ trễ thấp hơn.
- Kiểm soát khu vực: Công ty nằm ở một vị trí địa lý cụ thể có quyền kiểm soát khu vực đó giúp công ty dễ dàng có được tài nguyên tốt hơn.
Kết luận
Qua bài viết này, Magenest hy vọng các doanh nghiệp đã có được cái nhìn tổng quan về dịch vụ AWS là gì, các dịch vụ cơ bản cũng như những đặc trưng của dịch vụ Amazon Web Service là gì để có thể xây dựng và thiết kế những phương pháp triển khai hiệu quả nhất cho các hoạt động kinh doanh của mình nhé!
Đặc biệt, hiện nay, Magenest chính là đối tác tư vấn của AWS, cung cấp những giải pháp đám mây, an ninh mạng, phát triển phần mềm và hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp trở nên nhanh chóng và đạt hiệu suất cao hơn. Sở hữu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật hàng đầu, Magenest chắc chắn sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thành công trong những dự án lưu trữ và điều hành cơ sở dữ liệu một cách nhanh chóng với chi phí hạ tầng công nghệ thông tin được tối ưu nhất.