Kinh doanh thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về mặt tiếp cận khách hàng, linh hoạt về địa điểm và thời gian mua sắm, tối ưu hiệu quả các nguồn lực và chi phí,… Hiểu càng rõ lợi ích bán hàng online, doanh nghiệp có thêm động lực để phát triển hình thức kinh doanh vô cùng tuyệt vời trong thời đại 4.0 này.
Trong bài viết sau, Magenest sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu chi tiết về lợi ích bán hàng online trong thời đại kinh doanh 4.0 cùng một số lưu ý dành cho doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến để doanh nghiệp có thể chuẩn bị đầy đủ hành trang trước khi chính thức bước vào lĩnh vực kinh doanh này nhé!
Mục lục
- Lợi ích bán hàng online trong thời đại kinh doanh 4.0
- Mở rộng thị trường và cơ hội tiếp xúc với người dùng
- Nguồn thông tin cho khách hàng và đối tác
- Thu hút sự quan tâm của người dùng
- Tiết kiệm tối ưu chi phí
- Tiết kiệm nguồn nhân lực
- Dễ dàng thay đổi và chỉnh sửa
- Hỗ trợ cho hoạt động bán hàng truyền thống
- Thời gian và địa điểm kinh doanh linh hoạt
- Khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế
- Dễ dàng ứng dụng các công cụ Marketing để hỗ trợ quy trình
- Một số lưu ý dành cho doanh nghiệp bán hàng online
Lợi ích bán hàng online trong thời đại kinh doanh 4.0
Đầu tiên, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về lợi ích bán hàng online trong thời đại kinh doanh 4.0 là gì nhé!
Mở rộng thị trường và cơ hội tiếp xúc với người dùng
Đầu tiên, lợi ích bán hàng online chính là mở rộng thị trường và cơ hội tiếp xúc với người dùng. Thương hiệu của doanh nghiệp sẽ không thể được người dùng nhận biết và ghi nhớ lâu dài nếu họ không tận dụng mọi cơ hội để có thể tiếp xúc và tương tác với khách hàng cũng như đối tác của mình nhằm tăng trưởng các cơ hội kinh doanh nữa. Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay, các hình thức tiếp xúc, gặp gỡ truyền thống, mời chào hàng, gửi danh thiếp,… cho khách hàng dường như không mang lại hiệu quả quảng bá thương hiệu cũng như mở rộng thị trường cho doanh nghiệp như trước đây nữa.
Tuy nhiên, khi triển khai hình thức bán hàng online, doanh nghiệp có thể dễ dàng giải quyết vấn đề mở rộng thị trường và gia tăng cơ hội tiếp xúc với người dùng một cách hiệu quả. Chúng ta sẽ tận dụng các nền tảng bán hàng trực tuyến tiềm năng để để quảng bá, giới thiệu với khách hàng về thương hiệu, sản phẩm – dịch vụ, cách thức người dùng liên hệ để được tư vấn và chốt đơn giao dịch,… Tất cả quá trình này đều có thể được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả ở mọi lúc, mọi nơi, thông qua mạng Internet, vô cùng thuận tiện cho cả doanh nghiệp lẫn người dùng.
Nguồn thông tin cho khách hàng và đối tác
Tiếp theo, lợi ích bán hàng online chính là nguồn thông tin cho khách hàng và đối tác. Đối với hình thức kinh doanh truyền thống, bên cạnh việc tiếp nhận các nguồn thông tin từ quá trình chào hàng, trao đổi danh thiếp,… thì khách hàng và đối tác sẽ được thấy được các thông tin về doanh nghiệp cùng sản phẩm – dịch vụ trên những phần quảng cáo trên báo hoặc các đoạn TVC ngắn phát trên tivi,… Tuy nhiên, điều này sẽ dễ khiến người dùng lãng quên hình ảnh của thương hiệu khi họ không có nhu cầu hoặc không thể nhanh chóng liên hệ, mua hàng ngay khi họ nảy sinh nhu cầu.
Khi triển khai hình thức kinh doanh online, mỗi khi khách hàng quan tâm và có nhu cầu xem xét, tham khảo hoặc mua sắm sản phẩm – dịch vụ, họ có thể ngay lập truy cập nền tảng bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp và tiến hành các bước tiếp theo. Đương nhiên, khách hàng luôn có thể tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp và về hàng hóa bất cứ lúc nào, bất kỳ nơi đâu mà không phải chờ đợi để TVC trên tivi phát sóng lại hoặc tìm kiếm danh thiếp, báo giấy,… rườm rà mà họ không lưu giữ.
Thu hút sự quan tâm của người dùng
Tiếp theo, lợi ích bán hàng online chính là thu hút sự quan tâm của người dùng. Nhờ khả năng truyền bá của mạng Internet, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hút người dùng đối với thương hiệu, sản phẩm – dịch vụ của mình mọi lúc mọi nơi. Thông qua những nền tảng bán hàng trực tuyến, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược Marketing tạo sự chú ý của khách hàng, chẳng hạn như các Voucher, Coupon online có thể nhập trực tiếp khi mua hàng trên website thương mại điện tử, các Email Marketing CTA khách mua hàng, những Minigame về sản phẩm – dịch vụ trên các kênh social media, những hệ thống chăm sóc khách hàng trực tuyến bất cứ lúc nào người dùng liên hệ với mình,…
Tiết kiệm tối ưu chi phí
Lợi ích của việc bán hàng online còn là tiết kiệm tối ưu chi phí cho doanh nghiệp so với hình thức kinh doanh truyền thống. Khi bán hàng online, doanh nghiệp sẽ không phải tiêu tốn chi phí thuê mặt bằng xây dựng cửa hàng vật lý, tiền trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, tiền lương trả cho đội ngũ đông đảo nhân viên bán hàng tại cửa hàng, tiền nâng cấp và bảo dưỡng cửa hàng hàng tháng,… Còn trong quá trình triển khai kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp sẽ chỉ tốn một phần rất nhỏ các chi phí so với loại hình bán hàng truyền thống bao gồm: ngân sách thuê Agency xây dựng và thiết kế website – và nếu doanh nghiệp có sẵn đội ngũ chuyên môn nội bộ thì không cần đến chi phí này, chi phí mua tên miền và mua chứng chỉ SSL (tức chứng chỉ đảm bảo tiêu chuẩn an ninh công nghệ), một khoản nhỏ chi phí duy trì website hàng tháng,…
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Zalo,… thì các khoản chi phí kinh doanh trực tuyến trên sẽ càng được tiết kiệm hơn khi chúng ta chỉ việc sở hữu một tài khoản, nguồn hàng, sau đó đăng tải đầy đủ các sản phẩm – dịch vụ và bán cho khách hàng. Nếu muốn đạt hiệu quả cao hơn thì chúng ta chỉ cần tốn thêm một khoản phí chạy Ads trên mỗi nền tảng để có thể tiếp cận được với nhiều người dùng hơn.
Tiết kiệm nguồn nhân lực
Lợi ích của bán hàng online còn là tiết kiệm nguồn nhân lực tối ưu. Nếu ở hình thức bán hàng truyền thống với cửa hàng vật lý, để quy trình vận hành hiệu quả, doanh nghiệp cần thuê đầy đủ các nhân viên bán hàng, nhân viên bảo vệ, tạp vụ,… cho hai ca sáng và chiều. Mức chi phí để duy trì nguồn nhân lực nhằm đáp ứng hiệu quả công việc này sẽ là một con số cố định. Còn với hình thức kinh doanh trực tuyến kết hợp với những công cụ và phần mềm hiện đại, doanh nghiệp không cần tốn quá nhiều nguồn nhân lực cũng như công sức duy trì luồng vận hành của quy trình bán hàng online. Đặc biệt, với vị trí nhân viên chăm sóc, tư vấn khách hàng, doanh nghiệp có thể chỉ cần một số lượng ít người hoặc có thể tận dụng các tin nhắn tự động hóa trên một số phần mềm ERP để hỗ trợ việc tương tác và giao tiếp nhanh chóng, thuận lợi.
Dễ dàng thay đổi và chỉnh sửa
Lợi ích của bán hàng online còn là khả năng dễ dàng thay đổi và chỉnh sửa. Doanh nghiệp có thể linh hoạt điều chỉnh mức giá hiển thị của sản phẩm – dịch vụ trên website bán hàng hoặc chèn thêm các hình ảnh cùng video minh họa cho mặt hàng. Nếu doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng vật lý truyền thống thì cần phải tháo bỏ tất cả mác thông tin hoặc mác giá cả đang sử dụng, in ấn mới và tiến hành dán lên lại trên toàn bộ sản phẩm.
Đặc biệt, trong các dịp lễ – Tết, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thay đổi cách trang trí, hiển thị cho cửa hàng trực tuyến của mình sao cho phù hợp nhất. Sau khi các sự kiện này kết thúc, chúng ta cũng sẽ dễ dàng khôi phục lại giao diện và xóa bỏ các khuyến mãi đính kèm mà không tốn nhiều thời gian, chi phí và công sức thực hiện.
Hỗ trợ cho hoạt động bán hàng truyền thống
Một lợi ích của bán hàng online khác chính là hỗ trợ cho hoạt động bán hàng truyền thống. Thông qua các nền tảng bán hàng trực tuyến hoặc các cửa hàng online, khách hàng sẽ nhận biết thương hiệu, ghi nhớ lâu dài và có thể trực tiếp đến mua tại các cửa hàng vật lý truyền thống khi có điều kiện thuận lợi. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng hình thức bán hàng online để lôi kéo khách hàng đến với cửa hàng truyền thống của mình nhiều hơn bằng cách: giới thiệu trên website bán hàng các khuyến mãi chỉ diễn ra tại cửa hàng, trao tặng quà Minigame trên các trang social media tại các cửa hàng,…
Thời gian và địa điểm kinh doanh linh hoạt
Lợi ích của việc bán hàng online còn là thời gian và địa điểm kinh doanh linh hoạt. Trên thực tế, nhu cầu của khách hàng không thể chỉ phát sinh trong khung giờ hành chính, do đó, hình thức bán hàng trực tuyến này sẽ luôn hiện diện suốt 24/7 giờ sẽ đáp ứng hiệu quả nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Dù là lúc giữa đêm khuya hay sáng sớm, khách hàng luôn có thể truy cập cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp để xem xét và tiến hành, xác nhận thanh toán tiền hàng thông qua các phương thức toán trực tuyến một cách nhanh chóng và dễ dàng. Không những vậy, dù người dùng có ở đâu thì cũng có thể truy cập trang mua sắm trực tuyến của doanh nghiệp mà không cần phải tốn nhiều thời gian và công sức để đến trực tiếp các cửa hàng vật lý truyền thống.
Khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế
Tiếp theo, lợi ích bán hàng online chính là khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế. Với khả năng xây dựng nên một mạng lưới phủ sóng quy mô toàn cầu, kinh doanh trực tuyến có thể diễn ra suốt 24/7 mà không khiến doanh nghiệp và người dùng phải lo ngại về vấn đề chênh lệch thời gian hoặc khoảng cách địa lý. Chính vì vậy, bán hàng online giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận và tương tác với thị trường quốc tế mạnh mẽ, dễ dàng và thuận tiện vào bất cứ lúc nào, ở bất kỳ nơi đâu.
Đặc biệt, khi doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch truyền thông mạng xã hội, tiến hành tối ưu hóa trên các công cụ tìm kiếm và triển khai chiến lược quảng cáo trả tiền hướng đến những đối tượng khách hàng quốc tế, việc phát triển kinh doanh trực tuyến xuyên biên giới sẽ ngày càng thuận lợi và đạt hiệu quả vượt bậc.
Dễ dàng ứng dụng các công cụ Marketing để hỗ trợ quy trình
Cuối cùng, lợi ích bán hàng online chính là dễ dàng ứng dụng các công cụ Marketing để hỗ trợ quy trình. Chẳng hạn, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO chính là phương pháp doanh nghiệp có thể áp dụng để thu hút thêm nhiều người tiêu dùng tiềm năng chú ý đến thương hiệu. Hoặc triển khai các công cụ phân tích nhằm phân loại các đối tượng mục tiêu sẽ giúp các kế hoạch tiếp cận đạt hiệu quả cao hơn khi quảng cáo truyền thống. Đặc biệt, mọi lịch sử mà người dùng truy cập thông qua mạng Internet đều được lưu lại và nếu biết tận dụng tối ưu, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược Marketing bám đuôi (hay Retargeting) nhằm tăng khả năng mua sắm, chốt đơn của khách hàng. Đây chính là một lợi ích bán hàng online mà dạng kinh doanh truyền thống không thể nào có được.
Một số lưu ý dành cho doanh nghiệp bán hàng online
Trong phần tiếp theo, Magenest sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu một số lưu ý khi triển khai hoạt động bán hàng online nhé!
Xác định chiến lược tổng quát và lập kế hoạch cụ thể
Lưu ý đầu tiên dành cho doanh nghiệp bán hàng online chính là phải xác định chiến lược tổng quát và lập kế hoạch cụ thể cho mình. Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn của chiến lược, sau đó, tiến hành xây dựng cụ thể từng giai đoạn cần thực hiện trong kế hoạch chi tiết cũng như và cách thức triển khai như thế nào. Từ đó đội ngũ nhân viên trong các phòng ban – bộ phận sẽ có cơ sở để triển khai và đây cũng là nền tảng để đánh giá kết quả sau khi quá trình kết thúc.
Xác định chính xác kế hoạch về vốn và chi phí
Để bán hàng online hiệu quả và đạt doanh thu, lợi nhuận cao, doanh nghiệp cần phải xác định chính xác kế hoạch về vốn và chi phí. Một số loại vốn và chi phí mà doanh nghiệp cần chú ý khi lập kế hoạch kinh doanh trực tuyến là: vốn nhập hàng, chi phí quảng bá thương hiệu (in ấn bao bì, thiết kế logo,…), chi phí lập trình và thiết kế trang web thương mại điện tử, chi phí tối ưu quảng cáo, chi phí vận chuyển,…
Đầu tư vào chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quan trọng hàng đầu dù doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh truyền thống hay bán hàng online. Nếu chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, dù kế hoạch truyền thông – quảng bá có tốt đến đâu thì khách hàng cũng sẽ thất vọng sau khi sử dụng và rời bỏ thương hiệu của chúng ta. Còn nếu sản phẩm đạt chất lượng tốt, mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, không những họ sẽ tiếp tục quay trở lại mua sắm mà còn giới thiệu, chia sẻ thêm cho nhiều người thân, bạn bè cùng biết và dùng thử.
Xác định mức giá phù hợp
Lưu ý tiếp theo dành cho doanh nghiệp bán hàng online chính là xác định mức giá phù hợp. Giá cả sản phẩm – dịch vụ cũng là một yếu tố khiến nhiều khách hàng cân nhắc trước khi chốt đơn giao dịch. Doanh nghiệp hãy cân nhắc cẩn thận đối tượng khách hàng mục tiêu của mình để xác định mức giá chính xác nhất. Chẳng hạn, nếu kinh doanh mặt hàng cao cấp dành cho tầng lớp thượng lưu, doanh nghiệp có thể đặt mức giá cao, còn nếu là sản phẩm bình dân nhắm đến đối tượng học sinh – sinh viên thì chúng ta nên thiết lập mức giá trung bình – rẻ.
Xây dựng một chiến lược Marketing bài bản
Xây dựng một chiến lược Marketing bài bản sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá, truyền thông về sản phẩm – dịch vụ đến với người dùng. Doanh nghiệp có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ Marketing để chiến lược triển khai hiệu quả hơn, chẳng hạn như Email Marketing, SEO, Google Ads, Facebook Ads,… Ngoài ra, việc lựa chọn một tên miền có ý nghĩa và liên quan đến thương hiệu cũng góp phần rất lớn vào việc lan tỏa các thông điệp truyền thông của doanh nghiệp đến người dùng.
Xây dựng đội ngũ Customer Success
Lưu ý cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng dành cho doanh nghiệp bán hàng online chính là xây dựng đội ngũ Customer Success để khách hàng thấy được doanh nghiệp thực sự xem trọng và đặt sự hài lòng của họ ở vị trí trung tâm trong quá trình kinh doanh. Đội ngũ Customer Success cần được trang bị một nền tảng kiến thức sâu sắc về sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp, song song đó là nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý, giải quyết các khó khăn, khúc mắc hoặc những đánh giá tiêu cực của khách hàng. Nếu doanh nghiệp có mục tiêu đạt được Customer Success, họ cần tập trung vào các giải pháp dài hạn đối với khách hàng chứ không phải là một quá trình chuyển đổi ngắn hạn nhanh chóng. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tận tâm của doanh nghiệp.
Về lâu dài, khi đã sở hữu một đội ngũ Customer Success chuyên nghiệp, doanh nghiệp sẽ gia tăng niềm tin của khách hàng, tạo nên sự trung thành và gắn bó dài lâu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng khuyến khích họ mua thêm nhiều sản phẩm – dịch vụ tăng thêm, bổ sung, nâng cao tỷ lệ Up-sale, Cross-sale cho mình.
Kết luận
Lợi ích bán hàng online mà doanh nghiệp nhận được là rất nhiều, chẳng hạn như tăng khả năng tiếp cận khách hàng, linh hoạt về địa điểm và thời gian mua sắm, tối ưu hiệu quả các nguồn lực và chi phí,… Hiểu về lợi ích bán hàng online, doanh nghiệp sẽ có thêm động lực để phát triển hình thức kinh doanh vô cùng tuyệt vời trong thời đại 4.0 này.
Để cập nhật nhanh những tin tức mới nhất về thị trường thương mại điện tử, bí quyết bán hàng online thành công cũng như các phương pháp quản trị doanh nghiệp và quản trị nhân sự hiệu quả, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi Magenest ngay nhé!