Với những quyết định mua hàng phù hợp, cùng chiến lược hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể. Tuy nhiên, việc quản lý một quy trình mua hàng phức tạp, lựa chọn sản phẩm đầu vào hợp lý không phải là điều dễ dàng, đặc biệt khi thực hiện một cách thủ công. Bởi vậy, doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm quản lý mua hàng phù hợp. Hiện nay, Odoo được đánh giá cao bởi hơn 5 triệu người dùng trên toàn thế giới. Với phiên bản mới, tính năng Odoo 15 Purchase chắc chắn sẽ đem lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng, giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến mua hàng của doanh nghiệp. Vậy Odoo 15 Purchase có những điểm mới gì?
Mục lục
Tạo yêu cầu báo giá (Request for Quotation – RFQ)
Trước khi mua nguyên vật liệu, doanh nghiệp sẽ gửi yêu cầu báo giá (RFQ) tới nhà cung cấp. Những nhà cung cấp này sẽ gửi báo giá có thông tin về mức giá, chi phí và các thông tin liên quan. Qua đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu với mức giá tốt nhất. Với Odoo 15 Purchase, bạn có thể dễ dàng tạo và gửi RFQ tới những nhà cung cấp. Trên dashboard của Odoo 15 Purchase, người dùng có thể quan sát và biết được tình trạng của từng RFQ cũng như số lượng của RFQ chờ gửi, đã gửi và bị trễ.
Chỉ cần điền các trường thông tin về nhà cung cấp, thời hạn đơn hàng, chi tiết thông tin đơn hàng là bạn có thể gửi RFQ thông qua email cho người bán. Thậm chí, bạn có thể in và lưu chúng lại bằng cách lựa chọn Print RFQ. Sau khi nhà cung cấp nhận báo giá và đơn hàng được xác nhận, người dùng có thể thay đổi trạng thái của yêu cầu báo giá sang Purchase Order (Đơn mua hàng).
Quản lý đơn mua hàng
Với Odoo 15 Purchase, người dùng dễ dàng quản lý và tạo mới các đơn mua hàng trong hệ thống. Những thông tin chi tiết như Ngày xác nhận (Confirmation Date), Nhà cung cấp (Vendor details), Ngày nhận (Receipt Date), Đại diện mua hàng (Purchase Representative), Chi phí (Cost) và Tình trạng hóa đơn (Billing Status) được thống kê và hiển thị ngay trên hệ thống. Hoạt động tiếp theo (Next Activity) của đơn đặt hàng cũng được cập nhật trên dashboard.
Quản lý thỏa thuận mua bán
Trong Odoo 15 Purchase, thỏa thuận mua bán được xác nhận nhanh chóng với vài thao tác đơn giản. Bạn có thể thêm thời hạn thỏa thuận (Agreement Deadline) và tài liệu nguồn (Source Document), đồng thời xem các yêu cầu báo giá ngay trong mục Purchase Agreement. Người dùng cũng có thể tạo ra những thỏa thuận mua bán. Đây cũng là cơ sở để tạo yêu cầu báo giá mới.
Kiểm soát nhà cung cấp
Lưu trữ thông tin liên hệ và thông tin chi tiết của các nhà cung cấp là điều quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Với Odoo 15 Purchase, doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu liên quan đến bên cung cấp sản phẩm, thiết lập thời gian cuộc họp với họ và nhiều tính năng khác. Trong hồ sơ các nhà cung cấp, người dùng có thể truy xuất thông tin cần thiết và lịch sử mua hàng, đơn hàng. Việc thêm thông tin nhà cung cấp cũng rất đơn giản chỉ với thao tác chọn nút “Tạo” và thêm một vài thông tin liên quan.
Quản lý hàng hóa
Với tính năng Odoo 15 Purchase, người dùng có thể tạo và lưu trữ toàn bộ thông tin hàng hóa mà công ty sở hữu, cho phép doanh nghiệp tổ chức lại và theo dõi sản phẩm một cách có hệ thống. Sử dụng Filter (lọc thông tin), sản phẩm được hiển thị theo mục đích sử dụng hàng hàng hóa như: bán được (sold), mua được (purchased), thầu phụ (subcontracted), cho thuê (rented), sử dụng làm chi phí đầu vào (expensed). Lịch sử mua bán sản phẩm sẽ được lưu trữ trong từng hồ sơ sản phẩm.
Kiểm soát thuộc tính sản phẩm
Trong vài trường hợp, sản phẩm do cùng một bên cung cấp có nhiều màu sắc, kích thước hay chất liệu khác nhau. Người dùng có thể nhóm và xem các thuộc tính sản phẩm với tính năng Odoo 15 Purchase. Từng thuộc tính sản phẩm sẽ được cụ thể hóa và phân loại, giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về chúng. Người dùng cũng tạo thêm thuộc tính mới và đặt mức độ cho từng sản phẩm.
Thiết lập báo cáo
Trong Odoo 15 Purchase, người dùng có thể tạo báo cáo phân tích về các giao dịch mua hàng. Với từng biện pháp đo lường, phân tích khác nhau mà người dùng có thể tạo ra những báo cáo riêng biệt phù hợp với từng mục đích khác nhau; hay thậm chí là những “bộ lọc” (Filter) để áp dụng và tạo nên những báo cáo chính xác.
Thiết lập cấu hình bảng giá nhà cung cấp
Bảng giá nhà cung cấp là một tính năng đặc trưng trong Odoo 15 Purchase, nơi doanh nghiệp có thể lưu và liệt kê giá sản phẩm của từng nhà cung cấp. Tính năng này cho phép người dùng so sánh sản phẩm, mức giá theo một đơn vị đo lường thống nhất; từ đó đưa ra lựa chọn hợp lý.
Kết luận
Với Odoo 15 Purchase, doanh nghiệp sẽ quản lý và kiểm soát hoạt động mua hàng hiệu quả hơn. Nhà quản lý có góc nhìn chính xác, rõ ràng từ bao quát đến chi tiết về quy trình mua hàng, đơn vị cung cấp, thỏa thuận mua hàng, so sánh sản phẩm và giá để đưa ra quyết định có lợi cho mình. Các tính năng mới của Odoo 15 Purchase sẽ đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, dễ dàng sử dụng và giải quyết nhiều vấn đề của doanh nghiệp.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về Odoo 15, hãy liên hệ ngay với Magenest. Là đối tác tin cậy của Odoo trong nhiều năm, từng hoàn thành các dự án trong nhiều lĩnh vực tại nhiều quốc gia khác nhau, Magenest đảm bảo sẽ tư vấn và đem đến cho bạn giải pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả với chi phí phải chăng và chất lượng vượt trội.