Một nhân viên bán hàng có thể tận dụng rất nhiều công cụ và các chiến lược bán hàng hiệu quả khác nhau. Một trong số đó chỉ có thể được áp dụng với một vài sản phẩm và dịch vụ ngách. Số khác chỉ có thể được áp dụng đối với những phương pháp bán hàng nhất định. Bởi vậy, không phải chiến lược bán hàng nào cũng có thể được áp dụng một cách tùy tiện. Tuy nhiên, có một vài chiến lược được áp dụng một cách rộng rãi mà bất cứ nhân viên bán hàng nào cũng có thể tận dụng và học hỏi – đây là những chiến lược “bỏ túi” đối với mọi nhân viên bán hàng.
Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 5 chiến lược bán hàng hiệu quả phổ biến nhất đối với mọi doanh nghiệp.
Mục lục
Đẩy mạnh nghiên cứu khách hàng tiềm năng
Quá trình chuẩn bị luôn là chìa khóa giúp bạn tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng. Nếu bạn muốn dẫn dắt cuộc trò chuyện khéo léo, dự đoán các phản ứng có thể xảy ra, thấu hiểu những điểm quan trọng cần được nhấn mạnh, và tránh được các chủ đề không nên nhắc tới, thì bạn cần chuẩn bị thật kỹ càng. Cách duy nhất để thực hiện những điều trên là đẩy mạnh việc nghiên cứu các khách hàng tiềm năng.
Khi bạn nắm được điểm mạnh, điểm yếu và vị trí của họ đối với doanh nghiệp, hãy nhìn nhận cách họ và đối thủ cạnh tranh tương tác với nhau như thế nào tại thời điểm hiện tại và quá khứ. Hãy tìm hiểu xem cách đối thủ cạnh tranh tận dụng nguồn lực đó và kết quả hoạt động như thế nào.
Ngoài ra, ta cũng cần tìm hiểu một cách toàn diện về khách hàng, như vậy bạn có thể xác định được những thiếu sót họ đang gặp phải. Từ đó, bạn có thể đề xuất sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp. Xem xét các vấn đề cụ thể họ đang gặp phải, bạn có thể đưa ra những lý do tại sao dịch vụ của bạn lại là giải pháp tuyệt vời cho các vấn đề đó.
Về cơ bản, chiến lược bán hàng hiệu quả này sẽ bổ trợ cho các chiến lược còn lại trong bài viết. Do vậy, nếu bạn muốn tận dụng tối đa việc tương tác với khách hàng tiềm năng, hãy dành thời gian hiểu khách hàng nhiều nhất có thể.
Xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các thách thức trong việc kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ là điều không thể tránh khỏi. Bạn sẽ thường xuyên gặp phải khó khăn trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, việc nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng có những lo lắng tương tự là điều dễ hiểu.
Bạn sẽ vấp phải những trở ngại nhất định xuyên suốt quá trình kinh doanh sản phẩm, hoặc dịch vụ của mình. Do vậy, nếu bạn muốn quá trinh kinh doanh trở nên dễ dàng nhất có thể, bạn cần hiểu và lường trước các tình huống có khả năng gây cản trở công việc kinh doanh của bạn.
Bạn không nên đợi đến khi khách hàng tiềm năng của mình phàn nàn. Thay vào đó, hãy nỗ lực đưa ra những giải pháp thích hợp cho các vấn đề của họ. Bạn có thể thực hiện điều này thông qua việc đặt ra các tình huống giả định, ứng dụng các sản phẩm, hoặc đưa ra hướng giải quyết dựa trên các tình huống thực tiễn.
Làm chủ tình huống phát sinh
Đầu tư hoạt động kinh doanh của bạn thông qua việc giao tiếp với khách hàng tiềm năng là một chiến lược hiệu quả. Nhưng nếu bạn muốn theo đuổi chiến lược này, hãy đảm bảo rằng bạn là người làm chủ tình huống. Đừng tạo cho khách hàng một suy nghĩ rằng họ sẽ không nhận được hỗ trợ của doanh nghiệp một khi đã “chốt đơn”.
Họ luôn muốn tìm kiếm một dịch vụ mà họ có thể tin tưởng. Họ muốn nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn để giải quyết các khó khăn trong quá trình kinh doanh. Nếu như bạn không phải là người làm chủ cuộc đối thoại, bạn đang hạ thấp vị trí của bản thân cũng như trong chính lĩnh vực của mình.
Hãy nhớ rằng, việc kiểm soát khác với việc thống trị. Điều này thuộc về khả năng đưa ra những chứng minh rằng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thực sự mang lại lợi ích cho khách hàng.
Hãy sử dụng những công cụ này để khiến cuộc trò chuyện trở nên tuyệt vời hơn. Đừng tập trung vào các chủ đề không liên quan mà bỏ qua việc đưa ra những thông điệp phù hợp.
Thực hiện chiến lược bán hàng hiệu quả nhờ đào sâu Insight của khách hàng
Bạn có thể dễ dàng sử dụng các thông tin mà khách hàng cung cấp nhằm mục đích kinh doanh, nhưng bạn luôn có thể khai thác nhiều hơn thế từ khách hàng. Bạn sẽ có cơ hội xác định được cả những nhu cầu mà khách hàng chưa nghĩ tới.
Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể khắc phục các vấn đề mà người mua đánh giá thấp hoặc không thể giải quyết. Nếu như có thể chạm tới những vấn đề đó, khách hàng sẽ có động lực mua hàng hơn, đồng thời giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực và phô trương được những lợi ích sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức.
Thực hiện chiến lược bán hàng hiệu quả nhờ tận dụng sự im lặng
Sự im lặng có thể khiến bạn cảm thấy khó xử, nhưng điều này không có nghĩa là nó không giúp ích cho bạn – đặc biệt trong hoạt động bán hàng. Đừng chỉ cố gắng trò chuyện với khách hàng để tránh căng thẳng mà hãy dành những khoảng “lặng” cho cả hai bên để suy nghĩ và cân nhắc.
Khoảng lặng cho phép khách hàng của bạn xem xét và hiểu rõ hơn về nhu cầu của bản thân. Hãy để họ suy nghĩ, đừng quá vội vàng và đánh đồng sự im lặng của họ với việc họ không có hứng thú với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Các khoảng lặng đặc biệt có ích sau khi bạn đưa ra cho khách hàng một câu hỏi đáng suy ngẫm, khiến khách hàng đưa ra câu trả lời dựa trên mong muốn thực sự của bản thân. Hơn nữa, các khoảng lặng cho khách hàng nhiều thời gian cân nhắc hơn khi đưa ra những nhu cầu cũng như lo lắng thật sự của họ. Vì vậy, bạn cần phải tận dụng những khoảnh khắc này.
Những chiến lược bán hàng hiệu quả mà bạn tận dụng có thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như ngành nghề, vị trí, và mức độ tương tác trực tiếp với khách hàng, cũng như các phương pháp bán hàng mà bạn ưu tiên. Dù vậy thì các chiến lược trong bài viết này cũng là những lựa chọn mà bạn nên cân nhắc.
Những chiến lược này – về mặt lý thuyết và thực tế – sẽ giúp bạn nâng cao nghiệp vụ bán hàng và tăng tỉ lệ chốt đơn.