Xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra trong thực tế, và thực sự nó đang thay đổi cách chúng ta kinh doanh. Hãy xem những ví dụ sau đây về những sáng kiến kỹ thuật số trong các lĩnh vực kinh doanh giúp xây dựng nền tảng quan hệ thân thiết hơn giữa khách hàng và doanh nghiệp cũng như hỗ trợ nhân viên ở mọi lĩnh vực như thế nào nhé.
Mục lục
- Xu hướng chuyển đổi số với nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP)
- Sử dụng điện toán đám mây và hơn thế nữa
- Chuyển đổi số tập trung cải thiện trải nghiệm khách hàng
- Tăng cường bảo mật thông tin cho người dùng và doanh nghiệp
- Xu hướng thương mại điện tử headless (Headless eCommerce)
- Chuyển đổi số với nền tảng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Xu hướng chuyển đổi số với nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP)
Dữ liệu khách hàng luôn đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong thời đại công nghệ số như hiện tại. Vì vậy, nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP – Customer Data Platform) hứa hẹn trở thành xu hướng chuyển đổi số hàng đầu mà doanh nghiệp không nên bỏ lỡ trong năm 2024.
Các nền tảng này giúp doanh nghiệp thu thập, phân loại và đánh giá từng tập khách hàng từ thông tin nhận được. Khi thông tin được ghi nhận trong hệ thống, các bộ phận trong doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập theo sự phân quyền. Các nền tảng dữ liệu khách hàng tiêu biểu có thể kể đến Adobe, SAP, Microsoft,…
Với sự phát triển của thương mại điện tử, việc gặp trực tiếp khách hàng trở nên khó khăn hơn. Với các nền tảng dữ liệu người dùng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng có được chân dung khách hàng, tìm hiểu insight và xác định hành trình mua hàng của họ.
Sử dụng điện toán đám mây và hơn thế nữa
Điện toán đám mây hẳn là một thuật ngữ quen thuộc trong vài năm vừa qua. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đã áp dụng hoặc áp dụng thành công hình thức này. Với những tính năng nổi bật, điện toán đám mây giúp doanh nghiệp có một cuộc cách mạng trong cách sử dụng nguồn lực, cách vận hành hay cách lưu trữ, truyền tải thông tin và dữ liệu.
Điện toán đám mây giải phóng doanh nghiệp khỏi những thiết bị phức tạp và cồng kềnh. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành và lưu trữ dữ liệu. Không chỉ vậy, điện toán đám mây còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả.
Tuy nhiên, công nghệ này không dừng lại ở đó. Doanh nghiệp có nhiều hơn một lựa chọn khi sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Khi nhắc đến điện toán đám mây, một xu hướng chuyển đổi số khác cần quan tâm chính là Cơ sở hạ tầng đám mây kết hợp (Hybrid Cloud).
Cơ sở hạ tầng đám mây kết hợp (Hybrid Cloud) là một xu hướng vốn được nhiều doanh nghiệp chú ý từ lâu. Hạ tầng đám mây kết hợp giúp doanh nghiệp có sự cân bằng giữa các nhu cầu cơ sở hạ tầng đám mây của họ. Các doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp hệ thống server cùng với hệ thống đám mây để phù hợp với nhu cầu vận hành của mình.
Chuyển đổi số tập trung cải thiện trải nghiệm khách hàng
Bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp cần tập trung nâng tầm trải nghiệm khách hàng giúp đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Nếu chất lượng sản phẩm tương đương hoặc sản phẩm của bạn trùng với đối thủ, vậy trải nghiệm khách hàng chính là mấu chốt giúp doanh nghiệp phát triển.
Trải nghiệm khách hàng tốt nhất là khi doanh nghiệp có thể tạo ra kết nối về mặt cảm xúc với một người mua trong quá trình mua hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần đem lại cảm xúc cho người mua trong từng bước của hành trình mua hàng. Bắt đầu từ giao diện người dùng của trang web bán hàng (UI) và tập trung nghiên cứu trải nghiệm người dùng (UX) khi xây dựng nền tảng. Hay các công nghệ giúp cá nhân hóa nội dung như gợi ý sản phẩm, gợi ý tìm kiếm hay cá nhân hóa tin nhắn cũng là những cách thức được người dùng ưa chuộng.
Để làm được điều này, ngoài thiết kế UI, UX hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) để tương tác với khách hàng nhiều hơn, nhanh chóng và hiệu quả hơn
Tăng cường bảo mật thông tin cho người dùng và doanh nghiệp
Chắc hẳn trong thời gian qua, bạn đã nghe nhiều về những vụ bê bối bảo mật thông tin người dùng của các ông lớn như Facebook,… Đây là một vấn đề nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều hậu quả lớn đối với người dùng. Và đó cũng là một trong những lí do khiến nhiều người lo sợ khi mua sắm trên các trang thương mại điện tử hay doanh nghiệp e ngại chuyển đổi số. Nhiều ngân hàng tại Việt Nam vẫn sử dụng các công nghệ truyền tải và lưu trữ bảo mật như mạng LAN vì lo ngại về tính bảo mật thông tin của các giải pháp chuyển đổi số.
Để giải quyết vấn đề này, đương nhiên vấn đề bảo mật sẽ trở thành xu hướng chuyển đổi số không chỉ trong năm 2024 mà còn trong thời gian dài sắp tới.
Xu hướng thương mại điện tử headless (Headless eCommerce)
Đây là một khái niệm khá mới mẻ trong thương mại điện tử, đặc biệt là tại Việt Nam. Tuy nhiên, lợi ích mà xu hướng chuyển đổi số này mang lại là cực kì to lớn.
Hiểu đơn giản, Headless eCommerce giúp doanh nghiệp có khả năng tách front-end khỏi phần back-end để dễ dàng tùy chỉnh trải nghiệm mua sắm. Ví dụ, bạn có thể thêm sản phẩm vào giỏ hàng hoặc có thể mua hàng ngay lập tức trên mạng xã hội thay vì truy cập và mua hàng trên website của doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu, 86% doanh nghiệp cho biết chi phí giữ chân khách hàng của họ đã tăng trong 24 tháng qua. Đây là một con số không hề nhỏ. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nhanh chóng cải thiện và tối ưu chi phí tìm kiếm khách hàng mới và chi phí giữ chân khách hàng cũ.
Thương mại điện tử Headless giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này bằng cách cũng cấp trải nghiệm mua sắm tiện lợi nhất cho khách hàng. Hơn cả trải nghiệm đa kênh, công nghệ Headless kết nối mọi thứ từ kho hàng đến mặt tiền cửa hàng và các dịch vụ trực tuyến. Nhờ vậy, các công ty có thể kinh doanh hiệu quả, tinh gọn hơn.
Chuyển đổi số với nền tảng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều bao gồm nhiều bộ phận, phòng ban. Mỗi phòng ban lại đảm nhận những vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, các phòng ban cần giao tiếp và phối hợp hiệu quả để tối ưu vận hành doanh nghiệp. Ngoài ra, lãnh đạo của doanh nghiệp cũng cần tìm cách để nắm rõ tình hình từng phòng ban, giúp cho việc hoạch định chiến lược được hiệu quả nhất.
Các phần mềm quản lý, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) sẽ xử lý các vấn đề này bằng các tính năng phân chia công việc, quản lý thời gian, hiệu suất hay đánh giá công việc. Ngoài ra, các nền tảng ERP còn cung cấp các module quản lý bán hàng, quản lý thông tin khách hàng, giúp vận hành và quản lý doanh nghiệp một cách hoàn chỉnh.
Quản lý doanh nghiệp bằng ERP sẽ thay thế cách quản lý truyền thống bằng giấy tờ, Excel hay các phần mềm chat miễn phí, giúp nâng cao năng suất, tối ưu chi phí và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cả người lao động.
Một số phần mềm ERP tiêu biểu, dễ sử dụng và được ưa chuộng là Odoo, SAP, Oracle,… Trong đó, Odoo được cho là dễ sử dụng và dễ tùy chỉnh nhất. Hiện tại, Magenest đang là đối tác hạng Bạc hàng đầu của Odoo tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp giải pháp ERP tối ưu theo nhu cầu và mô hình vận hành của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán về quản lý.
Kết luận
Chuyển đổi số rõ ràng là một xu hướng mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Tuy nhiên, đừng để lạc trong ma trận các xu hướng chuyển đổi số. Hãy chọn cho mình công nghệ và giải pháp cần thiết, phù hợp với doanh nghiệp để tối ưu hiệu quả nó mang lại. Hi vọng với 6 xu hướng chuyển đổi số, Magenest đã mang đến cho bạn hiểu biết rõ hơn về lĩnh vực này.