Amazon Web Services mang đến cho doanh nghiệp một bộ công cụ, dịch vụ cùng các phương thức triển khai với DevOps cực kỳ linh hoạt, giúp cho quá trình xây dựng và cung cấp các sản phẩm nhanh chóng, đáng tin cậy hơn rất nhiều. Hiểu DevOps là gì và sử dụng hiệu quả, doanh nghiệp sẽ đơn giản hóa được quy trình cung cấp và quản lý các cơ sở hạ tầng, triển khai những mã ứng dụng, tiến hành tự động hóa toàn bộ quá trình phát hành các phần mềm và theo dõi chặt chẽ về mặt hiệu suất của các ứng dụng cũng như những cơ sở hạ tầng của mình.
Trong bài viết này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest tìm hiểu về DevOps là gì, các lợi ích, cách thức hoạt động, những dịch vụ, bộ công cụ cũng như các phương thức triển khai DevOps hiệu quả nhất. Ngoài ra, Magenest cũng sẽ giới thiệu với doanh nghiệp quy trình thực hiện một dự án DevOps của chúng tôi diễn ra như thế nào nhé!
Mục lục
DevOps là gì?
DevOps là một phương thức tiếp cận kết hợp nhiều những triết lý văn hóa, các cách pháp thực hành cũng như những công cụ khác nhau và chúng đều mang tính biến đổi để giúp gia tăng khả năng phân phối, triển khai các ứng dụng và những dịch vụ bên trong doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
DevOps hỗ trợ những nhóm phát triển và vận hành có thể hợp tác cùng nhau, tăng cường về mặt tốc độ của quá trình phát triển các phần mềm cũng như xây dựng nên một vòng lặp có khả năng phản hồi liên tục. Nhờ vào việc thúc đẩy những quy trình hợp tác, tích hợp và tự động hóa một cách liên tục hoặc triển khai một cách liên tục (hay còn gọi là quy trình CI/CD), DevOps sẽ tăng tốc mạnh mẽ quá trình phân phối các phần mềm, giảm thiểu các lỗi phát sinh và nâng cao về năng suất tổng thể.
Các lợi ích của DevOps là gì?
Sau khi đã tìm hiểu về DevOps là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích sâu hơn về các lợi ích của DevOps là gì nhé!
Tốc độ cao
Tìm hiểu về các lợi ích của DevOps là gì, đầu tiên, chúng ta có thể thấy, đó chính là tốc độ cao. Nhờ hoạt động với tốc độ cao, DevOps sẽ giúp doanh nghiệp có thể cải tiến một cách nhanh chóng quy trình dành cho khách hàng, đảm bảo khả năng thích ứng tốt hơn với tình hình thị trường thực tế đang liên tục có sự thay đổi cũng như đạt được những kết quả vượt bậc, ấn tượng về mặt tăng trưởng kinh doanh.
Ứng dụng mô hình DevOps, các phòng ban – bộ phận đảm nhận vai trò phát triển cũng như những nhóm nghiệp vụ trong doanh nghiệp sẽ nhận được các kết quả tuyệt vời trên. Chẳng hạn: Các phương thức triển khai như phân phối liên tục và vi dịch vụ sẽ cho phép các phòng ban – bộ phận này có thể kiểm soát, làm chủ hoạt động của những dịch vụ và vận hành quá trình phát hành những bản cập nhật nhanh chóng hơn rất nhiều.
Phân phối nhanh chóng
Lợi ích nổi bật tiếp theo của DevOps chính là khả năng phân phối nhanh chóng. Mô hình DevOps sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tần suất cùng nhịp độ phát hành để họ có thể nâng cấp, cải tiến các sản phẩm nhanh hơn rất nhiều. Nhờ việc phát hành những tính năng mới cũng như nhanh chóng sửa các lỗi phát sinh, doanh nghiệp có thể đáp ứng kịp thời nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng, góp phần mạnh mẽ tạo dựng các lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ khác trên thị trường. Nhờ phân phối nhanh chóng và tích hợp một cách liên tục, chúng ta sẽ tự động hóa được cả quy trình phát hành những phần mềm của mình, từ công đoạn xây dựng cho đến các bước triển khai.
Cải thiện vấn đề cộng tác
Lợi ích khác của DevOps còn là khả năng cải thiện vấn đề cộng tác. Việc xây dựng nên những nhóm hiệu quả hơn dựa vào mô hình văn hóa của DevOps sẽ giúp làm nổi bật các giá trị về tinh thần làm chủ cũng như trách nhiệm giải trình. Thông qua đó, những nhà phát triển và các phòng ban – bộ phận nghiệp vụ có thể cộng tác một cách chặt chẽ với nhau, cùng đảm nhận nhiều trách nhiệm chung và liên kết triển khai các quy trình công việc. Nhờ đó, chúng ta sẽ giảm thiểu được tình trạng quy trình hoạt động kém hiệu quả và tiết kiệm tối đa thời thời gian. Ví dụ: Tối thiểu hóa thời gian bàn giao giữa các nhà phát triển với những phòng ban – bộ phận nghiệp vụ.
Quy mô linh hoạt
Tiếp theo, lợi ích của DevOps còn là quy mô linh hoạt của mô hình – một yếu tố giúp doanh nghiệp vận hành và quản lý các cơ sở hạ tầng cùng những quy trình phát triển theo đúng quy mô phù hợp nhất với mình. Tính nhất quán và khả năng tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp quản lý về mặt hiệu quả của các hệ thống mang tính phức tạp hoặc tính chất luôn có sử thay đổi theo mức rủi ro được tối thiểu. Chẳng hạn: Các cơ sở hạ tầng theo dạng mã sẽ giúp doanh nghiệp quản lý những môi trường kiểm thử phát triển và sản xuất theo phương thức hiệu quả hơn và có khả năng được lặp lại.
Đáng tin cậy
Đáng tin cậy là yếu tố không thể bỏ qua khi doanh nghiệp phân tích về các lợi ích của DevOps là gì. Đây là phương thức tiếp cận đảm bảo về chất lượng đối với những bản cập nhật ứng dụng cũng như các nội dung thay đổi về cơ sở hạ tầng nhằm giúp doanh nghiệp phân phối với nhịp độ nhanh chóng hơn mà vẫn có thể duy trì các trải nghiệm tuyệt vời và đáng tin cậy dành cho những đối tượng người dùng cuối.
Nhờ triển khai các phương pháp thực hành là phân phối và tích hợp liên tục cho quá trình kiểm tra, chúng ta có thể đảm bảo được mỗi thay đổi đều sẽ hoạt động an toàn, chính xác và đạt chất lượng. Ngoài ra, phương pháp thực hành theo dõi, kiểm soát và ghi lại nhật ký cũng giúp doanh nghiệp luôn nhận được đầy đủ các thông tin chi tiết về khía cạnh hiệu năng theo đúng thời gian thực.
An toàn bảo mật
Cuối cùng, lợi ích tuyệt vời của DevOps còn là đảm bảo an toàn bảo mật, phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng hơn nhưng vẫn có khả năng duy trì việc kiểm soát và đảm bảo tính tuân thủ. Doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình DevOps mà không cần phải giảm đi tính an toàn bảo mật thông qua việc ứng dụng những chính sách tuân thủ đã được tự động hóa, các công cụ có vai trò kiểm soát đã được tinh chỉnh cùng những kỹ thuật trong hoạt động quản lý cấu hình. Ví dụ: Khi doanh nghiệp triển khai các cơ sở hạ tầng cùng những chính sách theo dạng mã, chúng ta có thể xác định chính xác, rõ ràng và sau đó, tiến hành theo dõi vấn đề tuân thủ an toàn bảo mật ở quy mô phù hợp.
Cách thức hoạt động của DevOps là gì?
Trong phần này, doanh nghiệp hãy cùng Magenest phân tích chi tiết về cách thức hoạt động của DevOps là gì nhé. Bên trong mô hình DevOps, những nhóm phát triển và các phòng ban – bộ phận về nghiệp vụ sẽ không còn bị phân tách và hoạt động riêng lẻ, rời rạc nhau nữa. Trong nhiều trường hợp, cả hai nhóm này sẽ được liên kết và hợp nhất trở thành một nhóm duy nhất. Lúc này, những kỹ sư sẽ làm việc với tất cả giai đoạn trong vòng đời của các ứng dụng, từ bước đầu phát triển, kiểm thử cho đến giai đoạn triển khai, hoạt động chính thức. Ngoài ra, chúng ta sẽ phát triển hệ thống với một loạt những kỹ năng kết hợp với nhau chứ không chỉ giới hạn với một chức năng đơn lẻ nào đó.
Đối với một số mô hình DevOps, những phòng ban – bộ phận đóng vai trò đảm bảo về chất lượng và an toàn bảo mật cũng có khả năng được gắn kết một cách chặt chẽ hơn với các đội nhóm chuyên về phát triển và đảm nhận các nghiệp vụ chuyên môn trong xuyên suốt vòng đời của các ứng dụng. Khi an toàn bảo mật được đặt ở vị trí trọng tâm đối với tất cả các thành viên trong nhóm DevOps thì trong nhiều trường hợp, nhóm này sẽ được gọi là DevSecOps.
Các đội nhóm, phòng ban – bộ phận của doanh nghiệp có thể triển khai các phương pháp thực hành nhằm tự động hóa những quy trình mà trước đó vốn diễn ra một cách chậm chạp theo cách thủ công và không đạt hiệu quả. Chúng ta sẽ ứng dụng một bộ công nghệ cùng một bộ công cụ giúp cho các hoạt động vận hành và phát triển của những ứng dụng có thể diễn ra ổn định và nhanh chóng. Các công nghệ và công cụ này sẽ giúp các kỹ sư có thể hoàn thành độc lập những tác vụ như triển khai mã hoặc tiến hành cung cấp các cơ sở hạ tầng – những công việc thường cần đến sự trợ giúp rất nhiều từ các đội nhóm, phòng ban – bộ phận khác. Từ đó, chúng ta có thể đẩy nhanh hơn tốc độ làm việc của cả doanh nghiệp.
Các dịch vụ và bộ công cụ của DevOps là gì?
Sau khi hiểu về cách thức hoạt động của DevOps là gì, trong phần tiếp theo, doanh nghiệp hãy cùng Magenest nghiên cứu thêm về các dịch vụ cũng như những bộ công cụ của DevOps Engineer là gì nhé!
Tích hợp và phân phối liên tục
Tìm hiểu về các dịch vụ và bộ công cụ của DevOps là gì, chúng ta không thể bỏ qua công cụ tích hợp và phân phối liên tục dành cho các nhà phát triển Amazon Web Service – giúp doanh nghiệp có thể lưu giữ và quản lý các phiên bản của mã nguồn ứng dụng an toàn bảo mật. Chúng cũng có thể được xây dựng, kiểm thử và triển khai một cách tự động các ứng dụng của doanh nghiệp lên Amazon Web Service hoặc ở môi trường tại chỗ.
Quy trình phát hành các phần mềm với AWS CodePipeline
Dịch vụ AWS CodePipeline hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp và phân phối liên tục để có thể cập nhật các ứng dụng và những cơ sở hạ tầng được nhanh chóng, ổn định. AWS CodePipeline sẽ xây dựng, vận hành thử và triển khai các mã của doanh nghiệp mỗi khi các mã có sự thay đổi, và những vấn đề này sẽ dựa trên những mô hình xử lý phát hành do chính doanh nghiệp xác định. Nhờ đó, chúng ta sẽ phân phối một cách ổn định, nhanh chóng các tính năng và bản cập nhật.
Xây dựng và triển khai thử các mã với AWS CodeBuild
AWS CodeBuild là một dịch vụ dựng được hệ thống Amazon Web Services quản lý hoàn toàn, có nhiệm vụ biên dịch các mã nguồn, tiến hành quá trình kiểm thử và sản xuất nên những gói phần mềm có khả năng sẵn sàng triển khai.
Thông qua AWS CodeBuild, doanh nghiệp không cần phải thực hiện việc cung cấp, quản lý cũng như thay đổi về mặt quy mô các máy chủ dựng của chúng ta. Ngoài ra, AWS CodeBuild cũng thay đổi liên tục các quy mô và xử lý một cách đồng thời nhiều bản dựng khác nhau, giúp cho những bản dựng của chúng ta sẽ không phải chờ đợi bên trong hàng chờ.
Tự động hóa quy trình triển khai với AWS CodeDeploy
AWS CodeDeploy sẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa các công tác triển khai mã đến với bất cứ phiên bản nào, bao gồm những phiên bản của Amazon EC2 và những máy chủ tại chỗ. AWS CodeDeploy còn giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng và dễ dàng phát hành các tính năng mới hơn, tránh các trường hợp bị ngừng hoạt động giữa chừng trong quy trình triển khai các ứng dụng và giúp chúng ta cập nhật các ứng dụng này đơn giản hơn rất nhiều.
Những dự án CI/CD thống nhất với AWS CodeStar
Dịch vụ AWS CodeStar cho phép doanh nghiệp xây dựng, phát triển và triển khai những ứng dụng trên Amazon Web Services một cách nhanh chóng. AWS CodeStar cũng cung cấp cho chúng ta một giao diện người dùng thống nhất, hỗ trợ quá trình quản lý các hoạt động giúp phát triển phần mềm ở một vị trí diễn ra dễ dàng hơn. Nhờ có AWS CodeStar, doanh nghiệp có thể thiết lập chuỗi công cụ toàn diện nhằm phân phối một cách liên tục chỉ trong vòng vài phút, góp phần cho quá trình phát hành mã nhanh hơn.
Kiến trúc vi dịch vụ
Các dịch vụ và bộ công cụ của DevOps còn bao gồm kiến trúc vi dịch vụ giúp ứng dụng các bộ chứa cũng như điện toán phi máy chủ cho doanh nghiệp.
Nền tảng Docker cho hoạt động sản xuất với Amazon ECS
Amazon ECS (hay Amazon Elastic Container Service) là một dịch vụ quản lý các bộ chứa có hiệu suất cao, sở hữu quy mô vô cùng linh hoạt, góp phần hỗ trợ những bộ chứa Docker và cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng vận hành các ứng dụng trên một cụm phiên bản được Amazon EC2 quản lý.
Điện toán phi máy chủ với AWS Lambda
AWS Lambda cho phép doanh nghiệp triển khai các mã mà không cần phải tiến hành cung cấp hay quản lý các máy chủ. Với AWS Lambda, chúng ta có thể vận hành mà đối với hầu hết các loại ứng dụng hoặc dịch vụ backend mà không cần các hoạt động quản trị.
Lúc này, doanh nghiệp chỉ cần tải đoạn mã của chúng và AWS Lambda sẽ hỗ trợ hết tất cả các vấn đề còn lại để đảm bảo vấn đề triển khai và mở rộng các mã của chúng ta đạt được mức độ khả dụng cao.
Cơ sở hạ tầng theo dạng mã
Cơ sở hạ tầng theo dạng mã cũng là một yếu tố nổi bật khi chúng ta tìm hiểu về các dịch vụ và bộ công cụ của DevOps là gì. Doanh nghiệp có thể cung cấp, xác định cấu hình và tiến hành quản lý những tài nguyên cơ sở hạ tầng Amazon Web Services thông qua các mã và mẫu, đồng thời, giám sát và thực hiện vấn đề tuân thủ của các cơ sở hạ tầng.
Cung cấp các cơ sở hạ tầng theo mẫu với AWS CloudFormation
Dịch vụ AWS CloudFormation cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và quản lý tập hợp những tài nguyên Amazon Web Services có liên quan để từ đó, dễ dàng cung cấp và cập nhật những tài nguyên này thật trật tự và có khả năng dự đoán được. Chúng ta có thể triển khai những mẫu thí điểm của công cụ trong AWS CloudFormation hoặc tự xây dựng nên các mẫu cho riêng mình.
Quản lý cấu hình Chef với AWS OpsWorks
AWS OpsWorks là một dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý cấu hình Chef – nền tảng tự động hóa xem những cấu hình của máy chủ là các mã. AWS OpsWorks triển khai Chef để có thể tự động hóa về phương thức thiết lập cấu hình, triển khai và quản trị máy chủ tại những phiên bản của Amazon EC2 hoặc tại những môi trường điện toán tại chỗ của doanh nghiệp. AWS OpsWorks có hai tùy chọn dành cho doanh nghiệp, bao gồm AWS OpsWorks for Chef Automate và AWS OpsWorks Stacks.
Quản lý cấu hình với AWS Systems Manager
Dịch vụ AWS Systems Manager hỗ trợ doanh nghiệp tự động tiến hành việc thu thập các thông tin kiểm kê cho phần mềm, ứng dụng những bản vá dành cho hệ điều hành, thiết lập hình ảnh của hệ thống và xác định cấu hình đối với hai hệ điều hành Windows và Linux. Các khả năng này sẽ giúp doanh nghiệp có thể xác định và theo dõi chặt chẽ cấu hình của hệ thống, góp phần ngăn ngừa các vấn đề sai lệch cũng như duy trì việc tuân thủ của các phần mềm dành cho những cấu hình EC2 và cấu hình tại chỗ.
Chính sách theo dạng mã với AWS Config
AWS Config là một dịch vụ được Amazon Web Services quản lý hoàn toàn, cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin kiểm kê về tài nguyên Amazon Web Services, lịch sử của cấu hình cũng như những thông báo về sự thay đổi trong cấu hình nhằm đảm bảo an toàn bảo mật và vấn đề kiểm soát.
AWS Config Rules cho phép doanh nghiệp xây dựng nên các quy tắc kiểm tra cấu hình của những tài nguyên Amazon Web Services một cách tự động được ghi lại bởi hệ thống của dịch vụ AWS Config.
Dịch vụ giám sát và ghi nhật ký
Đây chính là các dịch vụ có nhiệm vụ giám sát và ghi nhật ký về mặt hiệu suất của các ứng dụng và những cơ sở hạ tầng sát với các khoảng thời gian thực.
Giám sát những đám mây và mạng với Amazon CloudWatch
Dịch vụ Amazon CloudWatch có vai trò giám sát những tài nguyên đám mây Amazon Web Services cũng như các ứng dụng mà doanh nghiệp triển khai trên Amazon Web Services. Chúng ta có thể tận dụng Amazon CloudWatch nhằm thu thập và theo dõi chính xác về các số liệu, những tệp nhật ký, thiết lập các cảnh báo và phản ứng một cách tự động với những thay đổi về các tài nguyên AWS.
Dò tìm các vết phân tán với AWS X-Ray
AWS X-Ray hỗ trợ doanh nghiệp phân tích và tháo gỡ các lỗi phát sinh trên những ứng dụng phân tán nằm trong môi trường sản xuất, bao gồm các ứng dụng được tạo nên bằng kiến trúc vi dịch vụ. Thông qua AWS X-Ray, doanh nghiệp có thể hiểu rõ về các ứng dụng của mình cũng như những dịch vụ cơ sở của các ứng dụng đang hoạt động diễn ra như thế nào. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định và nhanh chóng khắc phục được nguyên nhân gốc rễ của những sự cố và lỗi phát sinh về mặt hiệu suất.
Theo dõi các hoạt động và mức sử dụng kết nối API với AWS CloudTrail
AWS CloudTrail chính là một dịch vụ web có nhiệm vụ ghi lại những lệnh gọi kết nối API Amazon Web Services cho tài khoản của doanh nghiệp và gửi cho chúng ta các tệp nhật ký. Thông tin được ghi lại lúc này sẽ bao gồm: danh tính của người gọi kết nối API, thời gian của các lệnh gọi kết nối API, địa chỉ IP nguồn của người gọi kết nối API, những tham số trong yêu cầu cùng những thành phần hồi đáp được dịch vụ Amazon Web Services trả về cho chúng ta.
Cải thiện mức độ sẵn sàng của các ứng dụng với Amazon DevOps Guru
AWS DevOps Guru chính là dịch vụ được công nghệ máy học machine learning hỗ trợ, sở hữu thiết kế giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng cải thiện về mặt hiệu suất hoạt động cũng như tình trạng sẵn sàng của các ứng dụng. AWS DevOps Guru sẽ phát hiện được những hành vi bất thường bên trong các ứng dụng để từ đó, doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng xác định được các sự cố hoạt động, không để chúng ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Nền tảng dạng dịch vụ vận hành và quản lý ứng dụng web với AWS Elastic Beanstalk
Tiếp theo, tìm hiểu về các dịch vụ và bộ công cụ của DevOps là gì, chúng ta không thể bỏ qua nền tảng dạng dịch vụ vận hành và quản lý ứng dụng web với AWS Elastic Beanstalk. Dịch vụ AWS Elastic Beanstalk rất dễ dàng sử dụng trong quá trình triển khai và mở rộng những ứng dụng web cũng như các dịch vụ được lập trình thông qua Java, Python, PHP, .NET, Ruby, Node.js, Go và Docker trên các máy chủ quen thuộc và phổ biến như Nginx, Apache, Passenger và IIS.
Doanh nghiệp có thể dễ dàng tải các mã của chúng ta lên và AWS Elastic Beanstalk sẽ xử lý các công đoạn triển khai, từ việc cung cấp công suất, tiến hành cân bằng tải, thay đổi về mặt quy mô đến theo dõi và kiểm soát trạng thái các ứng dụng một cách tự động. Đồng thời, doanh nghiệp vẫn sở hữu toàn quyền kiểm soát các tài nguyên Amazon Web Services hỗ trợ các ứng dụng của chúng và có thể dễ dàng truy cập vào những tài nguyên cơ sở bất cứ lúc nào có nhu cầu.
Kiểm soát các phiên bản khi lưu trữ Git riêng với AWS CodeCommit
Cuối cùng, trong các dịch vụ và bộ công cụ của DevOps, AWS CodeCommit chính là một dịch vụ hỗ trợ việc kiểm soát nguồn được quản lý theo dạng toàn phần, giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc lưu trữ những kho Git riêng tư, đảm bảo an toàn bảo mật và sở hữu quy mô cực kỳ linh hoạt. Doanh nghiệp có thể triển khai AWS CodeCommit nhằm lưu trữ bất cứ thứ gì, từ các mã nguồn cho đến nhị phân và dịch vụ này cũng sẽ hoạt động hiệu quả, trơn tru với những công cụ Git hiện có.
Những phương thức triển khai DevOps hiệu quả nhất
Sau khi đã hiểu rõ về các dịch vụ cũng như những bộ công cụ của DevOps là gì, trong phần này, Magenest sẽ hướng dẫn doanh nghiệp các phương thức triển khai DevOps để đạt hiệu quả nhất!
Tích hợp liên tục
Tìm hiểu về các phương thức hiệu quả nhất để triển khai DevOps là gì, chúng ta không thể bỏ qua biện pháp tích hợp liên tục. Đây chính là phương thức phát triển các phần mềm mà trong đó, những nhà phát triển sẽ thường xuyên tiến hành hợp nhất các sự thay đổi về mã vào bên trong kho lưu trữ trung tâm. Tiếp đó, chúng ta sẽ vận hành các bản dựng và triển khai kiểm thử theo cách tự động. Mục tiêu chính của phương thức triển khai tích hợp liên tục này chính là tìm kiếm và khắc phục các lỗi phát sinh nhanh chóng, cải thiện chất lượng của phần mềm, đồng thời, giảm thiểu các khoảng thời gian thẩm định và phát hành chính thức những bản nâng cấp, cập nhật mới.
Phân phối liên tục
Tiếp theo, phân phối liên tục chính là một phương thức phát triển các phần mềm mà trong đó, những sự thay đổi về mã sẽ được xây dựng, kiểm thử một cách tự động và sau đó, hệ thống sẽ chuẩn bị cho quá trình sản xuất. Phương thức triển khai này được mở rộng dựa vào quá trình tích hợp một cách liên tục thông qua cách triển khai toàn bộ những sự thay đổi mã vào bên trong môi trường kiểm thử cũng như bên trong môi trường sản xuất, sau khi giai đoạn xây dựng hoàn tất. Khi việc phân phối liên tục này được hoàn thiện, những nhà phát triển sẽ luôn có được một thành phần, yếu tố lạ bên trong bản dựng sẵn sàng thực hiện và đã vượt qua được quy trình kiểm thử tiêu chuẩn hóa.
Vi dịch vụ
Vi dịch vụ cũng là một biện pháp không thể không kể đến khi doanh nghiệp nghiên cứu về các phương thức triển khai DevOps là gì. Kiến trúc dạng vi dịch vụ chính là phương pháp thiết kế nhằm giúp chúng ta xây dựng nên một ứng dụng đơn lẻ theo kiểu một tập hợp nhiều dịch vụ nhỏ khác nhau. Từng dịch vụ sẽ được vận hành bên trong một quy trình riêng biệt và giao tiếp với những dịch vụ khác nhờ vào một giao diện có cơ chế dễ dàng, gọn nhẹ, chẳng hạn như giao diện lập trình các ứng dụng API dựa vào HTTP.
Phương pháp vi dịch vụ này được xây dựng xung quanh những chức năng của doanh nghiệp và từng dịch vụ khác nhau sẽ được xác định chính xác phạm vi dành cho một mục đích riêng biệt, đơn lẻ nhất định. Doanh nghiệp có thể ứng dụng những framework hoặc các ngôn ngữ lập trình khác nhau nhằm viết các vi dịch vụ và triển khai chúng theo dạng độc lập, dưới hình thức một dịch vụ riêng biệt, đơn lẻ hoặc theo kiểu một nhóm tập hợp nhiều dịch vụ.
Cơ sở hạ tầng theo dạng mã
Tiếp theo, một phương thức triển khai hiệu quả DevOps mà chúng ta không thể bỏ qua chính là xây dựng cơ sở hạ tầng theo dạng mã. Đây chính là phương pháp thực hành mà trong đó, các cơ sở hạ tầng sẽ được hệ thống cung cấp cho doanh nghiệp và tiến hành quản lý bằng các mã cùng những công nghệ – kỹ thuật phát triển phần mềm, chẳng hạn như khả năng kiểm soát các phiên bản và việc tích hợp một cách liên tục. Mô hình được điều khiển bởi kết nối API của nền tảng đám mây sẽ cho phép các nhóm phát triển cùng những quản trị viên của hệ thống có khả năng tương tác với các cơ sở hạ tầng về khía cạnh lập trình theo đúng quy mô phù hợp, thay vì chúng ta cần phải thiết lập và tiến hành đặt cấu hình theo dạng thủ công dành cho những tài nguyên.
Lúc này, các kỹ sư có khả năng giao tiếp một cách dễ dàng và hiệu quả với các cơ sở hạ tầng thông qua những công cụ dựa trên mã cùng các thao tác với cơ sở hạ tầng dưới dạng tương tự như phương pháp mà chúng ta thao tác với các mã của ứng dụng. Do được xác định thông qua mã nên các cơ sở hạ tầng và những máy chủ này có thể được hệ thống triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng các mẫu hình đã được tiêu chuẩn hóa và được nâng cấp, cập nhật những bản vá cùng các phiên bản mới nhất hoặc chúng cũng có thể được sao chép theo phương thức có thể lặp lại.
Quản lý về mặt cấu hình
Những nhà phát triển cùng các quản trị viên của hệ thống sẽ lập trình và triển khai các mã cho việc tự động hóa linh hoạt hệ thống vận hành, cấu hình của máy chủ, những tác vụ vận hành khác nhau,… Ứng dụng mã sẽ giúp những thay đổi về mặt cấu hình có khả năng được lặp lại và có thể được tiêu chuẩn hóa. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức trong các hoạt động định cấu hình theo cách thủ công dành cho những hệ thống vận hành, các ứng dụng của hệ thống hoặc những phần mềm của máy chủ.
Các chính sách theo dạng mã
Thông qua các cơ sở hạ tầng và những cấu hình được mã hóa dưới nền tảng đám mây, doanh nghiệp có thể theo dõi, kiểm soát và tuân thủ linh hoạt theo đúng quy mô phù hợp nhất với mình. Từ đó, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong các hoạt động theo dõi, kiểm tra, thẩm định và đặt lại cấu hình đối với các cơ sở hạ tầng đã được mô tả một cách tự động bằng mã. Lúc này, doanh nghiệp có thể đơn giản hóa quá trình quản lý các vấn đề thay đổi đối với những tài nguyên và đảm bảo tiến hành các biện pháp an toàn bảo mật một cách phù hợp theo biện pháp phân tán, ví dụ: đảm bảo an toàn bảo mật các thông tin hoặc cam kết tuân thủ PCI-DSS hoặc HIPAA. Doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn do những tài nguyên không tuân thủ các cam kết này sẽ được cảnh báo một cách tự động để hệ thống kiểm soát, điều tra thêm hoặc trong nhiều trường hợp, chúng thậm chí được khôi phục tự động về tình trạng tuân thủ.
Giám sát và ghi nhật ký
Giám sát và ghi nhật ký là một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi doanh nghiệp phân tích về các phương thức triển khai cực kỳ hiệu quả của DevOps là gì. Doanh nghiệp sẽ tiến hành giám sát các số liệu và ghi lại nhật ký để xem xét chính xác mặt hiệu năng của các ứng dụng cũng như những cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng như thế nào trong quá trình người dùng cuối cùng trải nghiệm các sản phẩm – dịch vụ và hệ thống.
Thông qua quá trình giám sát, phân loại, phân tích các dữ liệu và ghi nhật ký mà các ứng dụng và cơ sở hạ tầng tạo nên, doanh nghiệp sẻ hiểu rõ được các thay đổi của hệ thống cũng như các bản cập nhật, nâng cấp mới có ảnh hưởng như thế nào đến người dùng. Từ đó, chúng ta sẽ có căn cứ làm sáng tỏ và xác định chính xác nguyên nhân gốc của vấn đề cũng như các thay đổi ngoài kế hoạch. Hiện nay, việc giám sát theo cách chủ động đang ngày càng trở nên quan trọng, nhất là khi các dịch vụ luôn hoạt động suốt 24/7 và tần suất các ứng dụng cùng cơ sở hạ tầng cần phải cập nhật, nâng cấp cũng tăng lên rất nhiều. Do đó, thiết lập những thông báo hoặc tiến hành phân tích các dữ liệu này theo đúng thời gian thực sẽ giúp các doanh nghiệp có khả năng giám sát những dịch vụ của mình ngày càng chủ động hơn.
Giao tiếp và cộng tác
Cuối cùng, phương thức triển khai DevOps hiệu quả còn là giao tiếp và cộng tác. Việc nâng cao quá trình giao tiếp và cộng tác bên trong doanh nghiệp chính là một trong các khía cạnh văn hóa mang tính trọng điểm của DevOps. Khi triển khai bộ công cụ của DevOps cũng như tự động hóa quy trình phân phối các phần mềm, chúng ta có thể xây dựng nên sự cộng tác khi kết hợp những quy trình trong công việc cũng như trách nhiệm của các phòng ban – bộ phận phát triển và nghiệp vụ với nhau trong chính các hoạt động thực tế.
Dựa vào những cơ sở này, doanh nghiệp sẽ thiết lập được những chuẩn mực bền vững về văn hóa xung quanh các vấn đề chia sẻ thông tin – dữ liệu và thúc đẩy quá trình giao tiếp nhờ vào việc triển khai các ứng dụng trò chuyện, những hệ thống có vai trò theo dõi sự cố, những dự án, các trang wiki,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể phát triển nhanh chóng việc giao tiếp giữa các nhóm phát triển, các phòng ban – bộ phận hoạt động nghiệp vụ, đội ngũ marketing, các đội nhóm bán hàng,… và giúp tất cả những phòng ban – bộ phận này có thể bám sát các mục tiêu và dự án hơn rất nhiều.
Quy trình thực hiện dự án DevOps của Magenest
Việc tái cấu trúc và đơn giản hóa toàn bộ quy trình quản lý các cơ sở hạ tầng, triển khai những ứng dụng, phát triển các phần mềm và theo dõi chặt chẽ về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp với dịch vụ AWS DevOps sẽ được các chuyên gia kỹ thuật của Magenest hỗ trợ tích hợp một cách liền mạch từ giai đoạn phát triển, vận hành đến việc thúc đẩy các quá trình phân phối các phần mềm diễn ra nhanh chóng và đáng tin cậy hơn rất nhiều.
Sau đây, doanh nghiệp hãy cùng tìm hiểu qua quy trình thực hiện dự án DevOps của Magenest diễn ra như thế nào nhé!
Xây dựng kế hoạch chiến lược
Đầu tiên, những chuyên gia kỹ thuật của Magenest sẽ hợp tác với các doanh nghiệp để xác định chính xác, rõ ràng các mục tiêu, đánh giá về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đề xuất cho doanh nghiệp một chiến lược toàn diện, ứng dụng mô hình DevOps nhằm nâng cao các trải nghiệm của người dùng và phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân phối các phần mềm. Sau đó, Magenest sẽ xác định những chỉ số KPI, xây dựng các mốc thời gian và thiết lập nên các mục tiêu ngắn hạn mà doanh nghiệp có khả năng đạt được.
Phát triển các giải pháp
Bước tiếp theo, Magenest sẽ tiến hành thiết kế giải pháp DevOps với khả năng tùy chỉnh phù hợp với từng nhu cầu và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ phân tích rõ ràng về quy trình công việc trong doanh nghiệp hiện tại, xác định những lĩnh vực cần phải cải thiện và đưa ra các đề xuất tích hợp nhiều phương thức triển khai DevOps cùng các dịch vụ Amazon Web Services. Giai đoạn này sẽ bao gồm những công việc như sau: xây dựng quy trình CI/CD, triển khai các cơ sở hạ tầng theo dạng mã (hay còn gọi là IAC) và đảm bảo những ứng dụng của doanh nghiệp sẽ sẵn sàng trên nền tảng đám mây. Magenest đặt các mục tiêu nâng cao hiệu quả, giảm thiểu lỗi và gia tăng mức độ linh hoạt tổng thể đối với các đội nhóm vận hành và phát triển trong doanh nghiệp.
Triển khai một cách toàn diện
Tiếp theo, các kỹ sư chuyên nghiệp của Magenest sẽ triển khai những biện pháp thực hành thực tế DevOps và các dịch vụ Amazon Web Services trên những cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ cấu hình tự động hóa các công cụ, thiết lập quy trình mang tính tích hợp và phân phối liên tục, đồng thời, đảm bảo việc triển khai các biện pháp an toàn bảo mật với AWS IAM (hay còn gọi là AWS Identity and Access Management). Trong toàn bộ quá trình này, doanh nghiệp và Magenest sẽ hợp tác thật chặt chẽ nhằm đảm bảo cả quá trình chuyển đổi được diễn ra suôn sẻ và có thể giải quyết hoàn tất những thách thức có khả năng phát sinh.
Hỗ trợ quá trình vận hành
Cuối cùng, Magenest còn cung cấp cho doanh nghiệp một dịch vụ theo dõi, kiểm soát, tối ưu hóa về mặt hiệu suất và có thể khắc phục các sự cố nhằm đảm bảo cho môi trường DevOps của doanh nghiệp sẽ đạt nhiều hiệu quả cao và đáng tin cậy. Dịch vụ hỗ trợ này sẽ bao gồm: quá trình ứng phó với các sự cố chủ động, mở rộng và phát triển các tài nguyên dựa trên nhu cầu, thường xuyên đánh giá nhằm kịp thời tinh chỉnh được các hoạt động của DevOps. Mục tiêu của Magenest chính là hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng và phát triển mạnh mẽ trong hệ sinh thái Amazon Web Services, đảm bảo hoạt động triển khai DevOps diễn ra linh hoạt và đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu luôn thay đổi.
Kết luận
Hiểu DevOps là gì và sử dụng hiệu quả, doanh nghiệp sẽ đơn giản hóa được quy trình cung cấp và quản lý các cơ sở hạ tầng, triển khai những mã ứng dụng, tiến hành tự động hóa toàn bộ quá trình phát hành các phần mềm và theo dõi chặt chẽ về mặt hiệu suất của các ứng dụng cũng như những cơ sở hạ tầng của chúng ta.
Doanh nghiệp muốn được tư vấn thêm về dịch vụ AWS DevOps, hãy liên hệ ngay với Magenest nhé! Hiện nay Magenest chính là đối tác của Amazon Web Services tại Việt Nam, cung cấp cho doanh nghiệp một bộ giải pháp đám mây toàn diện và hiệu quả, triển khai nhanh chóng, vận hành linh hoạt và đảm bảo tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp có thể truy cập trang thông tin tổng quan về dịch vụ DevOps của Magenest để xem thêm chi tiết nhé!